Trẻ ngủ muộn có thể làm chậm phát triển, không chỉ thấp còi mà còn giảm trí nhớ học tập

Hạ Mây - Ngày 16/10/2021 18:22 PM (GMT+7)

Trẻ ngủ muộn một vài hôm thì không đáng lo ngại, nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể tạo ra những tác động xấu đến sức khỏe và quá trình phát triển về sau. 

Trẻ ngủ muộn có thể làm chậm phát triển, không chỉ thấp còi mà còn giảm trí nhớ học tập - 1

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Trong đó, trẻ nhỏ thường xuyên ngủ muộn là vấn đề mà hầu như cha mẹ nào cũng gặp phải. Việc trẻ ngủ muộn vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cơ thể, nhất là về tinh thần vì vậy các bậc cha mẹ nên cho con mình đi ngủ đúng giờ giúp bé luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện nhất.

Trẻ em luôn cần thời gian ngủ nhiều hơn người lớn rất nhiều để hoàn thiện sự phát triển của bản thân, nhưng nếu bé không chịu ngủ hay ngủ rất ít thì phải làm sao và sẽ gây ra những tác hại gì? 

Trẻ ngủ muộn có thể làm chậm phát triển, không chỉ thấp còi mà còn giảm trí nhớ học tập - 2

Những ảnh hưởng xấu nếu trẻ thường xuyên ngủ muộn

Theo các chuyên gia, trẻ ngủ muộn một vài hôm thì không đáng lo ngại, nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể tạo ra những tác động xấu đến sức khỏe và quá trình phát triển về sau. 

Trẻ ngủ muộn có thể làm chậm phát triển, không chỉ thấp còi mà còn giảm trí nhớ học tập - 3

Ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ làm việc và nghỉ ngơi không điều độ, kèm theo thói quen ngủ muộn có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ, kém tập trung, tinh thần kém, khả năng học tập kém. Nếu không thể cải thiện hiệu quả tình trạng này, trẻ sẽ không thể bắt kịp với tốc độ học tập ngày càng cao vì càng về lâu dài, độ khó của bài tập ở trường càng tăng lên.

Người lớn khi không ngủ đủ giấc, thường có tâm trạng không tốt, và mất nhiều thời gian để hồi phục. Tương tự, việc trẻ học tập và nghỉ ngơi không đều đặn kèm theo việc ngủ muộn sẽ khiến trẻ thường xuyên rơi vào tình trạng mất tập trung trong quá trình học tập và vui chơi vào ban ngày.

Trong tình trạng ngủ không đủ giấc, cảm xúc của trẻ dễ bị kích động, dễ nổi nóng, tâm trạng bất ổn, lâu dần trẻ sẽ hình thành tính cách cáu kỉnh và hay lo lắng.

Trẻ nhỏ thức khuya, ngủ muộn thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển về sau.

Trẻ nhỏ thức khuya, ngủ muộn thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển về sau.

Ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ

Mặc dù sự tăng trưởng chiều cao của trẻ có tới 70% phụ thuộc vào nguồn gen di truyền của cha mẹ, các yếu tố khác chiếm khoảng 30%. Nhưng 30% này sẽ quyết định trẻ cao hơn cha mẹ trong tương lai hay không.

Giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ, vì vào ban đêmtuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ. Hormon tăng trưởng càng được tiết ra nhiều, nó càng giúp cơ thể phát triển, đặc biệt là khung giờ quan trọng nhất từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng và từ 5 giờ đến 7 giờ sáng.

Chỉ khi trẻ trong trạng thái ngủ, cơ thể mới có thể tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng. Do đó, việc ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ.  

Có thể gây tổn thương cho tim

Trẻ không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài dễ bị căng thẳng quá mức, mặc dù điều này bạn không dễ dàng để nhận biết một cách rõ ràng. Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ thiếu ngủ thường xuyên sẽ cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và nóng nảy.

Khi trẻ ngủ không đủ, sẽ càng làm trẻ cảm thấy phấn khích, khó chịu, nếu tâm trạng thường xuyên ở trạng thái quá phấn khích, có thể sẽ làm tăng huyết áp, tăng tốc nhịp tim và nhịp thở, dẫn đến nguy cơ gây ra bệnh tim mạch nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài.

Trẻ ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi, yếu đuối và tính cách dễ cáu gắt.

Trẻ ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi, yếu đuối và tính cách dễ cáu gắt.

Tăng nguy cơ béo phì ở trẻ

Một điều bất ngờ là thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ béo phì của trẻ. Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy, độ dài của giấc ngủ có ảnh hưởng tới sự tăng cân của trẻ.

Những bé ngủ ít hơn 10 tiếng/ngày có nguy cơ béo phì gấp 3 lần với những bé ngủ 12 tiếng/ngày. Vì ngủ ít dễ dẫn tới việc tăng hooc-môn kích thích cảm giác đói, kết quả là trẻ cứ muốn ăn nhiều và tăng cân.

Ngoài ra, khi trẻ không nghỉ ngơi đủ, sẽ không có tinh thần để vận động, vui chơi, tập thể dục, điều này sẽ chỉ khiến cơ thể ngày càng trở nên không khỏe mạnh, ốm yếu, chậm lớn và bệnh tật.

Trẻ dễ mắc các bệnh vặt thường xuyên hơn

Giấc ngủ là quá trình phục hồi thể lực và các chức năng khác bên trong cơ thể, vì vậy ngủ đủ thì cơ thể mới khỏe mạnh. Trong giấc ngủ sâu, cơ thể sản xuất ra nhiều chất khác nhau, trong đó có protein cytokine, chủ yếu được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.

Nếu trẻ được đảm bảo thời gian ngủ, để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, có thể thúc đẩy sửa chữa và tái tạo các hệ thống khác nhau trong cơ thể, khi thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến số lượng cytokine, làm giảm sức đề kháng của hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, đặc biệt là cảm lạnh.

Do đó, những trẻ ngủ quá muộn sẽ dễ bị nhiễm bệnh, vi khuẩn, chất ô nhiễm từ môi trường do chức năng miễn dịch của cơ thể lâu ngày không được hồi phục.

Thói quen ngủ muộn có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ, kém tập trung, tinh thần kém, khả năng học tập kém.

Thói quen ngủ muộn có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ, kém tập trung, tinh thần kém, khả năng học tập kém.

Trẻ ngủ muộn có thể làm chậm phát triển, không chỉ thấp còi mà còn giảm trí nhớ học tập - 7

Vậy cha mẹ nên làm gì để cải thiện giấc ngủ ở trẻ?

Nếu trẻ đã bị mất ngủ, khó ngủ kéo dài, cha mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, để cải thiện giấc ngủ của trẻ, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

Cố gắng để trẻ ngủ thêm, không nên đánh thức quá sớm

Nếu trẻ đi ngủ muộn, tốt nhất cha mẹ nên để trẻ thức dậy tự nhiên vào ngày hôm sau. Mặc dù phương pháp này không tránh khỏi những nguy cơ trẻ "ngủ nướng", nhưng ít nhất nó có thể giúp cơ thể trẻ được phục hồi hoàn toàn, trẻ sẽ có nhiều năng lượng hơn để thực hiện các hoạt động và học tập trong ngày.

Cha mẹ cần bố trí cho trẻ ngủ trưa hợp lý để phục hồi năng lượng để thực hiện các hoạt động học tập vào buổi chiều.

Cha mẹ cần bố trí cho trẻ ngủ trưa hợp lý để phục hồi năng lượng để thực hiện các hoạt động học tập vào buổi chiều.

Cần có một giấc ngủ trưa hợp lý để bù lại

Nếu đêm qua trẻ đi ngủ muộn và sáng hôm sau dậy sớm chứng tỏ trẻ đang trong tình trạng suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi đó trẻ cần ngủ trưa hợp lý để đảm bảo các hoạt động học tập vào buổi chiều, và cha mẹ cần bố trí cho trẻ ngủ trưa hợp lý để phục hồi năng lượng để thực hiện các hoạt động học tập vào buổi chiều.

Tập cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc

Lời khuyên dành cho cha mẹ trong trường hợp này là hãy tập thói quen cho trẻ đi ngủ lúc 9 giờ vào buổi tối, và đạt được giấc ngủ sâu lúc 10 giờ, đặc biệt nên duy trì thói quen ngủ sớm trong suốt thời gian phát triển chiều cao của trẻ.

Cần cho trẻ tập thói quen đi ngủ sớm, để giúp não hoạt động nhanh hơn và tăng cường trí nhớ. Tác hại của việc ngủ muộn đối với trẻ là không thể tưởng tượng được. Do đó, hãy cố gắng khuyến khích con duy trì những thói quen lành mạnh.

Tăng cường vận động thể chất

Để tránh buồn ngủ trở lại trong ngày hôm đó, cần tăng cường vận động trong ngày để đảm bảo thời gian đi vào giấc ngủ vào đêm hôm sau.

Khuyến khích trẻ thường xuyên tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Khuyến khích trẻ thường xuyên tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Khuyến khích trẻ thường xuyên tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

3 tư thế ngủ không tốt, kiểu thứ 3 ảnh hưởng trí thông minh và ngoại hình của trẻ
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ nên chú ý điều chỉnh nếu trẻ thường xuyên ngủ với 3 tư thế sau đây, tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển đầu và khuôn...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn