Trẻ hay thức giấc quấy khóc về đêm có phải bệnh? BS nói có thể từ nguyên nhân này

Hạ Mây - Ngày 05/02/2022 19:29 PM (GMT+7)

Theo một số báo cáo, khoảng 20-30% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về giấc ngủ, điều ngày ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Trẻ hay thức giấc quấy khóc về đêm có phải bệnh? BS nói có thể từ nguyên nhân này - 1

Khi vỏ não của bé phát triển và sự tương tác với thế giới bên ngoài tăng lên, thời gian bé thức cũng tăng theo. Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 12-15 giờ mỗi ngày, trung bình là 9-10 giờ vào ban đêm và 3-4 giờ vào ban ngày. Đồng thời, giấc ngủ ngắn ban ngày cũng thay đổi theo độ tuổi.

Theo một số báo cáo, khoảng 20-30% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp các vấn đề về giấc ngủ, điều ngày ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, ngủ không đủ giấc sẽ tác xấu đến thể chất và trí tuệ. 

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số trẻ sơ sinh cũng gặp khó khăn tạm thời về giấc ngủ trong các mốc phát triển vận động lớn (lật người, bò, đứng) mà cha mẹ cần biết nguyên nhân. 

Trẻ hay thức giấc quấy khóc về đêm có phải bệnh? BS nói có thể từ nguyên nhân này - 2

Các vấn đề về giấc ngủ thường gặp về giấc ngủ ở trẻ

Trẻ có thói quen thức đêm bú sữa, nếu không được bú sẽ quấy khóc

Nhiều trẻ có thói quen thức đêm để bú sữa, điều này làm cho giấc ngủ của trẻ không trọn vẹn. Lúc này, cha mẹ cần hiểu rằng đường tiêu hóa của trẻ sẽ hoàn thiện sau 6 tháng tuổi, nên ở thời điểm này mẹ có thể tập cho bé bỏ thói quen bú đêm. 

Nếu trẻ vẫn bú mẹ bình thường trong ngày, mẹ có thể thử thay đổi cách đi vào giấc ngủ, chẳng hạn như ngủ chung giường với con hoặc cho trẻ ngủ với núm vú. Nếu nhận định trẻ thức đêm do đói thì nên cho trẻ bú từng bữa, số lần thức đêm và bú mẹ nên hạn chế tối đa.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.

Trẻ ngủ ít hơn thời gian cần có

Trẻ sơ sinh ngủ ít hơn thời gian cần có cũng là vấn đề thường gặp, khiến cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, sẽ có một khoảng thời gian ngủ được khuyến nghị cho các nhóm tuổi khác nhau, nhưng thời gian ngủ của trẻ em có sự khác biệt rất lớn, vì vậy cần đánh giá toàn diện tùy theo các tình trạng khác của trẻ.

Nếu trẻ dễ ngủ, tinh thần tỉnh táo trong ngày, các chỉ số tăng trưởng và phát triển bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng, đừng ép trẻ ngủ, tránh tác dụng ngược. .

Trẻ không chịu ngủ đêm, thích ngủ ban ngày

Một số trẻ ngủ nhiều ban ngày nên sẽ thức và chơi vào ban đêm, vấn đề này cha mẹ cần lưu ý và điều chỉnh sớm, bởi giấc ngủ ngày và đêm đều quan trọng đối với vấn đề sức khỏe của trẻ.

Theo sự phát triển của tuổi tác, trẻ sơ sinh sẽ dần hình thành nhịp sinh học ngủ - thức đều đặn. Nhịp sinh học ngủ - thức này xuất hiện khoảng 6 tuần sau khi sinh và có xu hướng ổn định khi 3 tháng.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tỷ lệ trẻ ngủ đêm và cả ngày càng cao thì mức độ phát triển trí tuệ và phát triển vận động càng tốt.

Vì vậy, các bậc cha mẹ nên giúp con thiết lập nhịp sinh học này càng sớm càng tốt, ngủ đều đặn và lành mạnh.

Một số trẻ ngủ không yên giấc, hay quấy khóc về đêm khiến cha mẹ lo lắng.

Một số trẻ ngủ không yên giấc, hay quấy khóc về đêm khiến cha mẹ lo lắng.

Trẻ hay thức giấc quấy khóc về đêm có phải bệnh? BS nói có thể từ nguyên nhân này - 5

Những vấn đề cần lưu ý về giấc ngủ ở trẻ

Dưới đây là một số lưu ý các bậc cha mẹ có thể tham khảo cho giấc ngủ của trẻ.

Tránh tập cho trẻ thói quen xấu trước khi ngủ

Một số trẻ thích được dỗ dành mới chịu ngủ chẳng hạn như được cha mẹ đung đưa, bế hoặc ngủ gật với núm vú giả.

Việc hình thành thói quen như vậy nên duy trì ở nhịp độ nhất định, không nên quá thường xuyên vì có thể khiến trẻ bị phụ thuộc và khi không được dỗ, trẻ dễ khó đi vào giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh cần học cách tự xoa dịu bản thân khi ngủ hoặc khi ngủ trở lại sau khi thức dậy vào ban đêm. Bé bắt đầu hình thành khả năng tự xoa dịu khi được 3 tháng tuổi, nếu cha mẹ giúp đỡ quá nhiều trước và trong khi ngủ như ôm, lắc… ​​sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và giấc ngủ của trẻ.

Nếu cha mẹ giúp đỡ quá nhiều trước và trong khi ngủ như ôm, lắc… ​​sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và giấc ngủ của trẻ.

Nếu cha mẹ giúp đỡ quá nhiều trước và trong khi ngủ như ôm, lắc… ​​sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và giấc ngủ của trẻ.

Tránh ép trẻ ngủ quá nhiều

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều là một ước mong của rất nhiều cha mẹ song cái gì quá mức cũng không tốt. Ngủ đủ giấc sẽ đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhưng ngủ quá nhiều không làm trẻ phát triển tốt hơn, bởi khi trẻ ngủ nhiều thường ít tương tác với bố mẹ hơn, kể cả khi bé tỉnh táo. Những em bé ngủ nhiều thường có xu hướng ăn ít hơn, do vậy chậm lên cân.

Khi trẻ ngủ quá nhiều hay có những biểu hiện: ngủ mê mệt, khó khăn trong việc thức dậy, kém hoạt động, không chịu bú,… Ngủ quá nhiều, thờ ơ với mọi thứ, hay bị ngưng thở khi ngủ có thể là một dấu hiệu đáng lo nào đó

Đôi lúc cha mẹ vẫn luôn đau đầu về việc bé ngủ không ngon, khó ngủ. Vậy làm thế nào để bé dễ đi vào giấc ngủ, hãy nghe chuyên gia đưa ra lời khuyên.  

Để giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về giấc ngủ của trẻ cũng như những cách hay để dỗ trẻ, bác sĩ Nguyễn Khôi - Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2 sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích xung quanh chủ đề này. 

Bác sĩ Nguyễn Khôi, Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2.

Bác sĩ Nguyễn Khôi, Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2.

Trẻ hay thức giấc quấy khóc về đêm có phải bệnh? BS nói có thể từ nguyên nhân này - 8

Thưa bác sĩ, trẻ nhỏ ngủ như thế nào và giấc ngủ có vai trò thế nào đối với sự phát triển của trẻ nhỏ?

Bắt đầu ngay sau sinh, trẻ chuyển đổi chu kỳ thức ngủ về quy chuẩn bình thường, thời lượng ngủ trong 24 giờ sẽ giảm dần do giảm cả thời gian ngủ ban ngày lẫn ban đêm. Đặc biệt, thời gian ngủ ban ngày sẽ giảm nhiều hơn đáng kể so với thời gian ngủ ban đêm.

Trẻ từ 0-3 tháng tuổi chưa có nhịp sinh học ổn định nên sự đảo ngược ngày / đêm thường xảy ra trong vài tuần đầu sau khi sinh. 

Đến 2-3 tháng tuổi, nhịp sinh học sẽ xuất hiện và khi đến 4 – 12 tháng tuổi thì trẻ sẽ ngủ nhiều về đêm hơn. Trong khi đó, trẻ em tiếp tục ngủ trưa vào ban ngày từ 1 đến 4 tuổi, số lần ngủ trưa giảm từ 2 giấc ngủ ngắn xuống còn 1 giấc ngủ ngắn trung bình vào khoảng 18 tháng và điều này thường dừng lại ở độ tuổi 5 tuổi.

Thứ 2, về vai trò giấc ngủ:

Ngủ là một trong những hoạt động chính của não trong giai đoạn phát triển ban đầu và cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển lành mạnh về nhận thức và tâm lý xã hội trong giai đoạn đầu đời.

Để hiểu rõ hết giấc ngủ thì thật không đơn giản tí nào, cho đến nay, vai trò của giấc ngủ đối với sự phát triển trí não của trẻ nhỏ vẫn chưa được con người hiểu biết nhiều. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu người ta cũng đã hiểu được phần nào về những lợi ích của nó mang lại trong phát triển trí nhớ của trẻ nhỏ, sự phát triển chung về nhận thức và cảm xúc.

Ngủ đủ giấc giúp trẻ tăng khả năng tập trung, luôn tỉnh táo và thông minh. Khi trẻ ngủ không đủ giấc thường có các biểu hiện như mệt mỏi, phản ứng chậm, không tích cực với các tương tác xã hội.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thiếu ngủ liên quan chặt chẽ đến viêm mũi dị ứng, rối loạn hệ miễn dịch, béo phì, bệnh tiểu đường, mất tập trung, mệt mỏi, rối loạn hành vi khiến trẻ dễ cáu gắt, bốc đồng và trở nên quá hiếu động.

Trẻ hay thức giấc quấy khóc về đêm có phải bệnh? BS nói có thể từ nguyên nhân này - 9

Trẻ thường xuyên thức giấc, quấy khóc về đêm có thể là biểu hiện của bệnh gì?

Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm, do đó bất kì yếu tố bên ngoài hay bên trong nào tác động cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. 

Không như người lớn, trẻ nhỏ không thể nào nhận thức được những rối loạn của cơ thể để mô tả bằng lời nói do đó những bất thường hay khó chịu thì triệu chứng đầu tiên nhận biết chính là trẻ quấy khóc.

Trong 6 tháng đầu đời, có khoảng 15 đến 35% phụ huynh cho biết trẻ có vấn đề về giấc ngủ và 14–29% trẻ quấy khóc. Những vấn đề này có thể xảy ra riêng biệt, nhưng thường cùng tồn tại song song. Chúng thường lành tính và tự giới hạn như những đặc điểm thoáng qua của sự phát triển bình thường. 

Tuy nhiên, ở khoảng 8% trẻ nhỏ vẫn tồn tại vấn đề này sau 3 tháng tuổi và có liên quan đến các vấn đề về phát triển và sức khỏe tâm thần trong thời kỳ thơ ấu, stress và tình trạng sức khỏe của mẹ, trầm cảm sau sinh của mẹ, mối quan hệ cha mẹ - con cái và nguy cơ bị ngược đãi hay bạo hành từ người chăm sóc.

Nếu không tìm thấy nguyên nhân cơ bản hoặc các rối loạn sức khỏe tâm thần khác của trẻ nhỏ, thì các rối loạn này kéo dài quá 6 tháng tuổi sẽ làm ảnh hưởng đến trẻ, gia đình hoặc cả hai và vấn đề này cần được điều trị.

Ngoài ra, đôi khi có những rối loạn đơn giản nhưng ta lại quên để ý đến, như:

- Đói bụng

- Đầy hơi, khó tiêu

- Trẻ đang mọc răng

- Môi trường không thoải mái: tả ướt, có phân, phòng nóng quá, lạnh quá…

- Trẻ bệnh: cảm sốt, sổ mũi nghẹt mũi, đau bụng.

- Lo sợ bỏ rơi: thường xảy ra trẻ > 9 tháng tuổi, khi cảm xúc đủ lớn để cảm nhận xa mẹ.

- Giấc ngủ giảm dần: nó sẽ tương ứng với các mốc phát triển kỹ năng của con bạn, trẻ sẽ rơi vào tình trạng thoái lui giấc ngủ. Đó là lúc trẻ: 4 tháng, 6 tháng, 8 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng.

- Cơn ác mộng: thường xảy ra sau 3 tuổi, việc trẻ hoạt động hay cảm xúc quá phấn khích vào ban ngày dẫn đến tình trạng quá tải cảm xúc, có thể tạo ra những cơn ác mộng khiến trẻ giật mình và khóc ban đêm.

Trẻ hay thức giấc quấy khóc về đêm có phải bệnh? BS nói có thể từ nguyên nhân này - 10

Xin bác sĩ cho biết khi gặp phải trẻ có tình trạng trên các bố mẹ nên làm gì? Và khi nào cần mang trẻ đi khám bệnh?

Khi con bạn thức giấc đột ngột và khóc vào ban đêm, bạn có thể thực hiện nhanh một số bước sau để tìm ra vấn đề (vì bạn không thể giải quyết vấn đề nếu bạn không biết nó là gì!):

- Xem liệu các nhu cầu cơ bản của họ đã được đáp ứng chưa? Đó là: Con bạn đã tới cữ ăn chưa? Hôm nay bạn đã thay đổi gì cho bé không, món ăn mới, sữa mới, sữa tắm mới…? thân nhiệt bé thế nào? cảm thấy ấm hay lạnh? Bé thở thế nào? Đôi khi, giải pháp đơn giản chỉ là cho bé bú, thay tã hoặc quấn lại cho bé.

- Cố gắng đánh giá xem bé có bị đau đớn về thể xác không? Nếu em bé của bạn trong ngày đã nhai, muốn cắn khi bú mẹ hay có khuynh hướng đưa mọi vật vào miệng, rất có thể bé đang mọc răng – nếu đúng bạn nên dùng 1 liều paracetamol phù hợp với lứa tuổi có thể hữu ích.

- Nếu chúng có vẻ cáu kỉnh, la hét dữ dội, hai chân đạp xe đạp, thân mình vặn vẹo nhiều, rất có thể bé đang táo bón hay mắc ị mà chưa thực hiện được, khi đó động tác của bạn là giúp bé đi cầu hay bơm hậu môn cho bé. Sau khi đi cầu bé sẽ cảm thấy dễ chịu và thiếp ngủ đi.

- Nếu bé vui mừng khi bạn bế lên và vỗ về thì rất có thể họ đang lo lắng về sự chia ly. Nếu chúng ổn định ngay sau khi bạn cầm núm vú giả lên hoặc ngậm núm vú giả vào miệng, thì chúng có khả năng trở nên phụ thuộc vào chỗ dựa khi ngủ.

- Còn nếu tất cả những nhu cầu cơ bản của em bé đã được đáp ứng, thì có khả năng chúng cần phát triển một số hành vi tự xoa dịu bản thân. Trong trường hợp này, bạn cần để cho bé khóc thỏa cơn cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ.

- Một điều cực kỳ quan trọng là bạn cần giữ tỉnh táo, bình tĩnh và khắc ghi trong đầu “không được làm tổn thương con yêu bé bỏng của ba mẹ”.

Khi nào bạn cần mang trẻ đi khám: Phần lớn, tất cả những lo lắng về giấc ngủ này là những vấn đề bạn có thể giải quyết tại nhà. Tuy nhiên nếu con bạn có vẻ bị bệnh, không ăn uống hoặc đi tiêu, đi tiểu không bình thường hay có nhiệt độ > 38°C, hay thức giấc và quấy khóc hằng đêm, bạn lo lắng, stress thì cần cho trẻ đi khám sớm để được tư vấn cũng như giải tỏa gánh nặng.

Trẻ hay thức giấc quấy khóc về đêm có phải bệnh? BS nói có thể từ nguyên nhân này - 11

Cha mẹ cần làm gì để con có giấc ngủ ngon hơn? 

Để giúp con có một giấc ngủ tròn và ngon hơn, cha mẹ cần có sự chuẩn bị và tìm hiểu kiến thức như sau, chia làm 2 giai đoạn: 

Giai đoạn 1: Tập thói quen ngủ cho trẻ

Nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ

Trong 8 tuần đầu sau sinh, không nên để trẻ thức hơn 2 tiếng liên tục vì trẻ sẽ trở nên mệt mỏi và khó ngủ. Một số dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo dài, ngáp hoặc quầng thâm. 

Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm

Một số trẻ nhỏ có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ và khi ra đời cũng duy trì thói quen như vậy. Trong vài ngày đầu sau sinh không thể thay đổi thói quen của trẻ ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Ban ngày khi trẻ còn thức cần chơi với trẻ càng nhiều càng tốt, nói chuyện và hát cho trẻ nghe vào các cữ bú ban ngày, đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ và không cần loại bỏ các tiếng ồn thông thường ban ngày, nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy khi trẻ thiu thiu ngủ. Khi về đêm cần giữ yên lặng và nói khẽ khi trẻ bú cữ đêm, giữ phòng tối và yên tĩnh.

Dạy trẻ tự ngủ

Khi trẻ được 8 – 12 tuần tuổi có thể bắt đầu dạy trẻ tự ngủ. Phụ huynh nên đặt trẻ vào nôi hay giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách thức dỗ trẻ trong 8 tuần đầu sau sinh rất quan trọng vì sẽ tạo thành thói quen cho trẻ cho nên cần lựa chọn hình thức khả thi với bản thân như: hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,... Không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.

Giai đoạn 2:  Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ

Việc chuẩn bị tốt giấc ngủ cho trẻ rất quan trọng để giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc. Có 7 bước chuẩn bị như sau:

1. Cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ: Cần đảm bảo trẻ đã được ăn no để lại trừ nguyên nhân do ăn uống khiến trẻ “mất ngủ” trong đêm.

2. Tạo không khí bình yên giúp trẻ đến với giấc ngủ.

3. Cho trẻ ngủ sớm: cho trẻ ngủ vào khoảng 8 giờ tối để tạo thành nếp tốt, thuận lợi cho trẻ khi đến tuổi đi học.

4. Dỗ giấc ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi.

5. Tránh tạo sự kích thích quá mức lên giác quan khi cho trẻ ngủ: không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng và bày trí nhẹ sẽ tạo sự bình yên giúp hệ thần kinh trẻ được ổn định khi ngủ.

6. Sắp xếp giường ngủ cho trẻ với chăn và gối thật êm: Trẻ sẽ được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái và cảm giác an toàn như trong bụng mẹ đồng thời giúp giữ ấm cho trẻ suốt đêm, đó cũng là vật cản giúp trẻ không bị rơi xuống đất trong quá trình “xoay chuyển” khi ngủ.

7. Tạo sự thoải mái cho bé trước khi đi ngủ: Phụ huynh cần đặt trẻ vào không gian có ánh sáng mờ và nhiệt độ phù hợp, tắt tivi và giảm âm lượng nhạc, điện thoại để tạo sự thoải mái cho trẻ.

Tóm lại, trẻ thức giấc vào ban đêm vì đủ loại lý do, nhưng hầu hết là lành tính và không nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh dưới 6 hoặc 9 tháng tuổi thường có nhu cầu về thể chất, như đói hoặc mọc răng, trong khi trẻ sơ sinh trên 9 tháng dễ bị rối loạn phát triển, như lo lắng về sự chia ly. 

Mặc dù hầu hết các mối quan tâm có thể được giải quyết bằng thời gian và sự kiên nhẫn, nhưng nếu bạn không chắc chuyện gì đang xảy ra hoặc con bạn có vẻ bị ốm hoặc đau, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được trợ giúp thêm.

Bé gái 11 tuổi cao 168cm, BS nói thực phẩm này là chất tăng trưởng, hãy cho con ăn nhiều
Những loại thực phẩm sau đây được gọi là chất tăng trưởng chiều cao, mẹ có thể thường xuyên chế biến thành các món ăn nhằm giúp con cao lớn hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn