Bố mẹ và con cái gắn kết tình cảm theo cách này, trẻ lớn lên một đời hạnh phúc

Hạ Mây - Ngày 21/02/2022 21:50 PM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý gợi ý 5 bí quyết sau đây, giúp cha mẹ tăng sự gắn kết tình cảm với con cái một cách dễ dàng hơn.

Bố mẹ và con cái gắn kết tình cảm theo cách này, trẻ lớn lên một đời hạnh phúc - 1

Giáo sư Li Meijin từng đề xuất rằng điều quan trọng nhất trong việc nuôi dạy con cái là “Nâng cao cảm xúc”. Đối với cha mẹ và con cái có mối quan hệ huyết thống, cũng cần phải vun đắp tình cảm thông qua sự tương tác của cả hai bên.

Nếu huyết thống là sợi dây liên kết vô hình giữa cha mẹ và con cái, thì tình cảm chính là hình thức cụ thể của quan hệ huyết thống. Hầu hết tất cả các bà mẹ đều hy vọng rằng họ có thể thiết lập mối quan hệ cha mẹ - con cái chặt chẽ, đây là vấn đề cốt lõi cho dù đó là để nâng cao cảm giác thành tựu khi làm mẹ hay để tăng hạnh phúc cho trẻ.

Giai đoạn sơ sinh và mầm non là giai đoạn quan trọng để hình thành tình cảm cha mẹ - con cái, mối quan hệ cha mẹ - con cái được thiết lập ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng phần lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Đối với những đứa trẻ có đầu óc tinh tế, cha mẹ nào nắm bắt được chi tiết thì có thể hiểu được tâm hồn của trẻ và áp dụng phương pháp nuôi dạy phù hợp hơn. Giáo sư Li Meijin gợi ý 5 bí quyết sau đây giúp cha mẹ tăng sự gắn kết tình cảm với con cái một cách dễ dàng hơn.

Bố mẹ và con cái gắn kết tình cảm theo cách này, trẻ lớn lên một đời hạnh phúc - 2

Bố mẹ và con cái gắn kết tình cảm theo cách này, trẻ lớn lên một đời hạnh phúc - 3

Bầu bạn với con nhiều hơn

Các nhà khoa học đến từ ĐH Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts và ĐH Pennsylvania đã thực hiện nghiên cứu với hơn 30 trẻ em từ 4-6 tuổi ở thành phố Boston (Mỹ).

Sau quá trình quan sát hoạt động não và phân tích các đoạn ghi âm của trẻ, tương tác của cha mẹ, các nhà nghiên cứu phát hiện những trẻ nói chuyện với cha mẹ thường xuyên có vùng ngôn ngữ vận động phát triển mạnh mẽ hơn.

Trẻ em học hỏi từ những người gần gũi thường ngày bằng cách quan sát và bắt chước. Ngoài việc học hỏi từ môi trường, trẻ sơ sinh học cách phát triển ngôn ngữ từ cha mẹ, trong đó có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.

Do đó, việc thường xuyên trò chuyện có thể thúc đẩy mối quan hệ gia đình, đồng thời phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ. Khi được nói chuyện, trao đổi, trẻ có cơ hội phát triển nhiều kỹ năng cùng một lúc như tư duy, phản biện, chia sẻ, lắng nghe.

Các nhà nghiên cứu phát hiện những trẻ nói chuyện với cha mẹ thường xuyên có vùng ngôn ngữ vận động phát triển mạnh mẽ hơn.

Các nhà nghiên cứu phát hiện những trẻ nói chuyện với cha mẹ thường xuyên có vùng ngôn ngữ vận động phát triển mạnh mẽ hơn.

Con người luôn thiết lập một mối liên hệ sâu sắc với những người đã tiếp xúc lâu ngày với họ, đó là lý do tại sao một số trẻ sơ sinh luôn đến gần người mà mình thường xuyên tiếp xúc. Nếu cha mẹ muốn vun đắp mối quan hệ cha mẹ - con cái thì hãy dành nhiều thời gian trò chuyện và chơi với con hơn.

Đối với những bé từ cấp tiểu học, trong quá trình trò chuyện, cha mẹ có thể kể về những khó khăn mình đang đối mặt để con hiểu mình hơn hay kể về những sự việc mà bạn thấy trong ngày. Bằng cách chia sẻ này, trẻ sẽ thấy mình được coi trọng, tin tưởng và từ đó thắt chặt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Bố mẹ và con cái gắn kết tình cảm theo cách này, trẻ lớn lên một đời hạnh phúc - 5

Tăng tương tác tình cảm giữa cha mẹ và con cái

Một trong những cách tốt nhất để gắn kết tình cảm với con là dành ra những khoảng thời gian để vui đùa cùng nhau, dành cho con những cử chỉ, hành động yêu thương.

Cha mẹ có thể cùng trẻ xem phim hoạt hình mà trẻ thích, cùng trẻ đọc sách và lắng nghe sự hiểu biết của trẻ về các câu chuyện; hướng dẫn trẻ chia sẻ những câu chuyện vặt trong cuộc sống...

Chỉ bằng cách chủ động tìm hiểu thế giới của con cái và lắng nghe tiếng nói của trẻ, cha mẹ mới có thể đi vào tâm hồn con cái.

Cha mẹ chú ý, không nên coi trọng việc dành cho trẻ bao nhiêu hoạt động hay dẫn trẻ đi chơi những đâu mà hãy chú tâm đến thời gian cả gia đình được bên nhau. Đôi khi gia đình chỉ cần cùng xem một bộ phim hoạt hình mà bé yêu thích cũng đã giúp con cảm thấy vui vẻ hơn.

Ngoài ra, cha mẹ nên chủ động dành cho trẻ những cái ôm, đây là một cách tuyệt vời để kết nối với con và giúp củng cố tình cảm của cả hai.

Thêm vào đó, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng phương pháp này giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Vì vậy, hãy dành cho trẻ thật nhiều cái ôm, trẻ cũng sẽ đáp lại tình yêu của bố mẹ qua hành động tương tự.

Một trong những cách tốt nhất để gắn kết tình cảm với con là dành ra những khoảng thời gian để vui đùa cùng nhau, dành cho con những cử chỉ, hành động yêu thương.

Một trong những cách tốt nhất để gắn kết tình cảm với con là dành ra những khoảng thời gian để vui đùa cùng nhau, dành cho con những cử chỉ, hành động yêu thương.

Bố mẹ và con cái gắn kết tình cảm theo cách này, trẻ lớn lên một đời hạnh phúc - 7

Tôn trọng quan điểm của trẻ

Sự khác biệt lớn nhất giữa cha mẹ và con cái là có những trải nghiệm khác nhau và rất khó để hiểu nhau. Hiện nay, rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong mối quan hệ của cha mẹ và con cái.

Giáo sư Li Meijin cho rằng, trong trường hợp này cha mẹ nên cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe của con cái, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định hợp lý nhất.

Khi trẻ nhận được sự tôn trọng từ cha mẹ, trẻ sẽ ý thức hơn với hành động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân. 

Vi dụ: Khi trẻ khóc, cảm thấy bị làm sai và buồn, cha mẹ nên bỏ suy nghĩ của người lớn, không nên trách trẻ dưới góc độ của người lớn mà nên hướng trẻ phản ánh và giải quyết vấn đề từ góc độ của trẻ.

Việc vun đắp mối quan hệ cha mẹ - con cái tốt đẹp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa thuận gia đình mà còn đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển hình thành nhân cách và lối sống của trẻ sau này.

Thường xuyên đọc sách, kể chuyện cũng là mẹo hay giúp cha mẹ tăng gắn kết tình cảm với trẻ.

