Đẹn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào?

Linh San - Ngày 25/04/2021 16:40 PM (GMT+7)

Đẹn ở trẻ sơ sinh là tên gọi chung dùng để chỉ bệnh nấm lưỡi thường gặp. Có thể nói, đây là căn bệnh mà bất kỳ trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh nào cũng có thể gặp phải, rất dễ phát hiện và điều trị được khi ở giai đoạn nhẹ.

Bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là bệnh tưa lưỡi, bệnh nấm lưỡi, là bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại dễ tái phát và kéo dài lâu ngày khiến cho bé cảm thấy vô cùng khó chịu.

Đẹn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào? - 1

Đẹn ở trẻ sơ sinh khiến bé vô cùng khó chịu. (Ảnh minh họa)

Khi trẻ sơ sinh bị đen sẽ xuất hiện tình trạng biếng ăn, đau họng, hay nôn trớ, làm cản trở việc ăn và bú của trẻ. Khi gặp các điều kiện thuận lợi thì những vi khuẩn này sẽ phát triển lên và gây nên những bệnh về khoang miệng, đặc biệt là phần lưỡi của bé.

Biểu hiện của bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh

Đẹn ở trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu khó nuốt, đau họng, gây khó chịu khi bú. Biểu hiện đẹn miệng ở trẻ sơ sinh như sau:

- Lở miệng: Trong khoang miệng và bên trong môi của bé thường xuất hiện các vết lở, kích thước to nhỏ khác nhau. Những vết lở này có màu đỏ. Đẹn miệng ở trẻ sơ sinh thường gây đau đớn và khó chịu cho trẻ.

- Nứt lưỡi (hoặc còn gọi là trẻ sơ sinh bị đẹn nướu răng): Là phần lưỡi của bé nổi lên các mảng trắng phía trên bề mặt và các góc miệng có dấu hiệu bị khô, nứt nẻ.

Những mảng trắng này chuyển sang ngả thành màu vàng và từ màu vàng ngả sang màu nâu, lan rộng từ lưỡi đến niêm mạc miệng, mép hoặc nướu răng rồi lan xuống vùng họng, thanh môn và thanh quản. Tốt hơn hết, mẹ không nên cạo những mảng này nó có thể sẽ chảy máu và làm bé bị đau, làm cho bé bị bỏ ăn, quấy khóc.

Đẹn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào? - 2

Khi bị đẹn, bé thường bỏ bú và quấy khóc. (Ảnh minh họa)

- Bé bỏ bú và quấy khóc: Do bị lưỡi trắng, miệng bị tổn thương nên bé thường rất khó chịu, quấy khóc, không chịu bú và thậm chí là bị nóng sốt.

- Phần góc miệng của bé cũng có thể bị khô và nứt nẻ.

Nguyên nhân gây nên bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh

Đẹn ở các bé sơ sinh bị gây ra là do một loại nấm men là Candida albicans các loại nấm này thường sống trong khoang miệng của bé. Mặc dù, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh có thể giúp bé kiểm soát được tốt lượng nấm này nhưng nếu như sự cân bằng này bị phá vỡ, nấm và các vi sinh vật có hại sẽ phát triển. Có một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đẹn như:

- Do lượng thức ăn của bé không cung cấp đầy đủ dưỡng chất, thức ăn được chế biến không kỹ hoặc các bé có vấn đề về tiêu hóa.

- Sử dụng thuốc quá liều hoặc bé bị mắc phải bệnh bạch cầu.

- Tình trạng đẹn ở các bé sơ sinh cũng có thể bị nhiễm hại trong quá trình sinh nở nếu như mẹ bị nhiễm nấm âm đạo.

Đẹn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào? - 3

Mẹ nên chú ý trong việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh bị đẹn có nguy hiểm không?

Bất kỳ căn bệnh nào ở trẻ đều cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, thực tế vẫn có rất nhiều phụ huynh không lường trước được những nguy hại của tình trạng này nên thường hay thờ ơ.

- Đẹn gây nên sự đau đớn, khó chịu bên trong khoang miệng làm cho trẻ bị mất vị giác, không còn cảm giác thèm ăn và bỏ bú. Nếu như kéo dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, nôn trớ, quấy khóc.

- Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất của các bé.

- Nếu như đẹn không được xử lý đúng cách, các mảng trắng tại phần lưỡi sẽ dần dần lan xuống thanh quản sâu hơn và tấn công vào phổi gây nguy hại đến phổi và đường hô hấp của bé. Nghiêm trọng hơn cả là gây hại đến đến dạ dày, hệ tiêu hóa của bé. Lúc này, trẻ không chỉ bị đẹn mà còn có thể bị tiêu chảy.

Cách điều trị đẹn ở trẻ sơ sinh tại nhà

Mẹ có thể điều trị đẹn cho trẻ sơ sinh bằng các phương pháp dân gian như:

- Dùng rau ngót: Phương pháp này thường sử dụng cho bé trên 6 tháng tuổi. Lấy 1 năm lá rau ngót rửa sạch rồi mẹ lấy nước đun sôi để nguội tráng qua. Sau đó cho rau ngót vào cối xay lấy nước, thấm và lau miệng lưỡi cho bé.

- Dùng nước trà xanh: Phương pháp này thường sử dụng cho bé trên 6 tháng tuổi mẹ nên chú ý. Mẹ có thể rửa sạch lá trà xanh và đun sôi vào vài hạt muối. Sau đó, dùng khăn sạch thấm vào nước trà xanh rồi lau lưỡi cho bé.

- Dùng nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý 0,1% để tưa lưỡi cho bé sẽ mang đến hiệu quả cao. Ngoài ra, nếu trẻ không bị đen, mẹ cũng nên vệ sinh khoang miệng cho bé bằng nước muối sinh lý.

- Vệ sinh núm vú: Trước khi cho bé bú, mẹ nên rửa núm vú và vệ sinh bình sữa thật sạch.

Bí quyết đánh bay tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là tình trạng các mảng trắng do nấm bám chặt trên bề mặt lưỡi của trẻ gây khó chịu. Tưa lưỡi không khó điều trị nếu điều trị...
Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách