Trẻ bị đau bụng phải xử lý thế nào?

Linh San - Ngày 28/04/2022 21:30 PM (GMT+7)

Trẻ bị đau bụng thường có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy vậy, những triệu chứng đau bụng của trẻ em như đau bụng từng cơn, đau bụng quanh rốn hoặc đau bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

Dấu hiệu trẻ bị đau bụng

- Khi bé bị đau bụng cấp tính: Bé thường có xu hướng khóc thét, quằn quại, vã mồ hôi, mặt tái xanh.

- Khi bé bị viêm ruột thừa: Đây là một trong những dấu hiệu đau bụng cấp tính thường hay gặp nhất. Viêm ruột thừa của những bé trên 2 tuổi cũng có các dấu hiệu tương tự giống như người lớn.

Trẻ bị đau bụng phải xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Trẻ bị đau bụng phải xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Với những bé dưới 2 tuổi, việc chẩn đoán viêm ruột thừa sẽ chậm hơn (do các triệu chứng không điển hình như bé lớn hoặc người trưởng thành. Vì thế, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc (viêm màng bụng), thủng ruột thừa mang đến hậu quả nặng nề.

Những triệu chứng viêm ruột thừa ở bé dưới 2 tuổi thường là sốt nhẹ, có nôn trớ hoặc hay quấy khóc, mặt mũi lờ đời, trông tái xanh.

- Khi trẻ bị lồng ruột: Trẻ bị đau bụng từng cơn, cơn đau ngắt quãng, mỗi cơn đau như khóc thét, uốn người kèm theo nôn, da bị tái nhợt, có khi nôn hoặc đi ngoài có phân nhầy lẫn máu. Trẻ bị đau bụng đi ngoài do lồng ruột thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.

- Khi bé bị tắc ruột do bã thức ăn: Trẻ thường đau bụng, kèm theo nôn, bí đại tiện.

- Khi trẻ bị giun chui ống mật: Thường gặp ở bé từ 3-7 tuổi, trẻ đau bụng dữ dội, thậm chí nôn ra giun.

- Khi trẻ bị bệnh động kinh thể bụng: Trẻ có xu hướng đau nhiều, đau dữ dội và không theo chu kỳ, lúc đau lúc không, lúc có sốt. Đôi khi còn có thể liên quan đến trạng thái thần kinh.

- Khi trẻ bị xoắn thừng tinh (thường gặp ở bé trai): Trẻ bị đau tinh hoàn đột ngột, kèm theo biểu hiện tăng thể tích tinh hoàn và rất đau khi bị sờ hoặc đụng vào.

Trẻ bị đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh minh họa)

- Khi trẻ bị xoắn u nang buồng trứng (thường gặp ở bé gái): Thông thường, trẻ đau vùng bụng kèm theo nôn. Sờ nắn thấy một u ở vùng khung chậu - bụng.

- Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn: Biểu hiện rõ nhất là trẻ bị đau bụng quanh rốn, nôn, tiêu chảy và có kèm phân lẫn máu. Nếu gặp phải tình trạng ngộ độc thức ăn, trẻ sẽ bị sốt và ớn lạnh.

Bé bị đau bụng phải làm sao?

Dù do bất cứ nguyên nhân nào thì nguyên tắc chung trong việc xử lý trẻ bị đau bụng là cha mẹ không được tùy tiện cho bé sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau, nhằm tránh mất đi các triệu chứng của bệnh, gây khó khăn đến việc chẩn đoán sau này. Đối với một số trường hợp nghi ngờ bé bị đau bụng cấp, cha mẹ cần phải khẩn trương đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất, tránh chủ quan, chậm trễ, gây hậu quả sau này.

Khi trẻ bị đau bụng do một số nguyên nhân khác, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp trước tiên dưới đây:

- Thực hiện theo phương pháp Tây y

Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc điều trị khác nhau. Đối với một số trường hợp, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc như thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc bổ sung chất xơ...

Đối với một số trường hợp trẻ bị dạ dày - tá tràng, trẻ thường được bác sĩ kê một số loại kháng sinh diệt vi khuẩn HP, thuốc tăng dịch vị, thuốc kháng axit... Bên cạnh đó, đối với trường hợp trẻ bị viêm đường tiêu hóa, bé sẽ được kê một số thuốc như thuốc giảm tiết, thuốc chống nôn…

Khi bị đau bụng, trẻ cần được dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Khi bị đau bụng, trẻ cần được dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

- Theo phương pháp dân gian

Với hiện tượng đau bụng nhưng không kèm theo hiện tượng nào, cha mẹ có thể giúp bé cải thiện bằng cách:

+ Sử dụng mật ong: Pha khoảng từ 1-2 thìa mật ong cùng nước ấm và cho trẻ uống trực tiếp để giúp giảm đau.

+ Sử dụng lá bạc hà: Xay lá bạc hà cùng một chút ịt cây như gừng, tỏi, hạt cây thì là. Mỗi ngày uống 1 chút với nước ấm, áp dụng 2 ngày/ lần.

Nếu như trẻ bị đau bụng, việc đầu tiên phụ huynh cần phải làm là trấn an, vỗ về bé nghỉ ngơi, theo dõi thật sát sao tình trạng của trẻ. Khi có những biểu hiện bất thường như đau bụng dữ dội, đau bụng dưới, đau bụng kèm theo nôn ói kéo dài không dứt, da mặt tái xanh, sốt cao, vã mồ hôi lạnh,...cần phải đưa bé nhanh chóng đến ngay bệnh viện.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng bé bị đau bụng, cha mẹ nên cho bé đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh của bé như: viêm tiết niệu, nhiễm giun...

Trẻ đau bụng quanh rốn và nôn, cha mẹ nên làm gì?
Đau bụng quanh rốn và nôn là triệu chứng của tình trạng bị rối loạn tiêu hóa hoặc nặng hơn là lồng ruột, đông máu cục bộ, đau dạ dày, xuất huyết dạ...

Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách