Giá vàng thế giới lúc 8h00 phút sáng nay 22/7, đang giao dịch ở mức 1.717 USD/ounce. Mức giá này đã tăng đáng kể khoảng 22,8 USD/ounce so với cùng thời điểm giao dịch này vào sáng ngày 21/7.
Thị trường giao dịch kim loại quý của thế giới trong phiên giao dịch vào hôm qua được thúc đẩy bởi đồng USD và lợi suất trái phiếu giảm. Chỉ số US Dollar Index (DXY) nhằm đo lường biến động của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác là EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF đã giảm tới 0,44% xuống còn 106,61.
Chính vì đồng USD giảm đã làm gia tăng trở lại sức hấp dẫn của vàng đối với người mua. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ rạng sáng nay 22/7 đã trượt khỏi mốc 3%. Nhờ vào việc lợi suất giảm đã khiến cho chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không mang lại lãi suất này bị sụt giảm theo.
Nguồn tiềm lực chính thúc đẩy cho thị trường kim loại quý trong phiên giao dịch rạng sáng hôm nay 22/7 đó chính là quyết định nâng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong cuộc họp ngày hôm qua 21/7. Lần đầu tiên sau 11 năm qua, ngân hàng trung ương châu Âu ECB đã quyết định tăng lãi suất chính thêm 50 điểm cơ bản nữa. Nhờ đó mà đồng Euro đã có thể phục hồi, trong khi đó đồng USD bị giảm giá và trượt mốc 107.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang dự kiến sẽ gia tăng lãi suất cơ bản lên ít nhất 75 điểm tại cuộc họp sắp tới của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào đầu tuần sau.
Chris Gaffney, chủ tịch thị trường thế giới tại Ngân hàng TIAA cho biết: “Cuộc hỗn loạn hiện tại sẽ diễn ra trong thời gian ngắn vì Fed dự kiến sẽ khá tích cực trong việc gia tăng lãi suất, từ đó đồng đô la sẽ có thể giữ lại được sức mạnh của nó. Nếu Fed báo hiệu rằng họ đã thực hiện xong các động thái tích cực thực sự, chúng ta có thể thấy một cuộc thay đổi lớn đối với giá vàng, nhưng từ giờ đến lúc đó giá vàng vẫn sẽ duy trì đà tăng như hiện nay”.
Giá vàng trong nước rạng sáng ngày hôm nay 22/7 đã quay đầu giảm mạnh với mức giảm từ 800.000 đồng/lượng đến 1.500.000 đồng/lượng. Nhờ đó, giá vàng trong nước đang giữ ở mức 63,2 triệu đồng/lượng mua vào và 65,22 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng SJC hôm nay 22/7 đã giảm 1.500.000 triệu đồng ở chiều mua vào và 1.300.000 đồng ở chiều bán ra. Nhờ đó, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang mua vào mức 63,2 triệu đồng/lượng và bán ra mức 65,22 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang có mức giá mua vào tương tự với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng, thế nhưng mức bán ra thấp hơn hai khu vực kia khoảng 20.000 đồng.
Giá vàng SJC của DOJI tại khu vực Hà Nội đã được điều chỉnh giảm 1.000.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 800.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, nhờ đó mà có mức giá lần lượt là 63 triệu đồng/lượng mua vào và 65 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, giá vàng SJC của DOJI đang niêm yết ở mức 63 triệu đồng/lượng mua vào và 65,2 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 1.000.000 đồng/lượng ở chiều mua và 800.000 đồng/lượng ở chiều bán so với cùng thời điểm trước đó.
Giá vàng Phú Quý SJC rạng sáng nay 22/7 đang ở mức giảm 900.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 1.000.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Hiện tại, giá vàng Phú Quý JSC đang ở mức 63,3 triệu đồng/lượng mua vào và 65,2 triệu đồng/lượng bán ra.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh sắp tới các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ bắt đầu gia tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Nhờ đó mà vàng sẽ gặp khó khăn khi được các nhà đầu tư lựa chọn để đầu tư so với các loại tài sản khác. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra áp lực mạnh lên thị trường vàng trong thời gian gần đây.
Trong vài tuần trở lại đây, giá vàng đã không thể giữ được trạng thái là nơi trú ẩn an toàn, bất chấp khả năng suy thoái kinh tế xảy ra. Kể từ đầu năm đến nay, giá vàng đã giảm hơn 7% khi Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed đẩy mạnh việc tăng lãi suất để đạt được mục tiêu đưa lạm phát quay về mức 2%. Từ đó đã đẩy giá đồng USD liên tiếp lập đỉnh mới và chạm tới mốc cao nhất trong vòng 2 thập kỷ vừa qua.
Hiện nay, giới đầu tư đang bắt đầu lo ngại về kịch bản Fed có thể tăng lãi suất mạnh hơn nữa, đến 100 điểm cơ bản. Điều đó sẽ đẩy giá của đồng USD còn lên cao hơn nữa và sẽ tiếp tục làm suy giảm sức hấp dẫn của vàng đối với những người tiêu dùng.
Dù vàng vẫn được xem là biện pháp phòng trừ rủi ro do lạm phát, thế nhưng lãi suất và lợi suất của trái phiếu lại đang gia tăng khiến cho chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý không sinh lãi này gia tăng. Các chuyên gia dự báo, giá vàng giao ngay sẽ có thể thử lại ở mức kháng cự 1.721 USD/ounce, và nếu giá vàng vượt qua được mức này, giá có thể tiến lên trên vùng giá 1.728-1.739 USD/ounce và tiếp tục tăng mạnh.