Hình ảnh sa tử cung độ 2 ở phụ nữ bị sa tử cung sau sinh 

Ngày 13/03/2020 15:14 PM (GMT+7)

Xem hình ảnh sa tử cung độ 2 ở phụ nữ sau sinh sẽ giúp các chị em biết được mình đang ở mức độ nào và sớm phát hiện bệnh khi đang ở giai đoạn bắt đầu, chưa gây nguy hại đến sức khỏe. 

Sa tử cung (sa dạ con) là bệnh lý của nữ giới liên quan đến dạ con, bàng quang. Tử cung nếu bình thường sẽ được giữ tại vị trí nằm sâu bên trong ổ bụng, bao bọc bởi các lớp cơ, khu vực xung quanh vùng đáy chậu, thành âm đạo, các dây chằng bụng, chậu hông. Do một lý do nào đó như mang thai, sinh nở, vận động mạnh mà những bộ phận neo giữ tử cung bị dãn ra, áp lực trong ổ bục khi phụ nữ ho, rặn, thở mạnh…sẽ làm tử cung bị tụt dần xuống thấp gây nên tình trạng sa tử cung. 

Rất nhiều phụ nữ sau sinh bị sa tử cung nhưng ở các mức độ khác nhau như gây tiểu khó, bị đau và sưng phù ở tử cung…làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe sinh sản lần tiếp theo của chị em sau này. 

Hình ảnh sa tử cung độ 2 ở phụ nữ bị sa tử cung sau sinh  - 1

Rất nhiều phụ nữ sau sinh bị sa tử cung nhưng ở các mức độ khác nhau như gây tiểu khó, bị đau và sưng phù. Ảnh minhh họa

Sa tử cung độ 2 là tình trạng tử cung bị tụt xuống bên ngoài cửa âm đạo và nếu làm việc nặng, hoạt động nhiều có thể nhìn thấy. Tuy chưa nguy hiểm như sa tử cung độ 3 nhưng cũng là tình trạng đáng “báo động”.

Nhận biết sớm bệnh qua hình ảnh sa tử cung độ 2 sau sinh 

Theo công bố từ Bộ Y tế, tại Việt Nam, có khoảng 10% phụ nữ bị sa tử cung, chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 40-60. Tuy nhiên, hiện nay, mức độ sa tử cung đang dần trẻ hóa, rất nhiều chị em chưa trải qua lần sinh nở nào hoặc chị em lứa tuổi dưới 30 vừa sinh xong cũng vẫn có thể bị sa tử cung. Trong đó, sa tử cung mức độ 2 là phổ biến nhất. 

Dưới đây là hình ảnh sa tử cung độ 2 sau sinh:

Hình ảnh sa tử cung độ 2 ở phụ nữ bị sa tử cung sau sinh  - 2

Hình ảnh sa tử cung sau sinh của phụ nữ sau khi sinh con. Ảnh minh họa

Hình ảnh sa tử cung độ 2 ở phụ nữ bị sa tử cung sau sinh  - 3

Nhận biết sớm bệnh qua hình ảnh sa tử cung độ 2 sau sinh. Ảnh minh họa

Ngoài việc phát hiện thông qua hình ảnh sa tử cung sau sinh, chị em cũng có thể nhận thấy các biểu hiện của sa tử cung độ 2 như:

- Đau đớn, không tự chủ khi đi tiểu tiện, đặc biệt là vấn đề đại tiện gặp khó khăn. Mỗi lần ho hoặc hắt hơi có thể bị són ra ngoài. 

- Khi quan hệ hoặc đi đại tiểu tiện có cảm giác như tử cung bị tụt ra khỏi âm đạo.

- Những dấu hiệu bị sa tử cung sau khi sinh thường nhẹ hơn vào sáng sớm và nặng hơn trong ngày.

- Ở vùng bụng dưới luôn có cảm giác đau, nặng, bị căng tức khó chịu.

- Bị chảy máu âm đạo bất thường, khí hư ra nhiều trắng và loãng, bị đau lưng dưới. 

Nguyên khiến bị sa tử cung sau sinh ở phụ nữ 

- Do quá trình mang thai và sau sinh vẫn còn to và nặng khiến các dây chằng ở vùng đáy chậu hoạt động, nâng đỡ quá mức nên không thể đàn hồi như trước.

- Một số mẹ sau sinh thường hoạt động mạnh trong khoảng tháng đầu khiến tử cung không co hồi như trước. 

- Phụ nữ sinh non nhiều lần.

- Sản phụ làm việc quá sức, mang vác vật nặng, bị suy nhược cơ thể. 

- Sau sinh, chị em thường bị táo bón lâu ngày, khi đại tiện rặn với lực lớn. 

Những trường hợp bị sa tử cung sau khi sinh mổ thường rất hiếm nhưng vẫn có thể xả ra do các cơ, dây chằng vùng chậu bị giãn khi mang thai. 

Cách chữa sa tử cung sau sinh dành cho các mẹ

Mẹ nên phòng ngừa bệnh sa tử cung độ 2 nói riêng, sa tử cung nói chung ngay từ sau khi sinh hơn là để xuất hiện và nặng hơn.

- Trước hết, mẹ cần siêu âm, chụp MRI để chẩn đoán mức độ bị sa tử cung. Nếu nặng cần điều trị theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Nếu nhẹ, có thể điều trị tại nhà. 

Hình ảnh sa tử cung độ 2 ở phụ nữ bị sa tử cung sau sinh  - 4

Bài tập Kegel được dùng như một cách chữa sa tử cung sau sinh hiệu quả. Ảnh minh họa

- Tiếp theo, mẹ có thể áp dụng cách chữa sa tử cung sau sinh tại nhà khi ở mức độ nhẹ như:

+ Thực hiện một số bài tập Kegel để giúp dạ con đàn hồi tốt hơn. 

+ Thay đổi thói quen làm việc, vận động. 

+ Ăn uống đủ chất và cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là các chất bổ khí, bổ thận.

+ Tránh thực hiện những động tác khiến bụng phải nín nhiều như nhịn tiểu, đứng lâu, ngồi lâu.

+ Uống nhiều nước mỗi ngày. 

Những hình ảnh sa tử cung độ 2 sau sinh có thể điều trị sớm giúp tránh những biến chứng nguy hiểm về sau như gây lở loét âm đạo, sa các cơ quan ở vùng chậu… Do đó, chị em cần tuyệt đối lưu ý nếu thấy những bất thường trên cơ thể, nên thăm khám phụ khoa kịp thời để phòng tránh nhanh nhất. 

Sa tử cung - căn bệnh có thể khiến chị em mất tử cung vĩnh viễn
Người bị sa tử cung sẽ có cảm giác nặng, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày và xuất hiện những phần thịt lồi ở cơ quan sinh dục.

Linh Hà
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc sau sinh