Gừng là một loại gia vị nấu ăn được sử dụng rất nhiều trong nhà bếp. Theo Đông y, gừng có thể đem ép lấy nước hoặc làm gia vị giúp tán phong hàn, tiêu đờm, giảm ho, ôn trung, cầm nôn, giải độc…

Trong gừng còn cực kỳ giàu dinh dưỡng và chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin cùng caroten nên hỗ trợ làm tăng nhu động đường tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn. Gừng cũng có vị cay, tính ấm nên có tác dụng làm ra mồ hôi, ấm trung tiêu, giảm nôn, ấm phổi, giải độc.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 1

Bên cạnh việc sử dụng làm gia vị trong món ăn, gừng còn được đem ngâm với giấm trắng để tạo thành một bài thuốc tốt cho sức khỏe.

Cách làm gừng ngâm chuẩn vị

- Thời gian chuẩn bị: 10 phút

- Thời gian nấu ăn: 10 phút

Nguyên liệu

- Gừng non: 800g

- Giấm ăn: 3 chén nhỏ

- Đường trắng: 2 chén nhỏ

- Muối thô: 1 thìa

- Nước lọc

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 2

Cách làm gừng ngâm

Bước 1: Sơ chế gừng

- Gừng mua về rửa sạch. Dùng thìa cạo bỏ lớp vỏ cùng đốm nâu còn sót lại trên củ gừng rồi rửa lại với nước. Để ráo.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 3

- Dùng dao sắc thái gừng thành từng miếng thật mỏng.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 4

Bước 2: Ướp gừng

- Cho gừng đã thái vào bát, thêm 1 thìa muối thô và trộn đều lên. Ướp khoảng 5 phút.

Bước 3: Vắt nước gừng

- Đổ phần nước ngâm gừng đi sau đó dùng tay vắt bớt phần nước thừa ra khỏi gừng.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 5

- Đặt những phần gừng đã vắt lên trên khăn giấy sạch.

Bước 4: Pha nước ngâm gừng

- Bắc chảo lên bếp rồi thêm giấm gạo, đường và 1 chút nước lọc vào đun. Lưu ý, vặn lửa nhỏ để không làm cạn hỗn hợp.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 6

- Dùng thìa khuấy thật đều cho tới khi đường tan.

- Nước giấm đường sôi lên thì tắt bếp.

Bước 5: Ngâm gừng

- Cho gừng đã sơ chế vào lọ thủy tinh rồi đổ hỗn hợp nước giấm đường vừa đun lên trên.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 7

- Đợi cho gừng nguội hoàn toàn thì bạn đậy nắp thật kín rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 8

Gừng ngâm khoảng 12 tiếng đồng hồ là có thể đem ra thường thức được rồi.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 9

Những miếng gừng vàng thơm ăn rất ngon.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 10

Mẹo làm gừng ngâm ngon

Các đầu bếp lâu năm chia sẻ, để có được một hũ gừng ngâm ngon, bạn cần nhớ kỹ 3 điểm sau:

Chọn gừng

Gừng ngâm sẽ ngon hơn nếu bạn chọn gừng non. Loại gừng già vẫn có thể đem ngâm nhưng hương vị sẽ có phần hơi nồng, cay, thành phẩm là màu vàng nhạt. Ngược lại, nếu là gừng non thì sẽ có màu hồng cực kỳ nịnh mắt.

Ngoài ra, những củ gừng già thường sẽ bị xơ, khi ăn không được mềm, ngon.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 11

Thái thật mỏng và đều

Một trong những yếu tố làm nên thành công của món gừng ngâm chính là độ mỏng của miếng gừng. Bạn có thể sử dụng máy thái chuyên nghiệp hoặc dao thật sắc để cắt được những lát gừng “mỏng như tờ giấy”.

Lát gừng mỏng, đều nhau thì khi ngâm sẽ chín đều và ngon hơn.

Bảo quản đúng cách

Gừng ngâm phải được để trong lọ có nắp kín. Khi ăn, dùng đũa gắp từng miếng gừng ra khỏi lọ. Tránh dùng đũa hoặc thìa đã qua sử dụng để lấy gừng vì như thế rất dễ làm nổi váng, gừng cũng sẽ hỏng nhanh hơn.

Bảo quản gừng ngâm trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể cất giữ chúng trong vòng 6 tháng tới 1 năm đấy.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 12

Sử dụng lọ thủy tinh

Thay vì dùng lọ nhựa, bạn nên chọn lọ làm bằng thủy tinh có nắp kim loại. Sản phẩm này sẽ giúp món ngâm ngon và đảm bảo an toàn.

Lưu ý, lọ thủy tinh phải có nắp đậy. Nên tiệt trùng lọ trước khi sử dụng.

Gừng ngâm chua ăn với gì?

Món gừng ngâm có vị hơi chua chua, cay cay, thơm nồng cực kỳ đặc trưng. Đây là món ăn kèm khá hay ho mà bạn nhất định phải bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình.

Vậy gừng ngâm chua ăn với gì ngon?

Sushi và sashimi

Gừng ngâm xuất hiện trong các món sống như sushi và sashimi. Chúng thường được kết hợp thêm với mù tạt - wasabi như một loại gia vị để tăng thêm vị ngon cho món ăn.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 13

Nước sốt trộn salad

Thêm một chút gừng ngâm thái hạt lựu vào sẽ giúp món nước sốt salad trở nên cay nồng, ngon và tạo điểm nhấn hơn rất nhiều.

Các món xào

Khi xào thịt, rau, hải sản, bạn hoàn toàn có thể thêm gừng ngâm vào. Hương vị của gừng sẽ giúp món ăn trở nên hoàn hảo hơn gấp bội đấy.

Vị chua chua, cay cay, thơm nồng của gừng ngâm sẽ làm cho bát mì của bạn hấp dẫn hơn nhiều.

Một số lợi ích của gừng ngâm với sức khỏe

Giảm cân hiệu quả

Hàm lượng calo có trong gừng ngâm là rất thấp. Ước tính, 2 thìa gừng ngâm chỉ chứa khoảng 20 calo. Ngoài ra, vì gừng có hương vị cay nồng đặc trưng nên bạn cũng chỉ ăn được 1 lượng nhỏ, không làm tăng lượng calo quá nhanh.

Trong gừng ngâm lại có hàm lượng giấm cao, vì thế nó cũng có một phần tác động tích cực đến trọng lượng cơ thể của bạn.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng 1 lượng nhỏ mỗi ngày để tránh gây ra những phản ứng phụ không mong muốn nhé.

Không chứa chất béo có hại

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, gừng ngâm chua chứa 0g chất béo. Đây là một trong những điểm lợi giúp gừng ngâm được liệt kê vào danh sách các món ăn lành mạnh.

Củ chuyên dùng để rang thịt gà, đem ngâm với thứ nước này lại thành “tiên dược”, ai cũng tiếc hùi hụi vì không biết sớm hơn - 14

Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Gừng ngâm có được ướp muối nhưng hàm lượng này không quá cao. Chế độ ăn nhiều natri dễ ảnh hưởng đến huyết áp và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Là một trong những thực phẩm lên men vì thế gừng ngâm chua có chứa lượng khá lớn men vi sinh có lợi cho đường ruột. Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, gừng ngâm lên men càng lâu thì hàm lượng probiotic càng cao, càng tốt cho hệ tiêu hóa.

Kháng khuẩn, chống viêm

Người ta tìm thấy, trong gừng ngâm có tới 50 chất chống oxy hóa khác nhau, trong đó có các gingerols. Đây là hợp chất đảm nhận vai trò kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.