tong_hop_magazine
tong_hop_magazine

Trung thu là Tết của thiếu nhi, là dịp để các bé có cơ hội được vui chơi, được thỏa sức bay nhảy với thế giới tuổi thơ thần tiên mơ mộng của mình. Các bé sẽ được người lớn tặng quà, sẽ được dẫn đi rước đèn đêm trăng sáng, xem múa lân và đặc biệt là tiết mục trông trăng, mơ màng đến thế giới thần tiên của chú Cuội, chị Hằng rồi cùng nhau phá cỗ.

Thế nhưng với những đứa trẻ mồ côi, Trung thu không có cha, không có mẹ, không có gia đình bên cạnh, chúng san sẻ niềm vui, nụ cười và những ước mơ ngây thơ và hồn nhiên nhất cùng nhau.

Đối với trẻ mồ côi tại ngôi chùa Kỳ Quang II (quận Gò Vấp, TP.HCM), Trung thu của chúng là những phần quà, bánh, là đèn lồng từ những mạnh thường quân, là những đêm nhạc do các anh chị sinh viên đến tận chùa chuẩn bị, nếm bánh trung thu, tay cầm lồng đèn, mắt hướng lên sân khấu xem ca nhạc. Trung thu của những đứa trẻ mồ côi vẫn đủ đầy và dư dả tình thương.

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 3

“Cha Cả ơi, Bin chạy bỏ con…”, “Cha ơi Hoa khóc…”… Cứ thế, hàng chục đứa trẻ, 4-5 tuổi có, 2-3 tuổi cũng có, thi nhau kéo tay, nắm áo vị trụ trì già.

Mỉm cười hiền hậu, vỗ về mãi chẳng xong, ông dang tay ôm hết thảy tụi nhỏ vào lòng, những ánh mắt trong veo nghiêng ngả ngắm nhìn người cha, tiếng khóc từ từ im bặt rồi tắt dần nhường chỗ cho những nụ cười giòn tan trỗi dậy. Cha âu yếm nhìn con, con nũng nịu níu tay cha, mè nheo đưa tay dụi mắt. Họ nhìn nhau, niềm hạnh phúc bao trùm khắp không gian, lây lan sang cả cho người đối diện.

Đó là hình ảnh được bắt gặp tại chùa Kỳ Quang II (quận Gò Vấp, TP.HCM) vào một buổi chiều tháng 8 âm lịch. Từ sân trải dài vào hành lang, đến trần nhà của từng căn phòng nhỏ đều rợp bóng những chiếc lồng đèn, báo hiệu cho một mùa Tết Trung thu đang cận kề. Người trụ trì già với nụ cười phúc hậu ấy là hòa thượng Thích Thiện Chiếu - “cha Cả” của 245 đứa trẻ mồ côi, khuyết tật đang được nuôi dạy tại chùa. Nhớ lại những ngày năm 1975, khi ông mới về làm trụ trì chùa Kỳ Quang, 2 bên chùa chỉ toàn là cây cối um tùm. Hình ảnh những đứa trẻ áo quần rách tươm, lả đi vì đói vẫn đều đặn đến chùa xin ăn vào mỗi chiều ám ảnh vị trụ trì vào tận giấc ngủ. Hỏi ra mới biết, đấy là những đứa trẻ ăn xin mồ côi.

Nắm tay dắt các bé vào chùa, cho các em bộ quần áo lành lặn, những bữa cơm no, mối lương duyên của ngôi chùa bé nhỏ với những mảnh đời mồ côi thật sự được khơi nguồn khi năm 1994, mái ấm cho trẻ em cơ nhỡ được chính thức ra đời.

Như một cuốn phim ngưỡng vọng về quá khứ, sư thầy nhẹ nhàng cất giọng kể về một sáng bão to năm Canh Thìn (2000), lá rụng dày đặc sân chùa, tiếng gió thổi bàng bạc qua những tán cây, mưa rả rích, vị trụ trì phát hiện cặp sơ sinh còn đỏ hỏn trong chiếc giỏ nhỏ đang yếu ớt khóc vì lạnh và đói sữa.

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 4

“Bồng các con trên tay, tôi xúc động rơi nước mắt. Đặt các con là Sơn và Thủy vì muốn mượn hình tượng Núi và Nước để nhắc nhớ về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái của mình. "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Tôi tin rằng không cha mẹ nào muốn bỏ rơi núm ruột của mình. Đôi khi có những điều khiến họ lâm vào bế tắc. Dù thế nào, công cha, nghĩa mẹ vẫn là những điều lớn lao”, ngâm câu ca, sư thầy nói.

