Bảng chiều cao mới nhất của trẻ dưới 7 tuổi đã được công bố, mẹ xem ngay con có đạt chuẩn

Thi Thi - Ngày 08/02/2023 14:28 PM (GMT+7)

Chuẩn chiều cao trẻ em mới nhất đã được công bố, mẹ xem ngay con có đạt chuẩn

Bảng chiều cao mới nhất của trẻ dưới 7 tuổi đã được công bố, mẹ xem ngay con có đạt chuẩn - 1

Hầu hết chúng ta đều biết chiều cao có ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ, nếu sở hữu chiều cao lý tưởng, trẻ sẽ có cơ hội tốt hơn trong công việc và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Vì vậy, bố mẹ nào cũng mong muốn tìm ra giải pháp phù hợp để tăng chiều cao hiệu quả cho con. 

Bảng chiều cao mới nhất của trẻ dưới 7 tuổi đã được công bố, mẹ xem ngay con có đạt chuẩn - 2

Bảng so sánh chiều cao chuẩn của trẻ dưới 7 tuổi mới nhất

Theo một báo cáo nghiên cứu trên tạp chí y khoa "The Lancet" vào năm 2020, chiều cao trung bình của nam giới 19 tuổi ở Trung Quốc đạt 175,7 cm và của nữ giới là 163,5 cm, đứng đầu ở Đông Á. Hiện tại, chiều cao trung bình của nam và nữ 19 tuổi ở Trung Quốc thậm chí còn vượt xa các nước như Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha ở Nam Âu.

Từ ngày 1 tháng 3 năm 2023, Trung Quốc sẽ thực hiện phiên bản mới của "Chuẩn mực tăng trưởng cho trẻ em dưới 7 tuổi", từ việc so sánh chiều cao của các bé trai từ 1-6 tuổi, một kết luận rõ ràng là trẻ em Trung Quốc ngày càng cao hơn.

Bảng so sánh chiều cao trung bình của nam 19 tuổi năm 2019 ở một số nước. (Ảnh Sohu)

Bảng so sánh chiều cao trung bình của nam 19 tuổi năm 2019 ở một số nước. (Ảnh Sohu)

Tỷ lệ phần trăm chiều dài/chiều cao của bé trai dưới 7 tuổi. (Ảnh Sohu)

Tỷ lệ phần trăm chiều dài/chiều cao của bé trai dưới 7 tuổi. (Ảnh Sohu)

Tỷ lệ phần trăm chiều dài/chiều cao của bé trai dưới 7 tuổi. (Ảnh Sohu)

Tỷ lệ phần trăm chiều dài/chiều cao của bé trai dưới 7 tuổi. (Ảnh Sohu)

Trong khi đó, chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam trong những năm gần đây có cải thiện nhưng vẫn thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân khiến trẻ thấp lùn rất phức tạp, cần được tư vấn và thăm khám chi tiết để đánh giá một cách toàn diện và thực hiện can thiệp, điều trị có mục tiêu.

Để có thể đánh giá chính xác hơn nguyên nhân khiến trẻ có tầm vóc thấp bé, bố mẹ nên xem xét một số khía cạnh.

Bảng chiều cao mới nhất của trẻ dưới 7 tuổi đã được công bố, mẹ xem ngay con có đạt chuẩn - 6

Những điều mẹ cần lưu ý nếu muốn cải thiện chiều cao cho trẻ

Xem xét chiều cao và sự phát triển của gia đình

Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng bố mẹ nên xem xét chiều cao chính xác của ông bà nội, ông bà ngoại, bố mẹ và trong gia đình có thành viên nào nam dưới 160 cm, nữ dưới 150 cm hay không. Độ tuổi mà người bố và người mẹ bắt đầu dậy thì. Thông tin này rất quan trọng để các chuyên gia sử dụng để đánh giá khuynh hướng di truyền đối với tầm vóc của trẻ.

Tình trạng bà mẹ mang thai

Nên kiểm tra xem người mẹ trong quá trình mang thai có hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên không, có bị nhiễm trùng, người mẹ có bị chức năng tuyến giáp bất thường, huyết áp cao và các bệnh khác hay không.

Hoàn cảnh lúc trẻ ra đời

Trẻ sinh đủ tháng, chiều dài và cân nặng khi sinh, sinh thường hay sinh mổ,...

Bố mẹ nên chú ý theo dõi chiều cao của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Bố mẹ nên chú ý theo dõi chiều cao của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Cách ăn

Cơ cấu chế độ ăn uống của trẻ như thế nào, nếu trẻ có thói quen kén ăn sẽ dễ dẫn đến thể chất kém, chậm phát triển thể chất, trí tuệ chậm phát triển.

Trẻ đã ngủ như thế nào?

Trẻ có thể ngủ lúc mấy giờ và giấc ngủ có ổn định không. Giấc ngủ là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Điều này là do trong quá trình trẻ cao lớn có một loại hormone rất quan trọng gọi là hormone tăng trưởng, và hormone này chủ yếu được tiết ra vào ban đêm, trẻ có giấc ngủ chất lượng sẽ rất tốt cho quá trình tiết hormone tăng trưởng.

Chế độ vận động

Bố mẹ nên tập thói quen ghi chép lại xem trẻ có thích thể thao và khả năng thể thao của trẻ hay không, thời gian tập, hình thức tập và cường độ tập.

Theo dõi chiều cao của trẻ

Thông thường, nên đo chiều cao của trẻ 3-6 tháng một lần, biết được tốc độ tăng trưởng của trẻ có giá trị tham khảo quan trọng để xác định nguyên nhân khiến trẻ thấp lùn.

Tiền sử bệnh mãn tính

Trẻ có tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, co giật do sốt, động kinh, dị ứng, hội chứng thận hư do dùng glucocorticoid lâu ngày hay không. 

Ngoài ra, nếu bố mẹ có sổ đo chiều cao và cân nặng của trẻ, cũng như kết quả xét nghiệm máu, chụp X-quang tuổi xương, chụp cộng hưởng từ sọ não và tuyến yên trong những năm qua thì tốt nhất nên mang theo, sẽ rất hữu ích cho các bác sĩ đánh giá chiều cao của trẻ.

Bảng chiều cao mới nhất của trẻ dưới 7 tuổi đã được công bố, mẹ xem ngay con có đạt chuẩn - 8

Vậy làm thế nào để giúp trẻ đạt được chiều cao lý tưởng?

Các chuyên gia cho rằng, bố mẹ nên chú ý tập trung vào 4 yếu tố chính là dinh dưỡng, thể thao, giấc ngủ và chế độ nghỉ ngơi để giúp trẻ cải thiện chiều cao tốt.

Ăn uống cân bằng

Trong ba năm đầu đời và xoay quanh cột mốc trẻ dậy thì, sự phát triển thể chất của trẻ xảy ra một cách vượt bậc, có thể thấy rõ qua từng tuần, từng tháng. Vì vậy, ở giai đoạn này bố mẹ nên đảm bảo bé có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Nên cho trẻ ăn đủ các dưỡng chất quan trọng bao gồm protein, carbohydrate, chất béo và vitamin, nhằm giúp cho quá trình dài ra của xương, việc bổ sung canxi cho trẻ đúng cách.

Bố mẹ cũng phải đảm bảo rằng trẻ cần tránh xa đồ ăn vặt giữa các bữa ăn để giúp sự hấp thu các chất từ bữa ăn chính là hiệu quả nhất. Thực đơn cho trẻ cần chế biến từ các thực phẩm tươi sống, tránh các thức ăn nhanh, chế biến sẵn như bánh mì kẹp thịt, đồ uống có ga và đồ chiên ngập dầu mỡ. 

Ngoài ra, vitamin D cũng giúp cơ thể con trẻ hấp thụ canxi tốt hơn từ chế độ ăn uống và giúp xây dựng, củng cố chất lượng xương. 

Nên cho trẻ ăn đủ các dưỡng chất quan trọng bao gồm protein, carbohydrate, chất béo và vitamin.

Nên cho trẻ ăn đủ các dưỡng chất quan trọng bao gồm protein, carbohydrate, chất béo và vitamin.

Thể thao, tập trung các bài tập giãn cơ

Các bài tập kéo giãn cơ thể, dù đơn giản, nhưng có tác động rất lớn đến chiều cao của trẻ. Trong thực tế, việc thực hiện các động tác kéo dài này sẽ giúp kéo dài cột sống và cũng cải thiện tư thế của trẻ mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức.

Các bài tập có thể là những động tác đơn giản tiến hành lồng ghép trong những sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ như mẹ có thể đứng trên đầu ngón chân của mình, lưng dựa vào tường để kéo căng các cơ ở chân và yêu cầu trẻ bắt chước làm theo. Một bài tập đơn giản khác là cho trẻ ngồi trên sàn với hai chân dang rộng và vươn tay chạm vào hai ngón chân bằng hai tay.

Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Sự phát triển chiều cao cũng như toàn bộ cơ thể của trẻ chịu tác động của hormone tăng trưởng GH. Hormone tăng trưởng này sẽ tiết ra nhiều nhất vào buổi đêm. Vì vậy, cần tận dụng tối đa thời gian này.

Theo nhiều nghiên cứu, trong quãng thời gian từ 10 giờ đêm tới 1 giờ sáng và từ 4 giờ sáng tới 5 h sáng, nếu em trẻ ngủ sâu sẽ có nhiều cơ chế hóa học trong não gây ra các sóng trầm tạo nên sự kích thích tăng tiết hormone tăng trưởng chiều cao.

Trẻ em dưới 5 tuổi cần đi ngủ trước 9 giờ tối. Trẻ từ 5 tới 10 tuổi, ngủ trước 9 giờ 30 tối. Trẻ từ 10 tới 16 tuổi nên ngủ trước 10 giờ đêm.

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp

Cách đi đứng, tư thế ngồi làm việc, học tập hay tư thế ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến cột sống lưng. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý sửa dáng ngồi và luôn giữ tư thế đi đúng khi học tập. Bố mẹ thường cố gắng hết sức để đảm bảo con cái có điều kiện tốt nhất để tăng chiều cao. 

Bố mẹ nên chú ý đến chế độ vận động, nghỉ ngơi, tư thế đi đứng của trẻ.

Bố mẹ nên chú ý đến chế độ vận động, nghỉ ngơi, tư thế đi đứng của trẻ.

3 bí mật báo hiệu tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh, nếu bỏ qua sẽ vô tình khiến con chậm lớn
Để chăm sóc tốt cho trẻ, bố mẹ cần phải tìm hiểu toàn bộ tình trạng của trẻ, từ đó có cách nuôi dạy đúng đắn.

Dạy con 0-6 tháng

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi