Trẻ ngủ tư thế này tưởng an toàn nhất nhưng vô tình "đánh cắp" chiều cao

Thi Thi - Ngày 04/01/2023 20:07 PM (GMT+7)

Tư thế ngủ phù hợp có thể giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần một cách toàn diện.

Trẻ ngủ tư thế này tưởng an toàn nhất nhưng vô tình amp;#34;đánh cắpamp;#34; chiều cao - 1

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần có những giấc ngủ ngon, bởi đây là thời gian bé ngủ chính là lúc não bộ hoàn thiện cấu tạo. Đồng thời lượng hormone được tiết ra nhiều hơn gấp 4 lần trong khi bé ngủ so với thức, đóng vai trò kích thích sự tăng trưởng của cơ thể.

Trong đó, tư thế ngủ phù hợp có thể giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần một cách toàn diện. Để tránh ảnh hưởng đến phát triển hình dáng đầu và não bộ của trẻ, bố mẹ nên hạn chế cho con ngủ theo cách dưới đây.

Trẻ ngủ tư thế này tưởng an toàn nhất nhưng vô tình amp;#34;đánh cắpamp;#34; chiều cao - 2

Tư thế ngủ tăng nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển hộp sọ và trí não của trẻ

Nằm ngửa khi ngủ trong thời gian dài

Nằm ngửa được xem là tư thế ngủ an toàn nhất, giúp giảm áp lực lên cột sống của trẻ. Tuy nhiên, việc cho trẻ nằm ngửa ngủ trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đầu bẹt.

Những tháng đầu đời thì trẻ sơ sinh có cấu trúc xương sọ khá mềm. Vì vậy nếu có áp lực dồn nén lại vào một số điểm trên hộp sọ trong thời gian dài thì có thể làm biến dạng hộp sọ. Đây còn được gọi là hội chứng đầu bẹt.

Nếu trẻ bị bẹt đầu mức độ nặng sẽ khiến não bộ bị hạn chế khả năng mở rộng và đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng não kém phát triển. Để hạn chế các nhược điểm, bố mẹ nên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ ban ngày, khoảng 2 giờ đổi tư thế ngủ một lần.

Việc cho trẻ nằm ngửa ngủ trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đầu bẹt.

Việc cho trẻ nằm ngửa ngủ trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đầu bẹt.

Nằm nghiêng khi ngủ

Tư thế nào cũng mang đến ưu và nhược điểm riêng. Khi xét về tác hại, nếu trẻ thường xuyên nằm nghiêng khi ngủ có thể dẫn đến tật vẹo cổ. 

Tật vẹo cổ là tình trạng cơ cổ sternocleidomastoid bị rút ngắn lại khiến cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ lâu ngày bị vẹo cổ. Nguyên nhân trẻ dễ bị vẹo cổ khi nằm nghiêng là do hệ thống cơ (trong đó có cơ vùng cổ) vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển nên vẫn còn mềm, dễ gặp tổn thương.

Những trẻ bị vẹo cổ có đặc điểm chung là cổ nghiêng về một bên, mặt thì xoay sang hướng đối diện. Ví dụ nếu trẻ bị vẹo cổ bên trái thì đầu sẽ nghiêng theo bên trái nhưng mặt lại quay sang phải.

Khi cho trẻ bú mẹ có thể thấy trẻ sẽ chỉ thích bú một bên, nếu quay sang hướng ngược lại trẻ sẽ bị khó chịu. Nếu nhận ra trẻ có những triệu chứng này, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám tại Khoa Nhi càng sớm càng tốt để bác sĩ hướng dẫn thực hiện các bài tập kéo, giãn cổ cải thiện tật vẹo cổ cho trẻ.

Ngủ lâu ở một tư thế

Trên thực tế, với sự phát triển của thói quen sinh hoạt, những thay đổi sẽ dần dần xảy ra, chẳng hạn như trẻ luôn ngủ bên phải hoặc luôn ngủ bên trái, dẫn đến hiện tượng bất đối xứng hình dạng đầu.

Ngoài ra, việc ăn uống cũng ảnh hưởng đến cả hai bên mặt, nếu nhai lâu một bên sẽ khiến hai bên mặt khác nhau, mất cân đối. Những người có khuôn mặt hai bên cân đối hơn thì phải sử dụng cả hai bên răng thay vì chỉ một bên trong thời gian dài.

Muốn bé phát triển tốt về hình dạng đầu thì bố mẹ nên chú ý đổi tư thế cho con, không nên để trẻ ngủ ở một tư thế nhất định. Đồng thời, tạo ra môi trường ngủ thoải mái, an toàn.  

Nếu trẻ thường xuyên nằm nghiêng khi ngủ có thể dẫn đến tật vẹo cổ.

Nếu trẻ thường xuyên nằm nghiêng khi ngủ có thể dẫn đến tật vẹo cổ. 

Trẻ ngủ tư thế này tưởng an toàn nhất nhưng vô tình amp;#34;đánh cắpamp;#34; chiều cao - 5

Những điều bố mẹ cần lưu ý để trẻ có giấc ngủ ngon

Tốt nhất không nên cho bé dùng gối sớm

Các chuyên gia khuyên rằng không nên cho trẻ sơ sinh dùng gối trước 6 tháng, bởi lúc này cổ trẻ sơ sinh chưa phát triển tốt để đỡ đầu.

Nếu chỉ dùng gối để kê đầu trong giai đoạn này, trước hết sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đầu và cổ bé, dễ dẫn đến gù lưng, ảnh hưởng đến hình dạng đầu của bé.

Tránh nằm trên giường lún

Mẹ nên sử dụng một loại đệm cứng cho trẻ, thay vì các loại đệm mềm lún hoặc đệm nước. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bố mẹ không nên sử dụng các loại đệm gối mềm, bằng bông hoặc để các loại thú nhồi bông trong khu vực ngủ của trẻ.

Nói cách khác, bất cứ thứ gì có thể trùm lên hoặc che phủ đầu trẻ trong khi ngủ thì bố mẹ nên tránh sử dụng.

Bố mẹ chú ý tránh không che, trùm đầu của trẻ khi ngủ.

Bố mẹ chú ý tránh không che, trùm đầu của trẻ khi ngủ.

Tránh không che, trùm đầu của trẻ

Nhiều phụ huynh có thói quen trùm chăn kín đầu, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu không lưu ý kéo chăn khỏi đầu khi con đã ngủ say, có thể tăng nguy cơ ngạt thở ở tr

Khi ngủ trùm chăn kín đầu, lượng khí ôxy (O2) hít vào cơ thể sẽ giảm, khí carbonic (CO2) tăng, làm giảm sự trao đổi khí trong cơ thể với môi trường bên ngoài.

Trẻ hay ngủ trùm chăn kín đầu có thể gây ảnh hưởng liên quan tổn thương não. Ngoài ra, chăn mền không được giặt thường xuyên có thể ẩn chứa vi khuẩn, bụi, làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh.

Tạo môi trường an toàn khi ngủ

Khi ngủ, nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ nhàng. Không nên bó, quấn trẻ quá chặt khi ngủ và thường xuyên kiểm tra bằng cách chạm vào da trẻ xem trẻ có bị nóng quá hay không. Hãy để trẻ ngủ trong môi trưởng đủ mát, thoải mái với nhiệt độ phù hợp.

Hãy để trẻ ngủ trong môi trưởng đủ mát, thoải mái với nhiệt độ phù hợp.

Hãy để trẻ ngủ trong môi trưởng đủ mát, thoải mái với nhiệt độ phù hợp.

Trẻ càng thông minh càng khó nuôi, con có đặc điểm này mẹ hãy vui mừng
Những hành vi bố mẹ cho là "xấu" dưới đây có thể là dấu hiệu của việc trẻ sở hữu chỉ số IQ cao.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn