Vợ đẻ được mẹ chồng chăm sướng như tiên, đi làm xa về nhìn dưới gầm giường tôi bật khóc 

Quỳnh Chi (ghi) - Ngày 15/12/2022 00:00 AM (GMT+7)

Dù biết xa chồng, vợ nhiều lúc cô đơn nhưng nhìn chung cô ấy như vậy là sướng lắm rồi. Cô ấy không phải lo kinh tế, chăm con nhỏ còn có mẹ chồng phụ thêm.

Nghe audio
0:00
0:00

Vợ đẻ được mẹ chồng chăm sướng như tiên, đi làm xa về nhìn dưới gầm giường tôi bật khóc  - 1

Sau đám cưới cách đây 2 năm, tôi quyết định đi làm xa để tăng thu nhập, cũng vì mong muốn gia đình khá giả hơn. Vợ mang thai sau đó 7 tháng, nhân một lần tôi về thăm nhà. 

Hàng tháng tôi gửi tiền cho mẹ chi tiêu sinh hoạt, ngoài ra cũng gửi thêm một ít cho vợ để cô ấy tiêu vặt, không phải việc gì cũng xin mẹ chồng từng đồng một. Mẹ tôi là người phụ nữ chăm chỉ, hiền lành, luôn biết vun vén cho gia đình và thương yêu con cái. Chính bởi thế mà tôi vô cùng yên tâm khi để vợ bầu ở nhà với mẹ.

Lúc vợ sinh con, tôi cũng chỉ về được một tuần rồi lại phải đi. Khoảng cách xa xôi, công việc lại bận, phần lớn thời gian tôi chỉ hỏi thăm vợ và ngắm con qua điện thoại. Cho đến hiện tại con tôi đã được 6 tháng rồi. 

Dù biết xa chồng, vợ nhiều lúc cô đơn nhưng nhìn chung cô ấy như vậy là sướng lắm rồi. Cô ấy không phải lo kinh tế, chăm con nhỏ còn có mẹ chồng phụ thêm. Nhiều người vất vả mưu sinh, một mình lo toan đủ thứ, con mọn không có người bên cạnh. So ra thì vợ tôi đúng là sướng như tiên. 

Dù biết xa chồng, vợ nhiều lúc cô đơn nhưng nhìn chung cô ấy như vậy là sướng lắm rồi. (Ảnh minh họa)

Dù biết xa chồng, vợ nhiều lúc cô đơn nhưng nhìn chung cô ấy như vậy là sướng lắm rồi. (Ảnh minh họa)

Hôm vừa rồi, tôi xin nghỉ được một tuần về thăm vợ con và mẹ. Gia đình đoàn tụ mừng mừng tủi tủi. Sáng hôm sau, vợ và mẹ đi chợ mua đồ ăn, tôi ở nhà với con. Thằng bé ngủ, tôi đặt con lên giường. Nhỡ tay làm rơi món đồ, tôi cúi xuống tìm trong gầm giường thì giật mình phát hiện một tờ kết quả bệnh án. 

Tờ giấy đã bám đầy bụi, chắc vợ tôi vô tình làm rơi xuống từ bao giờ. Điều đáng nói tên bệnh nhân chính là cô ấy, thời gian khám bệnh khoảng một tháng trước, trên đó ghi rõ vợ tôi đã có những dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm sau sinh! 

Tôi bủn rủn cả chân tay. Đọc tin tức, tôi cũng ý thức được sự nguy hiểm của căn bệnh này. Vậy mà vợ tôi lại đang mắc phải! Cô ấy được chăm sóc chu đáo, cuộc sống không áp lực hay buồn phiền, hà cớ gì lại bị trầm cảm? Hay sự thật vốn không hề như tôi nghĩ! 

Đợi vợ về, gọi riêng cô ấy vào phòng, tôi nhẹ nhàng cẩn thận hỏi han, động viên vợ kể rõ với mình. Lúc ấy tôi mới giật mình biết được thực ra sống chung với mẹ chồng, vợ không phải đi làm nhưng cũng chịu rất nhiều áp lực nặng nề. 

Mẹ tôi tốt tính song lại vô cùng kỹ tính, hay xét nét, để ý. Thấy cô ấy ở nhà không đi làm, bà suốt ngày mắng con dâu ăn bám, thương con trai vất vả khổ cực nên chi tiêu trong nhà đặc biệt tiết kiệm. Tiền tôi gửi cho vợ, bà tìm cách đòi lại không cho cô ấy tiêu.