Theo chân thầy Thích Thiện Chiếu đi dọc hành lang khu nhà cho các bé mới cảm nhận được tình yêu thương to lớn thế nào của những đứa trẻ dành cho cha. Đang ăn cơm, thấy cha đi ngang, bé Bình An (4 tuổi) lắc đầu ngoay ngoảy tỏ ý không muốn ăn tiếp rồi chạy vội về phía cửa phòng, lớn tiếng gọi “Cha, cha”. Vén từng đoạn tóc xoăn “không đụng hàng” của cậu con bé nhỏ, vị hòa thượng khẽ cất giọng âu yếm nói với Bình An: “Cha ẵm rồi, con xuống ăn tiếp đi, nha”. Ghé môi hôn lên má sư trụ trì, cậu bé làm vướng một hạt cơm trắng phau. Phát hiện sự việc, cu cậu nắc nẻ ngồi cười.

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 5

Một lần khác, vào buổi trưa, sau khi trở về chùa từ một cuộc họp, thầy trụ trì phát hiện một chiếc giỏ còn mới tinh được đặt cạnh bãi rác. “Thấy tiếc khi chiếc giỏ còn mới mà bị vứt đi, tôi nhặt về định trưng dụng nếu không hư hại gì. Mở dây kéo chiếc túi ra, tôi phát hiện một bé sơ sinh. Bé không khóc mà ngược lại còn nhìn tôi và nhoẻn miệng cười, nụ cười trong sáng và đẹp như hoa, nên tôi đặt là Hoa Đạo. Bé ngủ ngon, ngoan giấc lại rất thông minh. Nếu tôi không kịp mang vào, bé dễ bị xe rác hốt đi, thậm chí chết vì túi được kéo kín mít”, sư thầy nói.

245 đứa trẻ được nhận nuôi là 245 tờ giấy khai sinh khuyết mục tên cha mẹ, chỉ có tên sư thầy ở mục giám hộ, là 245 cái tên ý nghĩa, gợi nhắc và thể hiện niềm tin tưởng vào tương lai của những đứa trẻ mồ côi.  Nhìn chúng như những đứa con của đất, trần trụi, lấm lem như đất, thậm chí sẽ sớm về lại với đất nếu không được tận tay nuôi dưỡng từ sư trụ trì.

Người ta bảo “mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm”, thế nhưng có những đứa trẻ không có cha lẫn mẹ, vẫn kiêu hãnh sống với vẹn tròn nhất lòng tin và nghị lực. Đối với chúng, những nỗi đau dù sâu hay sắc đến mấy vẫn sẽ dần xóa nhòa nếu được bảo bọc bằng tình yêu thương.

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 6

Ghé vội vào căn phòng nơi có hơn hàng chục đứa trẻ bất hạnh đang nằm thoi thóp trên giường bệnh, sư trụ trì bất chợt thở dài: “Có những đứa trẻ đến với chùa khi dây rốn vẫn còn nguyên trên người, đứa thì nhiễm trùng cả phần bụng, có bé mắc não úng thủy bị cha mẹ bỏ rơi, đứa thì lăn lóc trước cửa chùa với gương mặt không còn thấy rõ vì khối u quá lớn. Các con đến đây, chùa đều dang tay đón nhận, nếu cha mẹ chối bỏ thì thầy và đức Phật sẽ mở lòng để bảo bọc và yêu thương các con”.

Bước đến bên nôi của Ngọc Kiều Nữ, cô bé 19 tháng có gương mặt sáng, thông minh, xinh xắn nhưng bị khiếm khuyết cả 2 cánh tay, thầy Thích Thiện Chiếu bất chợt cất lời hát ru: “Ầu ơ…Con tôi không có bàn tay, ai thương ai giúp ngày rày mang ơn. Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, khó đi cha dắt con đi, con đi trường học, cha tu độ đời”.

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 7

Nghe được lời ru, bên trong chiếc nôi, có đôi môi thiên thần cũng vừa mấp máy mỉm cười. Chớp mắt vài cái, nhận ra cha, cô bé “cánh cụt” trở mình ra dấu đòi bế. Ẵm con trên tay, hôn vào má con, sư thầy trìu mến cho biết dù khuyết tật đôi tay nhưng Kiều Nữ rất thông minh, hoạt bát. Em có thể sử dụng đôi chân để làm mọi thứ, đưa chân lên gãi đầu, đùa giỡn, trêu ghẹo các anh chị.

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 8

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 9

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 10

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 11

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 12

Bước về hướng cuối phòng, sư thầy khẽ cất giọng gọi: “Ngân ơi”. Nghe tiếng cha, cô gái vội buông chén cơm, chạy ào đến rồi nũng nịu dụi vào tay sư trụ trì hệt như một đứa lên 3. Hỏi ra mới biết, Ngân nay đã 25 tuổi, được sư thầy nhận nuôi khi bị bỏ rơi vì gương mặt mang một khối u bướu chiếm hết cả phần trán và mũi. Trải qua 4 ca phẫu thuật lớn trên não để nạo sạch phần bướu khiến thần kinh của Ngân cũng không còn ổn định, nói ngô nghê và hành động như một đứa trẻ thơ.

Vuốt tóc con gái, sư thầy quay sang nói: “Tôi thấy cuộc đời mình may mắn, khi vừa là mẹ, vừa là cha của mấy trăm đứa trẻ. Đời này, đẹp nhất, thiện lành và trong trẻo nhất chính là nụ cười trong trẻo của con thơ, là tiếng gọi cha, là những cái ôm đầy tình thương thật sự. Mỗi cuộc gặp gỡ trong cuộc đời này đều là một cái duyên. Đã có duyên gặp nhau, dù khó khăn, vất vả đến mấy, chỉ cần còn một hơi thở, người làm cha như tôi cũng phải cố gắng mà lo lắng cho các con”.

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 13

Cuộc trò chuyện bất chợt ngắt quãng khi thầy đưa tay chỉ về hướng cổng chùa, nơi có cậu thanh niên đang dắt tay 7 em nhỏ trở về lại chùa sau buổi học tại trường. Nhìn hình ảnh chàng trai vạm vỡ, to lớn kia, ít ai có thể hình dung ra 19 năm trước, em là một trong 2 đứa trẻ đỏ hỏn, yếu ớt khóc, cũng là những đứa trẻ đầu tiên bị bỏ rơi ở chùa, được sư trụ trì nhận nuôi dưỡng. Em là Sơn, là núi, vững chãi và hiên ngang.

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 14

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 15

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 16

Dắt tay mấy đứa em vào từng phòng, dọn dẹp cặp sách rồi giao tụi nhỏ lại cho cô bảo mẫu, Sơn vội quay trở xuống phòng ăn, phụ các cô bón cơm thêm cho vài bé còn lại. “Em lớn lên tại chùa, được cha và các má yêu thương, được các anh chị em đùm bọc, đối với em đó đã là hạnh phúc. Cha hay dạy tụi em phải biết thứ tha, em không biết cha mẹ ruột của mình đang ở đâu nhưng dù gì đi nữa, có cha mẹ mới có tụi em.

Cuộc đời bắt họ lựa chọn và bất đắc dĩ, rời xa con mình là điều mà họ bắt buộc phải làm. Em chưa từng một lần thắc mắc hay trách cứ vì hoàn cảnh của mình, mỗi việc trên cuộc đời xảy ra đều là những mối duyên từ trước. Náu mình nơi cửa Phật, em cảm thấy đó thật sự là một điều hạnh phúc, mồ côi chưa bao giờ là một sự thiếu thốn, khi tụi em luôn dư dả tình yêu thương”, Sơn nói.

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 17

Hiện tại, Sơn cùng em là Thủy vừa đậu vào 2 trường Cao đẳng trên địa bàn, em chọn học nghề bếp, còn Thủy học kinh doanh. “Chúng em luôn tâm niệm phải cố gắng hết sức mình, không phải chỉ vì cho bản thân mình, mà còn để sau này phụ giúp cha, lo lại cho các em”, khẽ xoa đầu bé Minh Tâm, Sơn mỉm cười nói.

Tạm biệt những đứa trẻ ở chùa Kỳ Quang II khi ánh nắng đã lùi dần, màn đêm dần buông xuống, hình ảnh Cún - cậu bé 5 tuổi tự hào vỗ ngực bảo: “Lớn lên con sẽ làm cảnh sát bắt cướp”; cậu bé Bình An với mái tóc xoăn chạy lên 2 tầng lầu đưa cho đứa em chiếc đèn lồng khi được mạnh thường quân trao tặng; hình ảnh chục đứa trẻ với những mái đầu chỏm loi nhoi, cười nghiêng ngả khi ngồi trên “chiếc thuyền” là tấm áo choàng vàng một đầu cột chặt vào người cha, một đầu trải rộng đủ chỗ cho hơn chục đứa trẻ con ngồi.

Rồi cứ thế, con níu tay nhau, bình yên ngồi trên chiếc thuyền chòng chành, cha kéo lê đi khắp các dãy hành lang. Câu hát “Nhong nhong nhong, cha làm con ngựa, để cho con nương tựa suốt đời” cứ vang vọng và hiện về mồn một, hòa lẫn với ráng nắng chiều.

Không có bố mẹ mua quà, 245 đứa trẻ amp;#34;nhặtamp;#34; niềm vui Trung thu từ đôi người xa lạ - 18

Content: Huy Vân

Media: Nguyễn Quân

Thuylt
Nguồn: [Tên nguồn]