Chăm con đạt chuẩn cần nhớ nguyên tắc “2 chạm 3 không”, bé lớn nhanh, IQ cao

Hạ Mây - Ngày 14/06/2022 09:49 AM (GMT+7)

Có một số bộ phận ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên hạn chế chạm vào để tránh tổn thương trẻ.

Chăm con đạt chuẩn cần nhớ nguyên tắc “2 chạm 3 không”, bé lớn nhanh, IQ cao - 1

Bố mẹ nào cũng muốn dành hết tâm sức cho con cái, mong con lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc. Tuy nhiên, có những nguyên tắc chăm trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý để con luôn khỏe mạnh, phát triển tốt cả về cơ thể lẫn trí não.

Trên thực tế, khi chăm sóc trẻ sơ sinh nếu nắm được quy tắc "2 chạm 3 không" khi chạm vào trẻ sơ sinh, sẽ giúp mẹ chăm con khỏe mạnh, lớn nhanh và lanh lợi hơn.

Chăm con đạt chuẩn cần nhớ nguyên tắc “2 chạm 3 không”, bé lớn nhanh, IQ cao - 2

Nguyên tắc 2 chạm 3 không ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên biết'

Nguyên tắc này thực chất nhắc nhở các bậc phụ huynh rằng, có 2 bộ phận trên cơ thể trẻ nếu được chạm vào thường xuyên sẽ mang đến nhiều cho sự phát triển của trẻ.

Ngược lại, mẹ cũng cần chú ý 3 bộ phận nên được chạm vào, nếu không sẽ gây cảm giác khó chịu ở trẻ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự lớn lên của trẻ sau này.

2 điểm vàng nên chạm trên cơ thể trẻ sơ sinh

Bàn tay

Một nghiên cứu tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ từng phát hiện ra rằng, những đứa trẻ có thể cầm nắm một số đồ chơi hoặc thực hiện một số chuyển động bằng lòng bàn tay một cách có ý thức thường có xu hướng thông minh hơn.

Tuy nhiên, khả nằng cầm nắm đồ vật của trẻ không phải là bẩm sinh mà cần cần rèn luyện thường xuyên mới có thể phát triển được. 

Điều này cũng có nghĩa là bố mẹ cần phải tiếp xúc và huấn luyện bàn tay của trẻ đúng cách, giúp con phát triển cảm nhận, giác quan và não bộ tốt hơn.

Bởi việc chạm vào bàn tay giúp đánh thức chức năng của bản thân bé, thúc đẩy sự phát triển vận động tinh, tác động đến đến sự phát triển của não bộ, càng chạm nhiều thì tay càng linh hoạt.

Bố mẹ có thể thực hiện các động tác massage đơn giản lòng bàn tay trẻ, cũng như có thể hướng dẫn con sử dụng tay trái nhiều hơn, để trẻ phát triển não phải khi còn nhỏ, giúp trẻ thông minh và khỏe mạnh hơn.

Thường xuyên chạm vào trẻ sơ sinh đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ.

Thường xuyên chạm vào trẻ sơ sinh đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ.

Bàn chân

Bàn chân là bộ phận có nhiều huyệt đạo, dây thần kinh nhất trên cơ thể con người, do đó nếu bố mẹ thường xuyên chạm vào lòng bàn chân của trẻ có thể làm tăng tốc độ tuần hoàn máu toàn thân của trẻ, thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể, giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện khả năng miễn dịch.

Vì vậy, nếu bố mẹ chạm vào lòng bàn chân của trẻ đúng cách, trẻ có thể phát triển nhận thức tốt hơn.

3 bộ phận không nên chạm vào

Miệng

Các nhà nghiên cứu tại Oxford đã phát hiện ra rằng, trẻ em không có khả năng chống lại vi trùng do người lớn lây sang. Điều này có nghĩa là bố mẹ hay người thân không nên tùy tiện chạm vào mặt, miệng con trong thời gian sơ sinh.

Ví dụ, khi nhiều người thấy đứa trẻ dễ thương thường muốn véo má hoặc hôn bé trực tiếp, đây được xem là cách dễ để vi khuẩn lây lan. Trẻ sơ sinh có khả năng miễn dịch kém hơn so với người lớn, vì vậy nên chú ý khi làm điều này.

Nếu bố mẹ thường xuyên chạm vào lòng bàn chân của trẻ có thể làm tăng tốc độ tuần hoàn máu toàn thân của trẻ.

Nếu bố mẹ thường xuyên chạm vào lòng bàn chân của trẻ có thể làm tăng tốc độ tuần hoàn máu toàn thân của trẻ.

Thóp đầu

Thóp trẻ sơ sinh là điểm mềm trên đầu, là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ. Thóp nhô cao, trũng xuống, quá to, quá nhỏ, thóp không đóng hoặc đóng sớm đều là những triệu chứng khác thường và cần điều trị ở trẻ.

Trên cơ thể trẻ, đây là điểm không nên chạm vào nhất. Thóp bắt đầu khép lại khi bé khoảng một tuổi. Trước 1 tuổi, việc chạm vào vị trí này thường xuyên có thể vô tình khiến não bộ của trẻ bị tổn thương.

Nếu vô ý đụng trúng thóp của trẻ, bố mẹ cần quan sát nếu trẻ có dấu hiệu nôn ói, khóc lóc vật vã trong thời gian dài thì cần đưa đến bệnh viện khám.

Núm vú

Sau khi trẻ được sinh ra, có thể có dịch tiết ra từ núm vú, đây là hiện tượng bình thường, nhưng trong một số trường bố mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm thường xử lý theo cách thông thường lau bằng nước. 

Nhưng chuyên gia khuyến cáo bố mẹ không nên xử lý trực tiếp bằng nước, bởi lúc này khả năng miễn dịch của trẻ còn tương đối thấp nên việc rửa trực tiếp sẽ dễ khiến trẻ bị ốm. Trong trường hợp này, chỉ cần lau sạch chất dịch và giữ cho núm vú của trẻ luôn sạch sẽ, gọn gàng.

Chăm con đạt chuẩn cần nhớ nguyên tắc “2 chạm 3 không”, bé lớn nhanh, IQ cao - 5

Thời điểm nào bố mẹ nên chạm vào con?

Chạm vào đúng những vị trí vàng trên cơ thể con sẽ giúp trẻ sơ sinh phát triển tốt hơn, tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý chọn thời điểm phù hợp.

Giữa các bữa ăn

Thông thường, cách 1 giờ sau bữa ăn sẽ là thời gian thích hợp để cha mẹ chạm, xoa bóp nhẹ nhàng, giúp trẻ phát triển các giác quan tốt hơn.

Mẹ nên tránh chạm vào trẻ lúc vừa ăn no xong sẽ khiến con dễ bị nôn trớ, lúc đói con đang cáu gắt cũng không thích hợp để chạm vào các điểm cần thiết trên cơ thể con vì không mang lại hiệu quả.

Không nên tùy tiện hôn hay sờ vào mặt trẻ vì tay và miệng của người lớn có rất nhiều vi khuẩn, dễ lây sang cho trẻ.

Không nên tùy tiện hôn hay sờ vào mặt trẻ vì tay và miệng của người lớn có rất nhiều vi khuẩn, dễ lây sang cho trẻ.

Khi trẻ thức giấc

Mẹ chú ý không nên quấy rầy, xoa bóp khi con đang ngủ, đó không phải là tốt cho trẻ. Việc trẻ bị đánh thức, ngủ không ngon giấc, gián đoạn sẽ ảnh hưởng ngược đến sự phát triển của con theo chiều hướng xấu đi.

Khi tâm trạng trẻ vui vẻ

Nếu bố mẹ muốn chạm vào lòng bàn tay hoặc bàn chân của trẻ nhiều, hãy cố gắng chọn khi trẻ có tâm trạng tốt. Nếu con đang khó chịu không thích bị chạm vào, ví dụ như giật tay chân ra thì bố mẹ nên tránh ép con sẽ không tốt cho tâm lý trẻ.

Đặc biệt mẹ cần lưu ý, dù là chạm vào vị trí nào trên cơ thể trẻ, cũng không nên chạm quá mạnh, móng tay phải cắt gọn gàng để tránh làm bé bị trầy xước.

Mẹ nên chú ý chạm vào bé khi con có tâm trạng vui vẻ.

Mẹ nên chú ý chạm vào bé khi con có tâm trạng vui vẻ.

Không ép trẻ học nhiều, đây là 5 bí quyết nuôi dạy con thành công, giỏi giang trong tương lai
Trẻ từ 3-6 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng, nếu bố mẹ có những hướng dẫn phù hợp sẽ giúp con lớn lên khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách