Mổ lấy thai cho mẹ 8X, bác sĩ vật lộn 4 tiếng cố giữ "thiên chức"

Ngày 21/11/2019 17:37 PM (GMT+7)

Ngay khi xác định tình trạng của chị Đoan, các bác sĩ đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất là phải cắt bỏ tử cung.

Thông tin từ bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, các bác sĩ vừa cấp cứu thành công cho sản phụ nhau cài răng lược thể nặng. 

Chị Thái Huỳnh Thục Đoan (33 tuổi, sống tại Vị Thủy, Hậu Giang) được gia đình cho nhập viện hôm 19/11 trong tình trạng thai 39 tuần đang phát triển, ra huyết âm đạo, huyết áp tăng. Đây là lần mang bầu thứ 2 của chị Đoan, lần đầu chị sinh mổ. Trong quá trình khám định kỳ, chị đã được bác sĩ cảnh báo nhau thai bám thấp. Kết quả khám cho thấy tình trạng nhau cài răng lược thể Percreta rất nặng, bánh nhau xâm lấn xuyên qua lớp thanh mạc tử cung và xâm lấn đến những cơ quan lân cận như ruột, bàng quang.

Nhận định đây là tình trạng nguy kịch và xác định bằng mọi cách phải giữ lại tử cung để đảm bảo sức khỏe và thiên chức của người phụ nữ, ê kip trực sản đã nỗ lực hết mình và chuẩn bị tốt nhất để ca mổ diễn ra thành công đồng thời lên phương án cho tình huống xấu có thể xảy ra như: băng huyết, phải cắt bỏ tử cung...

Mổ lấy thai cho mẹ 8X, bác sĩ vật lộn 4 tiếng cố giữ amp;#34;thiên chứcamp;#34; - 1

Các bác sĩ đã mất 4 giờ phẫu thuật để bóc tách nhau thai cho sản phụ.

Sau khi hội chẩn nhiều chuyên khoa, các bác sĩ quyết định phẫu thuật lấy thai cấp cứu. Quá trình phẫu thuật bệnh nhân bị mất máu khá nhiều, phải truyền tổng cộng 8 đơn vị chế phẩm máu, cuộc vượt cạn căng thẳng của các bác sĩ cùng sản phụ diễn ra thành công sau 4 giờ, bé trai nặng 3.100 gr được chào đón khỏe mạnh và bảo tồn thành công tử cung cho sản phụ.

Ở trạng thái bình thường, sau khi sinh, bánh nhau sẽ tự động tách khỏi thành tử cung và đẩy ra ngoài. Nhưng trong trường hợp bị nhau cài răng lược thì bánh nhau bám chặt vào cơ tử cung và có nguy cơ cắt tử cung. Đây là nguyên nhân gây ra các tình trạng như băng huyết sau sinh, rối loạn đông cầm máu, hoặc thậm chí gây tử vong cho sản phụ.

Đến sáng nay, 21/11/2019, sản phụ sức khỏe ổn định, vết mổ khô, tử cung co hồi tốt, dẫn lưu ra ít dịch, bé khỏe, bú tốt được chăm sóc và theo dõi tại Khoa Sản.

Nhau cài răng lược là sự bám bất thường hoặc xâm lấn một phần hay toàn bộ bánh nhau vào lớp cơ tử cung

Nhau cài răng lược là một biến chứng thai kỳ và là vấn đề quan trọng trong thực hành sản khoa. Nhau cài răng lược là một nguy cơ cao trong thời kỳ mang thai cho cả mẹ và con do thai non tháng và xuất huyết âm đạo lượng nhiều.

Mổ lấy thai cho mẹ 8X, bác sĩ vật lộn 4 tiếng cố giữ amp;#34;thiên chứcamp;#34; - 2

Nhau cài răng lược là biến chứng nguy hiểm khiến các bác sĩ sản khoa "khiếp sợ".

Mặc dù không thường gặp nhưng đó là vấn đề mà các bác sĩ sản khoa đặc biệt quan tâm vì các biến chứng: chảy máu nhiều, nhiễm trùng, thủng hoặc vỡ tử cung có thể nguy hiểm tính mạng. Nhau cài răng lược là một trong những chỉ định cắt tử cung thường gặp nhất. Chảy máu do nhau cài răng lược được ước tính khoảng 2/3 cắt tử cung chu sản cấp cứuvà mang lại tương lai sản khoa xấu cho sản phụ.

Tỉ lệ nhau cài răng lược tăng dần theo số lần mổ trên tử cung, số lần sanh con, tuổi mẹ, tiền căn hút nạo buồng tử cung,...Chính vì thế chị em phụ nữ nên có kế hoạch dự định sanh nở phù hợp, khám thai định kỳ đều và đặc biệt chỉ sanh mổ khi có chỉ định sản khoa từ bác sĩ, vì sanh mổ có nhiều nguy cơ, tai biến cũng như làm xấu đi tương lai sản khoa sau này, cần chủ động trong kế hoạch hóa gia đình, tránh nạo hút thai.

Mổ cấp cứu cho mẹ bầu 25 tuần, bác sĩ ngỡ ngàng nhìn thai nhi khi được lấy ra
Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, bà mẹ này đã phải nằm viện theo dõi bởi có dấu hiệu chảy máu âm đạo.
Ngọc Linh - Ảnh: BVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu