Mực là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao giúp cung cấp các axit béo omega-3, protein cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Đa số các loại hải sản đều chứa lượng thủy ngân nhất định và mực cũng không nằm ngoài ngoại lệ.
Mực là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao dành cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Một số thông tin cho rằng, bà bầu 3 tháng đầu và 3 tháng cuối nên kiêng ăn mực vì có thể gây sảy thai sớm hoặc sinh non. Tuy nhiên, điều này chưa được kiểm chứng.
Khoa học đã chứng minh, sự ô nhiễm môi trường cùng tình trạng sử dụng thực phẩm không an toàn quá nhiều mới có thể gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, bà bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn mực nhưng cần phải chú ý đến lượng ăn phù hợp, không nên ăn quá nhiều và liên tục.
Theo Healthline, mực là hải sản có chứa lượng thủy ngân không quá cao, giúp cung cấp khoáng chất, axit béo, omega-3, protein tốt cho cơ thể. Trên thực tế, thủy ngân có trong loại mực ống tươi khoảng 0,024 PPM (một phần triệu) thủy ngân. Theo FDA thì đây là lượng thủy ngân ít nên bà bầu có thể ăn một lượng mực phù hợp đều an toàn.
Mực tươi là thực phẩm có chứa hàm lượng thủy ngân khá thấp. (Ảnh minh họa)
Mực cũng là thực phẩm ít chất béo, giàu vitamin B12 tốt cho mẹ. Trong 100g mực tươi sẽ cung cấp khoảng 15,25g protein, là chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự hình thành tế bào cho thai nhi. Không những thế, 100g mực tươi cũng chứa khoảng 0,86mg sắt và 1,48 mg kẽm giúp thai nhi hình thành tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Do vậy, mực tươi được xem là thực phẩm an toàn cho bà bầu trong thai kỳ, tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá 150g mực tươi trong 1 tuần. Bên cạnh đó, mẹ bầu 3 tháng đầu cũng cần lựa chọn mực tươi, sơ chế sạch sẽ để khử mùi tanh – yếu tố khiến mẹ bầu bị tăng cảm giác buồn nôn.
Ngoài mực tươi thì mực khô cũng là món ăn vặt được nhiều chị em mang thai yêu thích. Theo số liệu nghiên cứu bởi các chuyên gia, mực khô là hải sản rất giàu giá trị dinh dưỡng. Trung bình khoảng 100g mực khô sẽ cung cấp khoảng 291 calo, giúp đáp ứng tốt nhu cầu năng lượng dành cho cơ thể.
Bên cạnh đó, mực khô cũng là thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo, nước, chất đường nhưng chủ yếu vẫn là hàm lượng đạm nên người ăn cũng không cần phải lo lắng về vấn đề ăn mực khô sẽ tăng cân.
Trung bình khoảng 100g mực khô sẽ cung cấp khoảng 291 calo. (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, mẹ bầu không cần phải kiêng mực khô trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ do chúng mang nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần phải lưu ý chọn loại mực khô chất lượng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bụng màu trắng, dày mình, lưng màu hồng nhạt và có những chấm đen mờ.
Bên cạnh đó, không nên nướng mực quá cháy, không nên tẩm ướp thêm gia vị hoặc chất bảo quản, ăn ngay khi vừa nướng xong. Không nên nướng mực quá khét hoặc quá cháy vì dễ sinh ra chất gây ung thư, không tốt đối với sức khỏe. Bà bầu cũng không nên quá lạm dụng mực khô, chỉ nên ăn nhiều nhất 2 lần 1 tuần.
Nhờ có hàm lượng lớn protein nên mực đáp ứng một lượng đáng kể nhu cầu protein trong thời kỳ mang thai, đây là chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh của thai nhi.
Mực cũng chứa nhiều chất sắt rất quan trọng trong thời kỳ mang thai. Sắt là chất cần thiết chính trong thời kỳ mang thai và giúp tăng nồng độ hemoglobin trong máu của mẹ và cũng đảm bảo lưu lượng máu thích hợp qua thành tử cung khi mẹ mới mang thai. Sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào hồng cầu của thai nhi.
Ăn mực sẽ giúp mẹ bầu bổ sung sắt, hỗ trợ thiếu máu hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Mực có lượng Vitamin C cao, rất quan trọng để xây dựng mức độ miễn dịch của mẹ và đảm bảo ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng không mong muốn.
Đây là một loại vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh. Vitamin B 12 là hoàn toàn quan trọng để ngăn ngừa bất kỳ dị tật bẩm sinh nào ở thai nhi và mực rất giàu thành phần dinh dưỡng này.
Mực cũng chứa một lượng lớn Vitamin A rất quan trọng cho sự phát triển nhận thức của thai nhi. Vitamin A giúp hình thành trí não của thai nhi. Vì thế, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin A thông qua việc ăn mực.
Loại hải sản tuyệt vời này cũng rất giàu kẽm, một khoáng chất khác giúp sản xuất insulin và các enzym khác ở thai nhi.
Tầm quan trọng của folate trong thai kỳ chắc chắn ai cũng biết. Axit folic rất quan trọng trong việc đảm bảo ngăn chặn các dị tật thần kinh ở thai nhi. Mực rất giàu folate hoặc axit folic nên mẹ có thêm một lý do để đưa loại hải sản này vào chế độ ăn uống khi mang thai của mình.
Bà bầu 3 tháng đầu ăn mực giúp bổ sung folate hiệu quả. (Ảnh minh họa)
- Mẹ bầu không nên ăn mực sống do mực sống có thể nhiễm khuẩn.
- Khi ăn mực tươi, hãy chọn loại mực còn tươi sống, không ăn mực đã chết ươn và có mùi. Chế biến mực bằng cách hấp hoặc xào cùng với rau củ sẽ giúp làm tăng dưỡng chất, hạn chế tối đa việc ăn mực chiên rán với quá nhiều dầu mỡ.
- Bà bầu bị dị ứng với hải sản không nên ăn mực.
- Những mẹ bầu mắc bệnh về gan mật, tim mạch, dạ dày và lá lách, bệnh ngoài da cũng nên hạn chế ăn mực vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Bà bầu 3 tháng đầu ăn mực sẽ giúp thay đổi bữa và đa dạng thực phẩm nhưng cần phải nhớ ăn với lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.