Cách chọn lòng lợn không hóa chất, không nhiễm bệnh, cực thơm ngon

Ngày 20/11/2019 14:41 PM (GMT+7)

PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm bày cách chọn lòng lợn ngon, không phải lợn bệnh.

Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, hiện nay có tình trạng sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa lòng heo trắng sáng và không còn mùi hôi thối, làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn gây bệnh.

Cách chọn lòng lợn không hóa chất, không nhiễm bệnh, cực thơm ngon - 1

Chị Lê Nguyên (33 tuổi) ở Hà Nội phát hiện ung thư vú giai đoạn IV khi đang làm mẹ của hai đứa con nhỏ. Cuộc sống hôn nhân gia đình mới bắt đầu với chị 6 năm qua, những tưởng phía trước sẽ là quãng ngày cả nhà rộn vang tiếng cười sau ngày dài lao động nhưng ngày nhận kết quả biết mình bị ung thư vú, chị Nguyên đã cùng chồng sắp xếp lại cuộc sống. Chị cố gắng sống vui vẻ bên các con, tập trung hoàn thành những nhiệm vụ của một người vợ, một người mẹ sẽ phải làm, nhất là nghĩa vụ nuôi dạy con nhỏ.

Cách chọn lòng lợn không hóa chất, không nhiễm bệnh, cực thơm ngon - 2

Cách chọn lòng lợn không hóa chất, không nhiễm bệnh, cực thơm ngon - 3

Do đó, để đảm bảo sức khỏe mọi người nên

Cách chọn lòng lợn không hóa chất, không nhiễm bệnh, cực thơm ngon - 4

tự mua lòng sống về và tự làm sạch.

Cách chọn lòng vừa ngon nhìn cảm quan bằng mắt thường là: Ống ruột căng phẳng phiu và tròn, màu trắng hồng, nhẵn nhụi, không có mùi lạ.

Nếu sờ vào lòng không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính có nổi những nốt u cục như hạt gạo là không tốt vì dễ từ lợn bệnh.

Để làm sạch lòng thì sau khi mua về có thể đem lộn trái rồi vuốt sạch chất nhớt bên trong hoặc có thể bơm nước vào bên trong để đầy các chấy nhầy ra rất nhanh.

Tuy nhiên, không cần thiết phải tuốt lộn ruột lòng ra hoặc bóp nhiều lần với muối. Mà thay vào đó, chỉ cần xả qua dưới vòi nước vào đoạn lòng cho mất dịch trong, sau đó rửa lại hoặc tuốt qua là được.

Cách chọn lòng lợn không hóa chất, không nhiễm bệnh, cực thơm ngon - 5

Người trưởng thành chỉ nên ăn lòng 2-3 lần trong tuần

PGS Nguyễn Duy Thịnh bày cách khử mùi hôi của lòng: Dùng nước cốt chanh, dấm để xát khử mùi. Sau đó rửa lại với nước muối để diệt khuẩn và làm sạch lại một lần nữa.

Tuy nhiên, PGS Nguyễn Duy Thịnh cũng cảnh báo, nội tạng động vật hay lòng lợn cũng nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt, thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu và có hại cho tim mạch.

Ngoài ra, lòng lợn là nơi có chứa rất nhiều ký sinh trùng vì vậy khi chế biến không sạch, luộc không chín kỹ tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng (giun, sán) sang người. Trong trường hợp lòng lợn có chứa vi khuẩn E.Coli lớn ăn vào có thể gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ cho người.

Do đó, khâu lựa chọn và chế biến vô cùng quan trọng. Khi lòng được làm sạch, luộc chín vừa ngon miệng lại hạn chế tối đa rước bệnh vào cơ thể.

Cách chọn lòng lợn không hóa chất, không nhiễm bệnh, cực thơm ngon - 6

PGS Nguyễn Duy Thịnh lưu ý khi ăn nội tạng

Cách chọn lòng lợn không hóa chất, không nhiễm bệnh, cực thơm ngon - 7

động vật: Chỉ mua nội tạng ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Khi bảo quản, để thực phẩm đã chín ở nơi sạch sẽ và cao ráo, không để chung với thực phẩm sống, tránh tình trạng bị lây nhiễm từ các nguồn thực phẩm bẩn khác.

Người trưởng thành chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần (khoảng 50-70 g một lần), trẻ em ăn 2 lần một tuần (khoảng 30-50 g mỗi lần).

Người già, người thừa cân, béo phì, người bị rối loạn mỡ máu hoặc mắc bệnh lý tim mạch tốt nhất không nên dùng các món ăn chế biến từ phủ tạng động vật.

Thanh Hằng.
Nguồn: [Tên nguồn].

Tin liên quan