Thường xuyên đọc sách, kể chuyện cũng là mẹo hay giúp cha mẹ tăng gắn kết tình cảm với trẻ.

Bố mẹ và con cái gắn kết tình cảm theo cách này, trẻ lớn lên một đời hạnh phúc - 9

Thường xuyên cùng nhau dùng bữa

Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy, cha mẹ thường xuyên cùng con ăn uống có thể mang đến nhiều lợi ích như: cải thiện thói quen ăn uống, nâng cao tinh thần, cảm xúc với việc trẻ đạt được thành tích cao trong học tập.

Khi được ăn uống cùng gia đình, trẻ có cơ hội trò chuyện, tâm sự và thể hiện bản thân nhiều hơn, trẻ cũng cảm thấy thoải mái khi được dùng bữa trong không khí vui vẻ, dễ chịu.

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Canada năm 2015, những bữa ăn gia đình đều đặn có thể ngăn chặn các vấn đề về rối loạn ăn uống hay trầm cảm, khuynh hướng bạo lực, lạm dụng chất kích thích,...

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra được mối liên hệ của những bữa ăn gia đình với thành tích học tập tích cực của trẻ ở trường. Đặc biệt, điều này này hiệu quả hơn ở đối tượng trẻ em gái. 

Nếu cha mẹ không có nhiều thời gian để cùng con ăn uống, hãy lập kế hoạch để có thể ăn cùng con vào bất cứ lúc nào trong tuần. 

Trong những bữa ăn tối cha mẹ có thể hỏi bé: “Hôm nay đi học con có gì vui không?” hoặc "Con có cần mẹ giúp đỡ gì không?"...

Khi được ăn uống cùng gia đình, trẻ có cơ hội trò chuyện, tâm sự và thể hiện bản thân nhiều hơn, trẻ cũng cảm thấy thoải mái khi được dùng bữa trong không khí vui vẻ, dễ chịu.

Khi được ăn uống cùng gia đình, trẻ có cơ hội trò chuyện, tâm sự và thể hiện bản thân nhiều hơn, trẻ cũng cảm thấy thoải mái khi được dùng bữa trong không khí vui vẻ, dễ chịu.

Bố mẹ và con cái gắn kết tình cảm theo cách này, trẻ lớn lên một đời hạnh phúc - 11

Để trẻ được giúp đỡ cha mẹ khi cần

Các nghiên cứu đã tiết lộ trẻ sơ sinh từ 12 tháng tuổi theo bản năng đều muốn giúp đỡ cha mẹ của mình nếu được  cho phép. Điều này dẫn đến việc trẻ sẽ tiếp tục làm điều đó một cách tự nhiên cho đến khi trẻ trưởng thành trong cuộc sống sau này.

Còn với một đứa trẻ không được cha mẹ cho làm việc nhà từ nhỏ, thì khi trở thành thanh thiếu niên, trẻ sẽ không ý thức được bản thân cần chủ động thực hiện các phần việc của mình hay tự nguyện làm việc nhà.

Một trong những bản năng tự nhiên của trẻ nhỏ là muốn chứng tỏ mình có ích. Khi cha giao cho con những việc nhỏ phù hợp với sức bé, con sẽ thấy mình có trách nhiệm hoàn thành và cảm nhận được xem trọng từ người lớn.

Cha mẹ nên khen ngợi khi con thực hiện tốt và dành cho bé một phần thưởng nhỏ. Phương pháp này sẽ giúp cha mẹ và các con đến gần nhau hơn, đồng thời nuôi dưỡng tính cách tự tin, thích giúp đỡ người khác của bé sau này.

Khi cha giao cho con những việc nhỏ phù hợp với sức bé, con sẽ thấy mình có trách nhiệm hoàn thành và cảm nhận được xem trọng từ người lớn.

Khi cha giao cho con những việc nhỏ phù hợp với sức bé, con sẽ thấy mình có trách nhiệm hoàn thành và cảm nhận được xem trọng từ người lớn.

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn