6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý giúp trẻ ngủ độc lập một mạch tới sáng

Ngày 14/06/2020 16:30 PM (GMT+7)

Giờ ngủ và các thói quen trước khi ngủ có quyết định rất quan trọng đến chất lượng giấc ngủ.

Theo một nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ em, khoảng 30-40% trẻ nhỏ gặp vấn đề khi ngủ. Từ đó sinh ra những mệt mỏi, quấy khóc, làm cha mẹ bực bội, khó chịu.

Vì thế, các nhà tâm lý trẻ nhỏ đã tìm ra được 6 phương pháp dựa trên những bằng chứng, nghiên cứu có thật được cho là giúp trẻ nhỏ dễ ngủ, có giấc ngủ ngon hơn.

1. Tạo thói quen đi ngủ

Tắm vào 1 thời gian nhất định, hát ru những bài hát quen thuộc, đọc một cuốn sách cho bé nghe hoặc chọn 1 đồ ngủ quen, cho bé đi ngủ vào 1 thời gian cố định giúp thiết lập thời gian cụ thể trẻ cần phải đi ngủ. Lưu ý là các thói quen này không bao gồm các trò chơi hoạt động mạnh 1 giờ trước khi ngủ hay đặt bé ở nơi có tiếng ồn lớn, thiết bị điện tử.

6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý giúp trẻ ngủ độc lập một mạch tới sáng - 1

2. Tiếp xúc da kề da

Theo nghiên cứu, việc tiếp xúc da kề da với trẻ nhỏ rất quan trọng, nó giúp trẻ cảm thấy an tâm và ngủ ngon hơn. Ngược lại, những đứa trẻ không được da kề da với cha mẹ có nhiều hormone cortisol gây căng thẳng - gây nên nhiều vấn đề, bao gồm cả giấc ngủ không ổn định.

Nếu ban ngày trẻ không chịu ngủ một mình, một cái ôm hay hôn có thể làm dịu cảm xúc, giúp trẻ ngủ ngon hơn.

3. Để ánh sáng mờ

Ánh sáng quá rực rỡ gửi đến não bộ trẻ một thông điệp: Hãy tỉnh táo.

Vì thế, hãy để ánh sáng mờ vào ban đêm kết hợp với tông giọng dịu nhẹ, êm ả sẽ giúp trẻ ngon giấc hơn.

4. Ở bên cạnh con khi trẻ bắt đầu ngủ

6 lời khuyên của chuyên gia tâm lý giúp trẻ ngủ độc lập một mạch tới sáng - 2

Phương pháp này được chứng minh là rất hiệu quả với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ nên ngồi cạnh giường của bé khi bé bắt đầu đi ngủ 1 mình trong 3 tuần đầu. Sau đó cần rút lui dần khi trẻ đã ngủ thiếp.

5. Di chuyển thời gian ngủ

Nếu thấy trẻ không chịu ngủ vào khung giờ cố định mà bạn đang đặt ra, thử di chuyển sớm hoặc muộn hơn 30 phút - 1 giờ. Sau đó dần điều chỉnh thời gian về lại với thời gian mà cha mẹ mong muốn.

6. Tái hiện lại các cơn ác mộng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những cơn ác mộng thường xuất hiện ở ít nhất 80,5% trẻ em và có thể khiến bé thức giấc giữa đêm với cảm giác sợ hãi.

Cha mẹ có thể giúp trẻ đối phó bằng cách trấn an với con rằng mọi thứ thực ra rất an toàn, con có thể tưởng tượng lại cơn ác mộng đó nhưng với một kết thúc khác, bình yên và hạnh phúc hơn.

Các nhà khoa học cũng đề nghị cha mẹ đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ để giúp bé đối mặt với nỗi sợ hãi tốt hơn.

5 mẹo để bé ngủ không giật mình
Trong giai đoạn sơ sinh (6 tháng đầu), không ít bà mẹ phải phát điên và stress vì trẻ thường xuyên quấy suốt đêm, ngủ ngày cày đêm… Nếu đang gặp phải...
Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ của bé