Thực hư việc con sinh ra đã có răng: Mẹ bầu lo đen đủi hay "trẻ ngậm ngọc” sẽ giàu sang phú quý cả đời?

Thảo Nguyên - Ngày 11/11/2022 09:00 AM (GMT+7)

Trẻ mới sinh ra đã có răng khiến nhiều người lo lắng và cho đó là điểm xui xẻo nhưng nhiều mẹ khác lại cho rằng đó là "trẻ ngậm ngọc", sau này sẽ giàu sang phú quý.

Lạ kỳ những đứa trẻ mới sinh ra đã có răng

Thực tế, mỗi bé sơ sinh sẽ có thời gian mọc răng không giống nhau và dù sớm cũng phải vài tháng sau khi sinh. Bởi vậy việc có em bé mới ra đời đã có luôn một đến vài chiếc răng là khá hiếm gặp. Và hiện tượng con vừa sinh ra đã có răng khiến nhiều người quan niệm khác nhau.

Trước đó, tại Indonesi, một bé gái tuy mới được sinh ra tại Bệnh viện Aek Kanopan, Bắc Sumatra, Indonesia nhưng đã có tới 10 cái răng. Sự việc này được tiến sĩ Reza đang công tác tại đây đã xác nhận và nhiều người tận mắt chứng kiến.

Tại Việt Nam, sản phụ Thảo Trinh, 19 tuổi ở Bình Phước những năm trước cũng sinh 1 con gái nặng 3,3kg và chào đời với hai chiếc răng cửa hàm dưới. Điều này khiến các bác sĩ đỡ đẻ cho sản phụ này cũng phải thốt lên đầy ngạc nhiên.

Sản phụ Thảo Trinh, 19 tuổi ở Bình Phước những năm trước cũng sinh 1 con gái nặng 3,3kg và chào đời với hai chiếc răng cửa hàm dưới.

Sản phụ Thảo Trinh, 19 tuổi ở Bình Phước những năm trước cũng sinh 1 con gái nặng 3,3kg và chào đời với hai chiếc răng cửa hàm dưới.

Bà mẹ trẻ này cho biết, chị đã đưa con gái đi khám và bác sĩ giải thích do trong thời gian mang thai, mẹ ăn nhiều đồ giàu canxi nên răng bé phát triển sớm. Hiện tượng này tuy hiếm nhưng cũng không đáng lo ngại, cứ chờ đợi và răng sẽ tự rụng, chỉ cần gia đình chú ý chăm sóc răng cho bé và đề phòng răng bị rụng rơi vào trong họng bé là được.

Vì sao trẻ mới sinh đã có răng? Cách xử trí răng ở trẻ sơ sinh thế nào?

Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy trẻ mới sinh đã mọc răng thì về sau sẽ tốt số hay là điềm xui xẻo. Nhưng xét dưới góc độ y học, việc mọc răng bẩm sinh là tương đối hiếm, cứ 2.000 ca sinh có 1 trường hợp và hiện tượng này không có tác động tiêu cực trực tiếp nào đến sức khỏe của bé sơ sinh.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi được 6 tuần tuổi trong bụng mẹ, em bé đã bắt đầu quá trình hình thành những chiếc răng đầu tiên ở bên trong nướu và thông thường chỉ có thể nhìn thấy vài tháng sau sinh. Trường hợp mọc răng bẩm sinh, ngoài nguyên nhân là dấu hiệu của một số hội chứng kể trên thì có thể là do trong quá trình mang thai, mẹ ăn nhiều đồ giàu canxi nên răng bé phát triển sớm.

Các gia đình có thể can thiệp phẫu thuật để nhổ luôn chiếc răng này cho bé nếu muốn. Việc này có thể được thực hiện khi trẻ được ít nhất 10 ngày tuổi. Nếu không muốn nhổ thì phải chú ý đến vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách dùng khăn ẩm lau sạch cả lợi và răng.

Chiếc răng này nếu giữ còn khiến bé khó ăn sữa mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển. (Ảnh minh họa)

Chiếc răng này nếu giữ còn khiến bé khó ăn sữa mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó cần chú ý những chiếc răng thường là răng cửa hàm dưới, chân răng nông nên rất dễ lung lay và rụng bất ngờ. Vì thế bác sĩ thường yêu cầu bố mẹ nhổ vì nếu răng rụng mà không để ý thì có thể rơi vào đường hô hấp, gây nguy hiểm cho trẻ.

Ngoài ra, chiếc răng này nếu giữ còn khiến bé khó bú mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển. Nhiều trường hợp răng còn tiếp tục mọc lên sẽ làm bé bị đau, làm bé khó chịu, hay quấy khóc.

Các bác sĩ cũng cảnh báo, một số ít các bé mọc răng khi mới chào đời có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của các hội chứng như Sotos (một loại rối loạn phát triển); hội chứng Hallermann-Streiff (gây khiếm khuyết thể chất và trí tuệ); hội chứng Pierre Robin (tật hàm nhỏ)…

Hành trình sinh con vất vả của người mẹ trẻ 32 tuổi liên tiếp bị sảy thai 13 lần trong 12 năm
Suốt 12 năm qua, người phụ nữ này đã bị sảy thai 13 lần nhưng cô vẫn nỗ lực mang thai và cuối cùng quả ngọt đã đến khi sinh con ở tuổi 32.

Sức khỏe bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc mẹ và bé sau sinh