Từ khi sinh con, mâu thuẫn trong việc chăm con càng khiến mọi chuyện thêm căng thẳng, nặng nề. Mẹ tôi bảo cô ấy sướng quá nên gần như không giúp đỡ con dâu, bắt vợ dậy làm việc khi mới sinh được 2 tuần. Cô ấy vừa chăm con còn nấu nướng, dọn dẹp, một mình làm hết. 

Vợ không kể với chồng, cứ một mình nhẫn nhịn chịu đựng, rồi u buồn, tủi thân dẫn đến trầm cảm lúc nào chẳng hay. May là cô ấy vẫn đủ tỉnh táo để tự đi khám, biết tình trạng bệnh của mình và cũng đang nỗ lực điều chỉnh tâm lý. 

Tôi đã quá vô tâm, cho rằng mình cố gắng lo cho vợ đầy đủ vật chất là tròn trách nhiệm. Thế nhưng tôi không hiểu tinh thần thoải mái, sự quan tâm chăm sóc từ những người xung quanh cũng vô cùng quan trọng với phụ nữ trong khoảng thời gian mang thai, sinh con khó khăn. Nhớ tới những gì vợ phải chịu đựng một mình, tim tôi nhói đau, mắt đỏ hoe không kìm nén được mà rơi nước mắt. 

Nghĩ đến vợ con, tôi quyết tâm trở về nhà gần nhà làm việc sớm nhất có thể. Nhưng tôi không biết phải giúp đỡ vợ thế nào trong tình cảnh này, căn bệnh trầm cảm sau sinh cần điều trị ra sao?

Nghĩ đến vợ con, tôi quyết tâm trở về nhà gần nhà làm việc sớm nhất có thể. (Ảnh minh họa)

Nghĩ đến vợ con, tôi quyết tâm trở về nhà gần nhà làm việc sớm nhất có thể. (Ảnh minh họa)

Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

Khoảng thời gian sau khi có em bé, bạn có thể cảm thấy nhạy cảm hơn với niềm vui đến nỗi sợ hãi và cả nỗi buồn. Nếu cảm giác buồn bã của bạn nghiêm trọng và nó bắt đầu ảnh hưởng vào cuộc sống hàng ngày thì đây có thể là các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh (PPD). Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng một vài tuần sau khi sinh và có thể phát triển đến 6 tháng sau đó. Bệnh trầm cảm sau sinh là một căn bệnh tâm lý đáng sợ, người bệnh không muốn điều đó xảy ra nhưng đôi khi chính bản thân họ không thể tự kiểm soát được hành vi của mình. 

Trầm cảm sau sinh (PPD) đôi khi tự biến mất nhưng nếu nó cản trở hoạt động bình thường hoặc cảm giác buồn chán kéo dài hơn 2 tuần thì nên tìm cách điều trị. Khoảng 90% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể được điều trị thành công bằng thuốc hoặc kết hợp thuốc và tâm lý trị liệu. Tâm lý trị liệu là một trong những lựa chọn để điều trị PPD. 

Bạn sẽ nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần về suy nghĩ và cảm xúc của mình. Bạn cũng có thể đặt mục tiêu và tìm cách đối phó với các tình huống khác nhau để cảm thấy tốt hơn và kiểm soát tốt hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm. Những loại thuốc này có thể vào sữa mẹ nhưng thường được coi là an toàn cho phụ nữ cho con bú.

Trong trường hợp trầm cảm sau sinh nặng hoặc rối loạn tâm thần sau sinh, có thể cần phải nhập viện. Ngoài ra, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi PPD nếu mẹ không được điều trị. Những đứa trẻ như vậy có thể dễ bị rối loạn giấc ngủ, suy giảm sự phát triển nhận thức, sự bất an và xuất hiện cơn giận dữ thường xuyên. Bởi vậy tốt nhất là tìm bạn phải tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. 

13 dấu hiệu nhận biết chứng trầm cảm sau sinh
Có nhiều trường hợp người mẹ bị trầm cảm sau sinh nhưng lại cho rằng đây chỉ là chút bất ổn trong tâm lý, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu...

Trầm cảm sau sinh

Theo Quỳnh Chi (ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu