"Mẹ ơi sao mẹ lại có tóc ở dưới đó thế?" Người mẹ khéo léo trả lời dạy con dạy con biết bảo vệ bản thân

Thi Thi - Ngày 23/11/2024 15:03 PM (GMT+7)

Giáo dục giới tính cho trẻ nên được thực hiện sớm, áp dụng phương pháp phù hợp với từng độ tuổi.

Giáo dục giới tính là một vấn đề quan trọng, nhưng dễ bị bỏ qua trong một số gia đình Việt. Nhiều bậc bố mẹ cho rằng giáo dục giới tính là chủ đề “khó bàn luận”, thậm chí còn cho rằng khi lớn lên trẻ tự nhiên sẽ hiểu được.

Tuy nhiên, bỏ bê vấn đề này có thể gây ra những tác hại tiềm tàng cho sự phát triển của trẻ.

Trẻ nhỏ có bản tính tò mò, nếu bố mẹ tránh né những câu hỏi, trẻ có thể tìm kiếm câu trả lời qua những kênh không phù hợp, vô tình ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, thậm chí có thể dẫn đến nguy hiểm.

amp;#34;Mẹ ơi sao mẹ lại có tóc ở dưới đó thế?amp;#34; Người mẹ khéo léo trả lời dạy con dạy con biết bảo vệ bản thân - 1

amp;#34;Mẹ ơi sao mẹ lại có tóc ở dưới đó thế?amp;#34; Người mẹ khéo léo trả lời dạy con dạy con biết bảo vệ bản thân - 2

Con gái hỏi “Mẹ ơi, tại sao mẹ có tóc ở dưới đó?” Người mẹ thông minh với câu trả lời khéo léo 

A Chin là một bà mẹ đơn thân, một mình nuôi con gái 4 tuổi, dù cuộc sống khó khăn nhưng chị cảm thấy rất nhẹ nhõm vì con gái ngoan và hiểu chuyện.

Cô bé đang ở độ tuổi rất tò mò và hay hỏi những câu hỏi khiến người khác "dở khóc dở cười". Một buổi sáng, chị thức dậy sớm và đi vào phòng tắm. Lúc này, cô con gái đang uể oải đứng dậy, không biết mẹ đang ở trong phòng tắm, ngơ ngác mở cửa.

Chị A Chin có chút xấu hổ trước tình huống bất ngờ này và nhanh chóng mời con gái ra ngoài trước. Khi chị bước ra khỏi phòng, cô bé hồn nhiên hỏi: “Mẹ ơi, sao mẹ có tóc ở dưới đó còn con thì không?”

A Chin nhất thời không nói nên lời, nhưng rất nhanh bình tĩnh lại, quyết định không trốn tránh cũng không trả lời chiếu lệ mà kiên nhẫn giải thích: "Lớn lên con sẽ giống mẹ, bộ tóc này là để bảo vệ thân thể của chúng ta."

Hướng dẫn trẻ hiểu bộ phận cơ thể riêng tư của mình.

Hướng dẫn trẻ hiểu bộ phận cơ thể riêng tư của mình.

Sau khi nghe câu trả lời của mẹ, cô con gái gật đầu hiểu ý. Để hướng dẫn con thêm, chị A Chin nhân cơ hội này phổ biến một số kiến ​​thức giáo dục giới tính đơn giản.

Chị nhẹ nhàng nhắc nhở: “Đây là bí mật nhỏ của chúng ta, con không thể tùy tiện nói cho người khác biết, cũng không để người khác chạm vào mình.”

Theo các chuyên gia, trong tình huống trên chị A Chin đã ứng biến nhanh, khéo léo, vừa thông minh vừa ân cần, không chỉ giải đáp thắc mắc mà còn dạy cho con gái những kiến ​​thức quan trọng về an toàn một cách dễ hiểu.

Phụ huynh khác có thể tham khảo vì không chỉ tôn trọng trí tò mò, mà còn giúp trẻ hình thành quan niệm lành mạnh về cơ thể, giới tính của mình.

amp;#34;Mẹ ơi sao mẹ lại có tóc ở dưới đó thế?amp;#34; Người mẹ khéo léo trả lời dạy con dạy con biết bảo vệ bản thân - 4

Làm thế nào bố mẹ giáo dục giới tính đúng cho con?

Hướng dẫn trẻ hiểu bộ phận cơ thể riêng tư của mình

Bắt đầu từ 3 tuổi, bố mẹ nên dạy trẻ hiểu biết về các bộ phận kín trên cơ thể, sự khác biệt giữa nam và nữ thông qua các phương pháp tự nhiên.

