Không phải chỉ bé gầy còm mới thiếu dinh dưỡng đâu, mẹ nhé

Ngày 16/08/2019 14:00 PM (GMT+7)

Chăm sóc bé yêu trong giai đoạn đầu đời, mẹ nào cũng rất lo ngại trước cụm từ “thiếu dinh dưỡng”. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, hiện nay khá nhiều mẹ vẫn hiểu nhầm rằng chỉ khi trẻ gầy còm, nhẹ cân, vóc dáng ốm yếu, xanh xao mới gọi là thiếu dinh dưỡng.

Trên thực tế, việc thiếu dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có thể chia làm các mức độ khác nhau như nhẹ, vừa, nặng. Các thể suy dinh dưỡng cũng rất đa dạng, bao gồm: suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (nhẹ cân hơn so với độ tuổi), gầy còm (nhẹ cân so với chiều cao), thấp còi (chiều cao thấp hơn so với độ tuổi) và thiếu hụt vi chất.

Trong đó, tình trạng trẻ thấp hơn so với chiều cao chuẩn của độ tuổi cũng chính là một dạng thiếu dinh dưỡng mẹ cần chú ý, vì hiện nay cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam thì có 1 trẻ thấp còi. Chiều cao dưới chuẩn gây nên nhiều ảnh hưởng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, không chỉ trong giai đoạn đầu đời mà còn mãi về sau.

Bé yêu của mẹ có đạt được đà phát triển chiều cao chuẩn?

Chiều cao, cân nặng, sức đề kháng là 3 yếu tố quan trọng để mẹ đánh giá bé có đang phát triển toàn diện hay không. Trong đó, mách nhỏ mẹ, tỷ lệ trẻ Việt Nam dưới 5 tuổi có chiều cao dưới chuẩn vẫn đang khá cao, lên đến 23.8%, nghĩa là cứ khoảng 4 trẻ sẽ có 1 trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, cần được chú ý đặc biệt để bắt kịp đà tăng trưởng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó, nguyên nhân quan trọng bậc nhất chính là trong 5 năm đầu đời, nhiều trẻ em Việt Nam vẫn chưa được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp phát triển tối ưu chiều cao. Mẹ cần biết rằng trong 5 năm đầu đời, trẻ đã có thể đạt đến 60% chiều cao của người trưởng thành. Nếu bỏ lỡ giai đoạn vàng để phát triển tối ưu chiều cao này, trẻ sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi đến tuổi trưởng thành với chiều cao dưới chuẩn.

Không phải chỉ bé gầy còm mới thiếu dinh dưỡng đâu, mẹ nhé - 1

Trẻ có chiều cao dưới chuẩn không chỉ tạo nên tâm lý mặc cảm, tự ti khi trưởng thành mà hậu quả để lại còn nhiều hơn thế. Trên thực tế, khi thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết để phát triển toàn diện (trong đó có chiều cao), trẻ dễ gặp phải các vấn đề như dễ bệnh vặt, sức đề kháng kém, ngại vận động, từ đó giao tiếp xã hội kém, giảm học hỏi tiếp thu và ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu về thể chất, trí não. Đặc biệt, những bé gái suy dinh dưỡng thấp còi khi trưởng thành dễ có nguy cơ sinh ra những đứa con suy dinh dưỡng, thấp bé nhẹ cân ở thế hệ tiếp theo.

Mẹ có thể can thiệp thế nào để giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng?

Có một điều quan trọng mẹ cần biết, đó là chiều cao không hoàn toàn phụ thuộc vào gen di truyền mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố như dinh dưỡng, môi trường, tâm lý, vận động. Cụ thể, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cho thấy chỉ khoảng 20% là di truyền, 80% còn lại là những yếu tố bố mẹ có thể can thiệp được như 25% do tâm lý và môi trường sống, 20% rèn luyện thể lực, và quan trọng nhất chính là chế độ dinh dưỡng chiếm đến 32%.

Giáo sư Robert Murray, Khoa Tiêu hóa và Dinh dưỡng Nhi Khoa, Trường Đại học Ohio, Hoa Kỳ khẳng định: “Gen di truyền quyết định quá trình tạo xương, nhưng các yếu tố môi trường, đặc biệt là dinh dưỡng mới đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nhỏ đạt hết tiềm năng chiều cao, bất kể những khác biệt về văn hóa hay địa lý”. Ông còn cho biết: “Việc giải quyết tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cũng như suy dinh dưỡng cho trẻ từ sớm là điều vô cùng cần thiết, bởi điều này giúp tái khởi động tăng trưởng sụn để trẻ có thể đạt tiềm năng phát triển chiều cao tối ưu”.

Giải thích cụ thể hơn, mẹ có thể hình dung: Ở đầu xương dài có sụn tăng trưởng chứa các tế bào. Thông thường, tăng trưởng chiều cao xảy ra khi những tế bào này tăng sinh và dịch chuyển đến đoạn giữa xương. Xương phát triển bằng cách kéo dài từ phần trung tâm về phía hai đầu.

Theo các nghiên cứu mới nhất trên thế giới, có một số dưỡng chất đặc biệt hỗ trợ tích cực cho quá trình này là Arginin và Vitamin K2. Tiến sĩ Yen Ling Low, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dinh dưỡng Abbott - châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Arginin là một axit amin quan trọng với sự phát triển chiều cao của trẻ. Axit amin này thúc đẩy sự phân chia tế bào của đĩa tăng trưởng ở đầu xương, giúp xương phát triển dài hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra trẻ thấp còi có lượng Arginin trong máu thấp hơn hẳn so với trẻ phát triển bình thường. Thiếu Arginin trong cơ thể cũng khiến trẻ chậm phát triển hơn”.

Không phải chỉ bé gầy còm mới thiếu dinh dưỡng đâu, mẹ nhé - 2

Tiến sĩ Low Yen Ling - Giám đốc phát triển và nghiên cứu Sản phẩm Dinh dưỡng của Abbott tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Về vai trò của Vitamin K2, Tiến sĩ Yen Ling Low cũng nhấn mạnh: “Vitamin K2 tự nhiên là một dưỡng chất quan trọng giúp vận chuyển canxi vào mô xương và giúp xương chắc khỏe. Vitamin K2 là một dạng đặc biệt của Vitamin K, có hiệu quả cao hơn so với Vitamin K1 thường thấy ở các công thức dinh dưỡng khác”.

Vậy mẹ có thể bổ sung Arginin và Vitamin K2 cho trẻ bằng cách nào? Tin vui cho các mẹ là mới đây, Abbott vừa chính thức giới thiệu công thức dinh dưỡng đột phá dành cho trẻ - PediaSure công thức mới bổ sung Arginin và Vitamin K2 tự nhiên, giúp trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng bắt kịp đà tăng trưởng và tối ưu tiềm năng phát triển.

PediaSure cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng gồm 37 dưỡng chất thiết yếu, đã được chứng minh lâm sàng giúp trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng tăng trưởng rõ rệt về chiều cao, cân nặng và sức đề kháng. Đặc biệt, các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ tăng cân, tăng chiều cao và ăn ngon miệng hơn chỉ sau 9 tuần, đồng thời giảm 60% số ngày ốm chỉ sau 12 tuần sử dụng PediaSure. Với công thức cải tiến mới bổ sung Arginin và Vitamin K2 tự nhiên, PediaSure còn giúp thúc đẩy sự phát triển xương, cải thiện tình trạng thấp còi và giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.

Bằng việc bổ sung 2 dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng quan trọng, công thức PediaSure mới với Arginin và Vitamin K2 tự nhiên chính là cải tiến dinh dưỡng nhi mới nhất của Abbott. Điều này như một dấu son trên chặng đường không ngừng cải tiến của PediaSure, để tiếp tục khẳng định vị trí “là thương hiệu sản phẩm bổ sung dinh dưỡng số 1 được các bác sĩ nhi khoa của Mỹ khuyên dùng”.

Khánh Linh.
Nguồn: [Tên nguồn].