Văn hóa xem phim xấu của một bộ phận người Việt: Vô tư quá có ngày "mọt gông"

Ngày 14/11/2017 15:30 PM (GMT+7)

Hàng loạt bộ phim rạp nổi tiếng đã gặp phải tình trạng bị quay lén. Những người thực hiện hành vi dường như không hề biết sự vô tư thái quá của mình đang vi phạm pháp luật.

Văn hóa xem phim xấu của một bộ phận người Việt: Vô tư quá có ngày amp;#34;mọt gôngamp;#34; - 1

Hãy nhìn hình ảnh trên, nếu bạn là một tín đồ phim rạp, hẳn đã quá quen với nó. Bởi đó là đoạn trình chiếu về quy định xem phim luôn được phát trước khi khán giả thưởng thức bất cứ bộ phim nào tại rạp. Song không phải khán giả nào đến xem cũng tôn trọng tuyệt đối. Văn hóa xem phim xấu xí của một số người Việt từng được chàng Tây Kyo York chỉ ra với 13 điều đáng xấu hổ. Thế nhưng những điều này vẫn không ngừng được bộc lộ.

Chàng ca sĩ Tây ấy hẳn sẽ còn khó chịu hơn khi biết một bộ phận người Việt còn "quên" điều đầu tiên mà các rạp luôn "dặn" khán giả: Không sử dụng các thiết bị ghi hình, điện thoại. Tình trạng chụp trộm, quay lén phim rạp đang trở thành một vấn nạn gây bức xúc, cho thấy sự xuống cấp về ý thức của một bộ phận khán giả đến rạp.

Văn hóa xem phim xấu của một bộ phận người Việt: Vô tư quá có ngày amp;#34;mọt gôngamp;#34; - 3

Điển hình nhất là mới đây bộ phim Cô ba Sài Gòn đã nhanh chóng gây sốt phòng vé ngay khi vừa ra mắt. Thế nhưng ra rạp chưa lâu, bộ phim đã xuất hiện bản quay lén khi bị livestream trái phép trên một trang chuyên về phim. Nhà sản xuất phim Ngô Thanh Vân đã rất bức xúc, cô còn vào hẳn fanpage đó để phản ứng.

Văn hóa xem phim xấu của một bộ phận người Việt: Vô tư quá có ngày amp;#34;mọt gôngamp;#34; - 4

Đồng thời, "đả nữ" thể hiện sự bất lực trên trang cá nhân của mình: "Tôi cảm thấy thật bất lực trước ý thức của những người trẻ xem phim. Tôi đang khóc cho thành quả lao động của ê-kíp mình. Tôi thật sự nản các bạn à. Nó như cái tát vào mặt để tôi tỉnh lại. Làm phim đã khó, thị trường phim thì gian nan. Đến với khán giả còn phải đối mặt với những người vô ý thức livestream như vậy. Mong hãy giúp report trang phim để những người giết phim Việt như thế này biến mất trên cõi đời này".

Người đẹp họ Ngô còn thất vọng đến mức cô thông báo đây có thể là bộ phim cuối cùng mình sản xuất nếu tình trạng này cứ diễn ra. Ngay sau đó, thủ phạm quay lén đã bị bắt và là một nam thanh niên 19 tuổi ngụ tại Vũng Tàu.

Trailer phim "Cô Ba Sài Gòn"

Trước đó, phim Tấm cám: Chuyện chưa kể của Ngô Thanh Vân cũng bị quay lén trong rạp ngay trong thời điểm vừa phát sóng. Được biết, một bạn gái trẻ xem phim tại TP.HCM đã livestream toàn bộ nội dung phim lên trang cá nhân của mình. Ngay sau đó rạp phim đã kịp thời phát hiện và mời bạn nữ ra ngoài làm việc, yêu cầu gỡ bỏ đoạn video đó, đồng thời lập biên bản xử lý tại cụm rạp.

Không chỉ có vậy, hàng loạt bộ phim Việt khác cũng phát hiện bị quay lén ngay khi vừa ra rạp. NSND Hồng Vân và ê-kíp cũng từng buồn lòng khi bộ phim Xóm trọ 3D bị quay lén và livestream trên mạng xã hội ngay ở ngày công chiếu thứ 5. 

Văn hóa xem phim xấu của một bộ phận người Việt: Vô tư quá có ngày amp;#34;mọt gôngamp;#34; - 5

“Để làm được một bộ phim là biết bao nhiêu công sức của hơn 100 người. Chúng tôi đã đổ quá nhiều mồ hôi, thậm chí cả máu và nước mắt để làm nên những thước phim tử tế, đàng hoàng cho khán giả thưởng thức. Vậy mà, vài người thiếu ý thức lại làm tổn hại đến chúng tôi. Chúng tôi buồn lắm. Bạn mua một vé, hai vé xem phim so với gần cả tỷ đồng chúng tôi làm phim thì có đáng là bao. Bạn vào rạp được phục vụ chu đáo, màn hình lớn, âm thanh sống động, bỏ đồng tiền để thưởng thức nghệ thuật đàng hoàng có phải tốt hơn không, sao lại phải xem phim lén như vậy", Hồng Vân chia sẻ.

Cũng cách đây không lâu, bộ phim Em chưa 18 của đạo diễn Lê Thanh Sơn và Charlie Nguyễn đã tạo ra hiệu ứng lớn và khiến khán giả tò mò về tình tiết của phim, ngay sau đó ê-kíp cũng phát hiện ra bản quay lén do một cô gái đã livestream cho gia đình và bạn bè trên mạng xã hội cùng xem.

Văn hóa xem phim xấu của một bộ phận người Việt: Vô tư quá có ngày amp;#34;mọt gôngamp;#34; - 6

Các diễn viên tham gia trong phim hay cả các đồng nghiệp không có mặt trong phim đã bày tỏ thái độ bức xúc khi những thước phim của Em chưa 18.

Kiều Minh Tuấn buồn rầu: “Nhìn buồn quá, mong mọi người ý thức được việc làm này là sai trái”. Người bạn đời của anh - Cát Phượng cũng lên tiếng: “Không biết phải nói sao với những loại người vô ý thức. Vào rạp xem mà còn ngồi quay trực tiếp là sao ta”.

Các nhà làm phim Lô tô, Em là bà nội của anh, Gái già lắm chiêu, Chạy đi rồi tính, Kong đảo đầu lâu... cũng đều "ruột đau như cắt" và lên tiếng khi thành quả lao động của mình bị quay lén và chia sẻ tràn lan khắp mạng xã hội.

Văn hóa xem phim xấu của một bộ phận người Việt: Vô tư quá có ngày amp;#34;mọt gôngamp;#34; - 7

Diễn viên Midu cũng từng giận dữ vì việc 3 khán giả trẻ khi xem 4 năm 2 chàng 1 tình yêu đã bật chế độ livestream toàn bộ nội dung phim đưa lên Facebook cá nhân của mình. Sự việc xảy ra tại hai rạp phim ở Đồng Nai và Tiền Giang.

“Mỗi bộ phim là tâm huyết và công sức của cả nhà sản xuất và ekip phim nên mỗi khán giả đến rạp hãy là một khán giả văn minh để nền điện ảnh nước nhà ngày càng phát triển. Mong rằng khán giả sẽ ra rạp ủng hộ phim Việt và đừng để những cá nhân quay lén, chụp lén phát tán phim làm ảnh hưởng nhà sản xuất nhé”, Midu nói.

Văn hóa xem phim xấu của một bộ phận người Việt: Vô tư quá có ngày amp;#34;mọt gôngamp;#34; - 8

Có thể nói, trong vòng 2 năm trở lại đây, tình trạng quay lén phim diễn ra hết sức phổ biến, trở thành một vấn nạn đáng báo động. Phim vừa ra rạp, cư dân mạng đã tìm kiếm ngay được "phim bản cam" trên mạng.

Dù những bản quay lén có chất lượng cực kỳ thấp nhưng vẫn thu hút đông đảo bạn trẻ truy cập. Bởi nó thỏa mãn tâm lý thích MIỄN PHÍ đã ăn sâu trong máu của một bộ phận người Việt, bất kể cái gì cũng muốn miễn phí, từ ăn miễn phí cho tới xem miễn phí. Thay vì thưởng thức bộ phim một cách sắc nét, sống động tại rạp, nhiều người sẵn sàng ngồi nhà xem những phim bản cam mờ mờ, giật lắc để khỏi mất tiền mua vé, mất công đến rạp.

Văn hóa xem phim xấu của một bộ phận người Việt: Vô tư quá có ngày amp;#34;mọt gôngamp;#34; - 9

Chỉ một hành động nhỏ của khán giả vô ý thức nhưng các nhà làm phim, nhà phát hành tổn thất lớn không kể. Ngoài những thiệt hại kinh tế như doanh thu bị sụt giảm nghiêm trọng có thể đo lường được thì các nhà phát hành sẽ rất mất đi uy tín. Dù nhiều phòng chiếu phim đã gắn camera và tăng cường công tác kiểm tra nhưng tình trạng này vẫn diễn ra.

Người quay lén có thể đơn giản chỉ quay để câu view, câu like, khoe nhằm thể hiện mình. Chỉ vì vài phút lén lút, lấm lét giơ máy trong rạp mà các khán giả vô ý thức này đã "đạp đổ công sức" của bao nhiêu người. Song họ dường như không hề biết hành động vô tư của mình là vi phạm pháp luật.

Thực tế theo quy định của pháp luật, người quay lén không chỉ bị xử lý hành chính mà có thể bị chịu tội hình sự, phạt tù lẫn phạt tiền. Bởi đây là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tại điều 27, Nghị định 131/2013 quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Tuy nhiên nếu hành vi quay phim lén và phát tán gây thiệt hại về kinh tế cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan thì có thể bị xử lý hình sự, quy định tại điều 170a bộ luật Hình sự:

Nếu chủ thể sử dụng bản quay lén nhằm vào mục đích thương mại thì có thể bị phạt tiền từ 50 - 500 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm; phạm tội có tổ chức hoặc phạm tội nhiều lần thì bị phạt tiền từ 400 triệu đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Tuy nhiên, dường như chưa có trường hợp quay lén phim rạp nào bị xử lý hình sự. Các nhà làm phim, nhà phạt hành phim mong muốn những cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị chịu sự trừng phạt đích đáng của pháp luật.

“Người quay lén bất chấp pháp luật, người phát tán vì lợi nhuận thì không hề có ý thức tôn trọng bản quyền điện ảnh. Chừng nào ý thức người xem phim tốt thì mới hy vọng đẩy lùi hành vi tiêu thụ nghệ thuật kém văn hóa và bảo vệ thành quả của những người làm nghệ thuật chân chính”, Luk Vân - đạo diễn phim 4 năm 2 chàng 1 tình yêu có Midu thủ vai đã bày tỏ.

Văn hóa xem phim xấu của một bộ phận người Việt: Vô tư quá có ngày amp;#34;mọt gôngamp;#34; - 10

Nhà sản xuất Tấn Trực thì yêu câu xử lý nghiêm những vụ việc tương tự: "Nếu không làm nghiêm sự việc này thì tình trạng cứ tiếp diễn, phim chắc chắn sẽ không hoàn đủ vốn đã đầu tư”.

Còn nhớ cách đây vài năm, bộ phim gây nhiều tranh cãi Bụi đời Chợ Lớn đã bị rò rỉ và phát tán trên mạng. Johnny Trí Nguyễn khi ấy đã thẳng thắn, anh mong kẻ phát tán phim bị phạt thật nặng: "Tôi mong cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ cá nhân nào đã xâm phạm bản quyền của hãng phim, của nhà đầu tư và mong hình phạt dành cho kẻ này thật nặng để cảnh cáo về sau. Hành vi xâm phạm bản quyền như vậy rất tai hại cho nền điện ảnh nói riêng".

Văn hóa xem phim xấu của một bộ phận người Việt: Vô tư quá có ngày amp;#34;mọt gôngamp;#34; - 11

>> XEM TIẾP: 10 bộ phim gây tranh cãi vì để trẻ em đóng cảnh “nhạy cảm”

Hải Miên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phim chiếu rạp