Con ngủ ngáy mặt biến dạng, kém thông minh, BS BV Nhi đồng 2 tư vấn bệnh cho mẹ

Hạ Mây - Ngày 12/07/2021 20:01 PM (GMT+7)

Mặc dù là hiện tượng không hiếm gặp, nhưng nếu trẻ ngủ ngáy bất thường kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của con.

Con ngủ ngáy mặt biến dạng, kém thông minh, BS BV Nhi đồng 2 tư vấn bệnh cho mẹ - 1

Chăm sóc, nuôi dạy con là việc khiến nhiều bà mẹ trẻ bối rối, gặp nhiều khó khăn và sai lầm là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt vấn đề ngủ ngáy ở trẻ, nhiều bà mẹ trẻ lo lắng không biết nguyên nhân tại sao con mình lại thường xuyên ngủ “ngáy”.

Vậy liệu “ngáy” có phải là triệu chứng cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe hay không? Những thông tin hữu ích dưới đây có thể giúp các mẹ giải đáp vấn đề này.

Con ngủ ngáy mặt biến dạng, kém thông minh, BS BV Nhi đồng 2 tư vấn bệnh cho mẹ - 2

Con ngủ ngáy từ bé, mẹ lại cho rằng đó là di truyền?

Cậu bé Junjun 8 tuổi đang học lớp 2 của một trường tiểu học tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Từ lúc 5 tuổi, mẹ cậu bé đã phát hiện ra con trai có thói quen "ngáy" khi ngủ. Đặc biệt, Junjun sau khi bị cảm, nghẹt mũi và thở bằng miệng suốt cả đêm. Cậu bé 8 tuổi thường ngáy rất to, cảm giác hoàn toàn không thở bằng mũi mà dùng miệng.

Thấy con trai có thói quen không tốt này, mẹ Junjun tỏ ra rất lo lắng. Ngược lại, bộ cậu bé lại cho rằng khi con ngủ, tiếng ngáy càng to chứng tỏ con ngủ ngon. Vả lại, bố của Junjun cũng có ngáy rất to khi ngủ và phải chăng đây là di truyền? 

Càng lớn, tiếng ngáy của Junjun càng to hơn, cậu bé thường ngủ không yên giấc, cả đêm trằn trọc, thường xuyên đổ mồ hôi trộm quần áo. Ngoài ra, mẹ cậu nhận ra những đường nét điển trai trên mặt con ngày bé giờ đều bị phá nét: Hàm răng xô lệch và ngày càng không đều, môi dày hơn, cậu bé có vẻ bị hô hơn và thậm chí còn không có che được răng. 

Khó hiểu hơn nữa là Junjun trông khá thấp bé so với bạn bè đồng trang lứa. Cô giáo chủ nhiệm cũng kể về tình hình của Junjun trong lớp học thường ngủ gật, thiếu tập trung, trí nhớ kém, học lực tụt dốc không phanh. Ban đầu, tưởng rằng Junjun thiếu ngủ nên mẹ đã cho cậu bé đi ngủ từ 9 giờ đêm, tuy nhiên tình hình không cải thiện.

Con ngủ ngáy từ bé, mẹ lại cho rằng đó là di truyền. (Ảnh minh họa)

Con ngủ ngáy từ bé, mẹ lại cho rằng đó là di truyền. (Ảnh minh họa)

Thậm chí, cô giáo chủ nhiệm than phiền Junjun ngủ gật trong lớp và tiếng ngáy của cậu khiến bạn bè được một trận cười. 

Dưới sự giới thiệu của một người bạn, mẹ của Junjun đã dẫn con đến tìm bác sĩ Xiong Gaoyun của Khoa Tai mũi họng, tại Bệnh viện Litongde ở tỉnh Chiết Giang. Bác sĩ Xiong đã hỏi chi tiết về bệnh sử và thực hiện nội soi đường mũi, kết quả các ống thông mũi của Junjun đã bị chặn hơn 85%.

"Adenoid lớn hong tỏa vòm họng của cậu bé, khiến khoang mũi họng bị thu hẹp. Mũi của cậu ấy không thể thông thoáng, chỉ có thể há miệng thở dốc khi ngủ" - Bác sĩ Xiong cho biết.

Adenoids hay còn gọi là amidan hầu, là khối tổ chức nằm ở trần vòm họng, hình thái có thể to choán gần hết khoang thông khí ở cửa mũi sau, che kín cửa loa vòi Eustachian. Chúng là một trong những cơ quan miễn dịch của cơ thể con người và đóng một vai trò nhất định trong việc duy trì chức năng miễn dịch bình thường của khoang họng và thậm chí toàn bộ cơ thể. 

Con ngủ ngáy mặt biến dạng, kém thông minh, BS BV Nhi đồng 2 tư vấn bệnh cho mẹ - 4

Trẻ ngủ ngáy kéo dài, chiều cao khuôn mặt, trí thông minh, thính giác bị ảnh hưởng

Trẻ từ 2 tuổi đến 6 tuổi là giai đoạn adenoids phát triển mạnh mẽ, sau 10 tuổi thì teo dần. Tuy nhiên, nếu các adenoids không bị teo, viêm mãn tính có thể dẫn đến viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp… gây ra ngủ ngáy và thậm chí là ngạt thở.

Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tăng trưởng của trẻ và gây rối loạn tăng trưởng và phát triển. Tắc nghẽn đường thở khi ngủ vào ban đêm và tình trạng thiếu oxy lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.

Vì vậy, một khi phát hiện phì đại tuyến mỡ, kèm theo các triệu chứng khác nhau thì cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Những đứa trẻ thường xuyên ngáy vào ban đêm (ngáy ≥3 đêm/tuần) và tiếng ngáy lớn thường cho thấy khả năng mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSAS).

Ở tình trạng của Junjun, cậu bé đã làm chụp đa khoa (PSG), kết quả cho thấy chỉ số giấc ngủ AHI> 5, và độ bão hòa oxy trong máu thấp nhất, được chỉ định phẫu thuật rõ ràng.

Mẹ của Junjun chọn phương pháp triệt đốt bằng tần số vô tuyến plasma nhiệt độ thấp adenoids, đây là phương pháp phổ biến nhất, ít sang chấn hay chảy máu. Toàn bộ hoạt động diễn ra trong khoảng 20 phút và diễn ra suôn sẻ, ngay ngày hôm sau bệnh nhân có thể về nhà theo dõi.

Cha mẹ nên chú ý khi trẻ ngủ ngáy thường xuyên và có những dấu hiệu bất thường.

Cha mẹ nên chú ý khi trẻ ngủ ngáy thường xuyên và có những dấu hiệu bất thường. 

Con ngủ ngáy mặt biến dạng, kém thông minh, BS BV Nhi đồng 2 tư vấn bệnh cho mẹ - 6

Việc ngủ ngáy kéo dài ở trẻ có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác

Gây thiếu oxy trong máu: Trẻ ngủ ngáy có thể cản trở quá trình trao đổi khí và giảm hàm lượng oxy trong máu, gây thiếu oxy lên não và ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu cho tim.

Gây biến dạng khuôn mặt: Thở bằng miệng trong thời gian dài ảnh hưởng đến sự phát triển của răng hàm mặt, tạo ra vòm miệng cao, hàm răng không đồng đều, môi trên ngắn và dày, xệ xuống làm nét mặt trông lờ đờ, chậm chạp.

Gây giảm thính lực: Các adenoids mở rộng có thể làm tắc lỗ mở của ống Eustachian, dẫn đến viêm tai giữa và ảnh hưởng đến thính giác.

Ảnh hưởng đến việc giải phóng hormone: Giấc ngủ liên tục bị gián đoạn dẫn đến giảm tiết hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao và cân nặng ở trẻ.

Suy giảm trí tuệ: Thiếu oxy trong thời gian dài khi ngủ không có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ, khiến trí não của trẻ kém phát triển, biểu hiện thường là kém chú ý, dễ mệt mỏi, suy giảm chức năng nhận thức thần kinh, học hành sa sút.

Trẻ ngủ ngáy thường xuyên có thể gây ra các biến chứng như: suy giảm trí tuệ, giảm tập trung, biến dạng khuôn mặt...

Trẻ ngủ ngáy thường xuyên có thể gây ra các biến chứng như: suy giảm trí tuệ, giảm tập trung, biến dạng khuôn mặt...

Bác sĩ Phạm Hải Uyên, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bác sĩ Phạm Hải Uyên, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Con ngủ ngáy mặt biến dạng, kém thông minh, BS BV Nhi đồng 2 tư vấn bệnh cho mẹ - 9

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ ngáy ở trẻ?

Ngủ ngáy xuất hiện khi dòng khí thở không thể di chuyển tự do trong đường dẫn khí tại ví trí thành sau họng, khi hít hoặc thở ra, cơ xung quanh đường dẫn khí rung lên, tạo tiếng động. Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở ở trẻ em và tạo tiếng ngáy:

Amidan và VA to hay phù nề, 2 cấu trúc này là một phần của hệ thống miễn dịch, nằm gần phía sau của họng. Nếu 2 cơ quan này to tự nhiên hay bị phù nề do viêm nhiễm thì có thể gây tắc nghẽn đường thở. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất.

Béo phì: Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ thừa cân có nguy cơ ngủ ngáy cao do béo phì làm hẹp đường thở, làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn thở khi ngủ, trong đó có ngưng thở khi ngủ-OSA

Xung huyết: Triệu chứng của cảm lạnh có thể gây cản trở sự lưu thông bình thường của dòng khí thở, và viêm nhiễm gây phù nề amidan và VA

Dị nguyên: Tiếp xúc với dị nguyên gây viêm trong mũi họng, gây cản trở đường thở

Hen suyễn: Cũng giống như dị ứng, hen suyễn cũng gây tắc một phần đường thở

Bất thường cấu trúc giải phẫu: Một vài cấu trúc giải phẫu bất thường gây khó thở, ngủ ngáy như vẹo vách ngăn mũi, trẻ có thể có ngủ ngáy do: dị dạng hộp sọ mặt (như hở hàm ếch), một số hội chứng di truyền như Down, rối loạn thần kinh cơ (như bại não hay teo cơ tủy sống), bệnh hồng cầu hình liềm

Hít phải khói thuốc lá: Sống trong môi trường có khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) làm tăng nguy cơ các bệnh đường hô hấp nói chung, trong đó nguy cơ cao ngủ ngáy

Không khí ô nhiễm: Không khí chất lượng kém làm tăng nguy cơ ngủ ngáy

Ngừng bú mẹ sớm: Nguyên nhân không được biết rõ, nhưng các chuyên gia cho rằng bú mẹ giúp phát triển đường thở theo cách giảm nguy cơ ngủ ngáy sau này.

Con ngủ ngáy mặt biến dạng, kém thông minh, BS BV Nhi đồng 2 tư vấn bệnh cho mẹ - 10

Ngủ ngáy có nguy hiểm cho trẻ hay không?

Ngủ ngáy nếu chỉ xuất hiện 1 vài lần thường không gây ảnh hưởng gì, tuy nhiên nếu tình trạng này thường xuyên và nặng, đây là dấu hiệu của rối loạn thở khi ngủ. Không phải tất cả ngủ ngáy đều giống nhau, tùy thuộc vào tần suất, mức độ nặng và mức độ ảnh hưởng lên sinh hoạt ban ngày của trẻ.

Khó để xác định chính xác mức độ ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ, cha mẹ không phải lúc nào cũng quan sát và đánh giá được tần suất và mức độ nặng. Đa ký giấc ngủ là phương tiện chẩn đoán ngưng thở khi ngủ, tuy nhiên phương pháp này không phải lúc nào cũng sẵn có, tiện lợi và dễ thực hiện trong mọi trường hợp.

Phần lớn trẻ em và người lớn đều có ngủ ngáy, khoảng 27% trẻ có ngủ ngáy nhẹ, thoáng qua trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng sức khỏe. Khi ngủ ngáy thường xuyên hơn và gây gián đoạn giấc ngủ, ngủ ngáy là biểu hiện của tình trạng rối loạn thở khi ngủ (Sleep disordered breathing). Tình trạng này có nhiều mức độ nặng khác nhau:

Nhẹ nhất là ngủ ngáy nguyên phát, khoảng 10-12% trẻ có ngủ ngáy mà không kèm các triệu chứng khác: khi trẻ có nhiều hơn 2 lần 1 tuần nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe,

Nặng nhất là Hội chứng ngưng thở khi ngủ (Obstructive sleep apnea-OSA) - là tình trạng ngưng thở xuất hiện trên 10 lần mỗi đêm (có thể lên đến 400 lần, mỗi lần 10-30 giây), gây gián đoạn giấc ngủ và gây những ảnh hưởng xấu lên sức khỏe tinh thần, thể chất, học tập và hành vi (bứt rứt, nóng tính, ngọ nguậy khó chịu). Khoảng 1,2 - 5,7% trẻ em mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Ở trẻ ngủ ngáy thoáng qua thường không có nguy hiểm, nhưng ngủ ngáy thường xuyên và nặng nề có thể gây nên những vấn đề sức khỏe: Ảnh hưởng lớn nhất là chứng ngưng thở khi ngủ, làm giảm lượng oxy trẻ nhận được, dẫn đến suy giảm phát triển não bộ, giảm thành tích học tập, bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, vấn đề hành vi.