Ví dụ, mẹ có thể sử dụng sách tranh hoặc sách giáo dục giới tính để giải thích cấu trúc cơ thể cho trẻ bằng hình ảnh sống động và từ ngữ đơn giản. Bố mẹ nên nhớ sử dụng ngôn ngữ đơn giản, khoa học để giải thích thay vì từ ngữ người lớn dùng "nói bóng gió".

Nếu trẻ hỏi "Tại sao con trai và con gái lại khác nhau?", bố mẹ có thể tham khảo câu trả lời: "Con trai và con gái có thân hình khác nhau. Đây là quy luật tự nhiên. Mọi người đều đặc biệt."

Đồng thời, bố mẹ có thể khuyến khích con đặt câu hỏi và tạo không khí giao tiếp thoải mái. Khi trẻ cảm thấy bố mẹ đáng tin cậy, sẽ sẵn sàng thảo luận về vấn đề này.

Dạy trẻ bảo vệ sự riêng tư và giữ khoảng cách với bạn khác giới.

Dạy trẻ bảo vệ sự riêng tư và giữ khoảng cách với bạn khác giới.

Dạy trẻ bảo vệ sự riêng tư

Quyền riêng tư là một phần quan trọng trong giáo dục giới tính. Đặc biệt đối với trẻ sắp vào mẫu giáo hoặc tiểu học, bố mẹ cần giúp trẻ hình thành ranh giới về quyền riêng tư.

Hãy nói cho trẻ biết những bộ phận nào là riêng tư, và nhắc nhở không ai, kể cả người quen chạm vào những bộ phận này.

Mẹ có thể dùng các tình huống cụ thể để mô phỏng, ví dụ: “Nếu ai đó muốn chạm vào bụng, con nên nói gì?” Để trẻ học cách từ chối và yêu cầu giúp đỡ.

Đồng thời, bố mẹ cũng nên dạy trẻ cách nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm và dặn con nếu cảm thấy khó chịu, sợ hãi thì phải báo kịp thời cho người thân trong gia đình hoặc giáo viên mà con tin tưởng.

Nâng cao nhận thức về giới trong các tình huống hàng ngày

Nhận thức về giới là một trong những nền tảng của giáo dục giới tính quan trọng. Trẻ có thể nhận thấy sự khác biệt về thể chất và đặt câu hỏi trong khi thay quần áo hoặc tắm. Bố mẹ nên kiên nhẫn trả lời và tránh phớt lờ sự thật bằng những lời nói dối hoặc ngôn ngữ mơ hồ.

Ví dụ sai: “Lớn lên con sẽ biết điều này.” Ví dụ đúng: “Con trai và con gái có cấu trúc cơ thể khác nhau, điều này có thể giúp chúng ta sống tốt hơn”.

Ngoài ra, bố mẹ nên chú ý bảo vệ quyền riêng tư của trẻ, như tránh thoát y nơi công cộng, chụp ảnh khỏa thân,... để tăng cường sự lưu ý của trẻ về quyền riêng tư.

Nâng cao nhận thức về giới trong các tình huống hàng ngày.

Nâng cao nhận thức về giới trong các tình huống hàng ngày.

Giáo dục giới tính đúng cách giúp trẻ hiểu rõ cơ thể mình, phát triển lòng tự trọng và ý thức về ranh giới. Khi trưởng thành, trẻ biết cách xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và luôn cảnh giác với những hành vi không phù hợp.

Giáo dục giới tính không phải là “chủ đề dành cho người lớn” mà là một phần quan trọng trong sự phát triển lành mạnh của mỗi đứa trẻ.

Bố mẹ chính là những người thầy đầu tiên trong việc giáo dục giới tính cho con, thông qua sự hướng dẫn tích cực và phương pháp giáo dục khoa học, hãy giúp trẻ hình thành quan điểm đúng đắn về giới tính và ý thức tự bảo vệ bản thân, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này.

Hãy bắt đầu giáo dục giới tính sớm cho trẻ, biến việc này thành một phần giáo dục trong gia đình bạn. Hướng dẫn trẻ bằng tình yêu thương và thấu hiểu, tạo cho trẻ an toàn và tự tin hơn trong cuộc sống.

amp;#34;Mẹ ơi sao mẹ lại có tóc ở dưới đó thế?amp;#34; Người mẹ khéo léo trả lời dạy con dạy con biết bảo vệ bản thân - 7

Trẻ hỏi: Em bé như thế nào là ngoan? người mẹ EQ cao sẽ trả lời thế này
Bố mẹ cần giải thích rõ ràng lý do tại sao trẻ cần có những hành vi, cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh. 

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời