Mỹ nhân - Câu chuyện Thị Thừa "hồng nhan bạc mệnh"

Ngày 13/11/2015 10:09 AM (GMT+7)

Mỹ nhân đều mong được quân vương để ý, nhưng “chơi với vua như chơi với hổ”, huống chi là yêu thương?

Mỹ Nhân đã phần nào khơi gợi lại câu chuyện “hồng nhan bạc phận” kinh điển thông qua số phận của Thị Thừa. Lịch sử truyền lại rằng, nàng sống vào khoảng thế kỷ thứ XVII, quê ở Nghệ An, dung mạo xinh đẹp lại giỏi đàn ca hát xướng. Rồi không rõ vì lý do gì mà nàng lưu lạc vào tận trong Nam rồi hạnh ngộ với thái tử Nguyễn Phúc Tần. Mê đắm nhan sắc và tài năng của người con gái xứ Nghệ, Phúc Tần đã dung nạp nàng làm thiếp, đưa vào phủ cùng chung sống.

Tưởng đời người con gái nay đã tìm được chỗ nương dựa, ngờ đâu Phúc Tần (lúc này đã lên ngôi Chúa) trong một lần đọc sách, đọc tới điển tích vua Ngô vì yêu nàng Tây Thi mà điêu đứng, bỏ bê việc triều chính, lòng dân không yên, quan vương phản đối, bỗng nảy sinh tâm lý lo sợ bản thân mình sẽ bị chìm đắm trong tình yêu với Thị Thừa mà tái phạm lỗi lầm của người đi trước. Thế là Chúa sai Thị Thừa mang áo cho tâm phúc của ngài là Nguyễn Phúc Kiều, lại giấu bức thư trong tay áo, ngầm lệnh cho Kiều đem nàng đi dìm chết.

Mỹ nhân - Câu chuyện Thị Thừa quot;hồng nhan bạc mệnhquot; - 1

Thị Thừa và câu chuyện hồng nhan bạc mệnh.

Thị Thừa vốn chỉ là một con hát nhỏ nhoi, câu chuyện về nàng cũng chỉ là đôi ba dòng trong sách sử. Mỹ Nhân đã giúp chúng ta hiểu phần nào về số phận của người đàn bà đẹp nhưng bạc mệnh này. Thị Thừa trên màn ảnh rộng do Triệu Thị Hà thủ vai, một mỹ nhân hiếm hoi còn sót lại với những đường nét phúc hậu, tròn trịa và hiền lành đúng “chuẩn” phụ nữ Việt Nam thời trước. Dù rằng diễn xuất của cô chưa thật xuất sắc hay bộ phim chưa thực sự hoàn mỹ thì chúng ta cũng nên vui mừng rằng, nỗi oan khuất của người con gái năm nào nay đã được hậu thế biết đến và cảm thông nhiều hơn.

Mỹ nhân - Câu chuyện Thị Thừa quot;hồng nhan bạc mệnhquot; - 2

Thị Thừa - cô đào hát nhỏ nhoi giữa cuộc tranh giành địa vị.

Mỹ nhân - Câu chuyện Thị Thừa quot;hồng nhan bạc mệnhquot; - 3

Một thời vàng son của Thị Thừa và chúa Nguyễn Phúc Tần.

Ngược dòng lịch sử, không ít người đẹp đã phải chịu chung số kiếp với Thị Thừa. Nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến nàng Tây Thi thời Xuân Thu, nàng mang thân nữ nhi đi ngàn dặm tới nước Ngô, mê hoặc Ngô vương Phù Sai, tạo cơ hội cho Việt vương Câu Tiễn phục quốc và làm nước Ngô diệt vong. Công trạng oanh liệt là thế nhưng cuối cùng Tây Thi cũng không tránh khỏi cái chết, mà lại là một cái chết bí ẩn, không rõ nguyên do.

Hay một trong tứ đại mỹ nhân khác là Dương Quý Phi với sắc đẹp “hoa nhường nguyệt thẹn” cũng không thể có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Sinh ra trong gia đình danh giá, từ bé nàng đã được học cầm kì thi họa. Mười bảy tuổi, Dương Quý Phi vào cung làm vợ của hoàng tử Lý Mạo. Nhưng về sau, nàng được cha của Lý Mạo là vua Huyền Tông (Đường Minh Hoàng) sủng hạnh, mong muốn chiếm đoạt nàng làm vợ. Đáng lẽ đã có thể an hưởng phú quý bên Đường Minh Hoàng nhưng Dương Quý Phi lại tư thông với An Lộc Sơn, tiếp tay cho hắn dấy binh tạo phản. Đường Minh Hoàng đưa mỹ nhân cùng mình chạy khỏi kinh thành. Trên đường đi, quan quân gây sức ép buộc Đường Minh Hoàng phải trừ khử mầm mống tai họa là Dương Quý Phi. Nàng bị siết cổ chết khi mới 38 tuổi.

Ở Việt Nam, không lâu sau thời của Thị Thừa cũng xuất hiện một kỳ nữ bạc mệnh khác là Đặng Thị Huệ. Thị Huệ vừa có nhan sắc lại vừa có tham vọng, chính nàng đã gây ra bao nhiêu sóng gió trong phủ chúa Trịnh và lịch sử Đàng Ngoài. Mặc dù đã thành công đưa được con trai mình lên ngôi Chúa nhưng Thị Huệ cũng chẳng được sung sướng bao lâu. Sau cuộc binh biến của quân Tam phủ, chúa nhỏ qua đời, Thị Huệ bị bắt giam, hành hạ, đánh đập. Cuối cùng Thị Huệ uống thuốc độc mà chết.

Mỹ nhân - Câu chuyện Thị Thừa quot;hồng nhan bạc mệnhquot; - 4

Tây Thi

Mỹ nhân - Câu chuyện Thị Thừa quot;hồng nhan bạc mệnhquot; - 5

Dương Quý Phi

Mỹ nhân - Câu chuyện Thị Thừa quot;hồng nhan bạc mệnhquot; - 6

Đặng Thị Huệ

Tuy nhiên, nếu nhìn lại tất cả những phận hồng nhan này, chắc chắn ít người phải chịu cái chết oan khốc như Thị Thừa, bị chính tay người mình yêu thương ra lệnh hạ sát, mà lại còn vì một mối “lo xa” rất hoang đường trong khi bản thân nàng chỉ mong an phận thủ thường, không hề muốn bon chen, đấu đá, tranh giành địa vị của cải gì cho mình. Có lẽ vì thế mà cái chết của nàng trở thành “vết nhơ” trong cuộc đời của Chúa Nguyễn Phúc Tần - người được dân gian xưng tụng là Hiền Vương do tài cai trị anh minh. Lễ cầu hồn Thị Thừa ở cuối phim Mỹ Nhân dường như là chút an ủi Phúc Tần dành cho vong linh người con gái vô tội mà ngài đã lỡ giết hại năm xưa, nhưng tất cả đều đã quá muộn…

Tiểu Bân
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phim chiếu rạp