Đối với trẻ ngủ ngáy nguyên phát không kèm chứng ngưng thở khi ngủ OSA thì những nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ vẫn chịu nhiều nguy cơ sức khỏe như suy giảm nhận thức, rối loạn hành vi, vấn đề tim mạch. Ngoài ra tiếng ngáy lớn còn gây ảnh hưởng những người xung quanh, gây gián đoạn giấc ngủ của những thành viên khác trong gia đình.

Con ngủ ngáy mặt biến dạng, kém thông minh, BS BV Nhi đồng 2 tư vấn bệnh cho mẹ - 11

Những dấu hiệu nào ngủ ngáy nào ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ?

Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu này kéo dài, cha mẹ nên chú ý và đưa con đến bác sĩ thăm khám ngay: 

- Ngủ ngáy từ 3 đêm trong tuần trở lên.

- Thở hắt, khó thở lúc ngủ

- Tiểu dầm thường xuyên tiểu dầm ở trẻ trên 9 tuổi, hoặc trẻ đã hết tiểu dầm mà nay xuất hiện lại.

- Da xanh xao.

- Đau đầu buổi sáng.

- Ngủ ban ngày nhiều.

- Khó tập trung học tập, lơ đãng thường xuyên.

- Rối loạn tăng động giảm chú ý.

- Chậm tăng cân.

- Trrẻ mệt hoặc kích thích, nóng tính, ngọ nguậy khó chịu vào ban ngày.

- Khó thức dậy vào buổi sáng, mặc dù giấc ngủ ban đêm đủ dài.

Con ngủ ngáy mặt biến dạng, kém thông minh, BS BV Nhi đồng 2 tư vấn bệnh cho mẹ - 12

Điều trị tình trạng ngủ ngáy ở trẻ như thế nào?

Phẫu thuật: Nạo amidan và VA là một trong những điều trị chính cho trẻ mắc rối loạn thở khi ngủ, được xem xét điều trị nhiều nhất ở nhóm trẻ ngưng thở khi ngủ nặng.

Thở áp lực dương: Dụng cụ thở áp lực dương làm tăng áp lực không khí khi đi vào mũi miệng, làm tránh tắc nghẽn

Cải thiện giấc ngủ: Một cách để giúp trẻ ngủ tốt hơn là thực hiện vài bước cải thiện giấc ngủ, bao gồm chỉnh thói quen sinh hoạt và môi trường: Duy trì giờ giấc ngủ hằng định, giảm tiếp xúc ánh sang và màn hình ti vi, điện thoại trước giờ đi ngủ, thiết kế phòng ngủ yên tĩnh và thoải mái nhất có thể.

Con ngủ ngáy mặt biến dạng, kém thông minh, BS BV Nhi đồng 2 tư vấn bệnh cho mẹ - 13

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ ngủ ngáy kéo dài?

Trước khi đưa trẻ đi khám bệnh, cha mẹ hãy ghi lại nhật ký lúc ngủ, quan sát thói quen khi ngủ của trẻ, bắt đầu khoảng 1 giờ sau khi trẻ lên giường.

Ghi chú xem trẻ ngủ ngáy bao nhiêu ngày trong tuần, thường xuyên hay thỉnh thoảng, chú ý các dấu hiệu: ngủ ngáy phần lớn các ngày trong tuần, ngủ ngáy suốt đêm, tiếng ngáy to, ngủ với miệng mở, duỗi cằm và cổ, ngưng thở hay thở hắt ra lúc ngủ.

Khi cha mẹ khó quan sát được hết những biểu hiện khi ngủ của trẻ, thì những biểu hiện ban ngày có thể trở thành dấu hiệu gây chú ý. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh không nghĩ đến kết hợp những vấn đề ban ngày này với rối loạn giấc ngủ.

Chuyên gia: Trẻ sơ sinh có 3 phản ứng này khi ngủ, không chỉ IQ mà EQ đều cao vút
Việc quan sát những phản ứng của trẻ khi ngủ cũng giúp cha mẹ có thể dự đoán được sự phát triển trí não và cảm xúc của trẻ nhỏ.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