6 loại rau củ quả ai cũng quen thuộc này ăn chín hay sống tốt hơn?

HÀ VŨ. - Ngày 19/01/2021 15:53 PM (GMT+7)

Có những loại rau củ quả rất quen thuộc có thể vừa ăn sống, vừa ăn chín. Tuy nhiên tác dụng của mỗi cách chế biến sẽ khác nhau, nếu biết tận dụng sẽ rất có lợi cho sức khỏe.

Thông thường, hầu hết các loại rau củ nên được xào nấu trước khi ăn còn hoa quả chúng ta thường rửa sạch và ăn tươi. Tuy nhiên có những loại rau củ ăn sống còn tốt hơn ăn chín và có những loại quả lại rất phù hợp để nấu vì sẽ mang lại lợi ích tốt hơn.

Vì vậy, trái cây và rau củ nên ăn sống hay nấu chín? Ăn chúng như thế nào để phát huy hết tác dụng đối với sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về các loại thực phẩm vừa có thể ăn sống vừa có thể nấu chín.

1. Hạt dẻ

6 loại rau củ quả ai cũng quen thuộc này ăn chín hay sống tốt hơn? - 1

Dân gian có câu: "Tháng 8 quả lê, tháng 9 quả táo, tháng 10 hạt dẻ cười". Hạt dẻ là loại món ăn ngon thường thấy trong mùa lạnh, rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm protein, tinh bột, vitamin A, caroten, khoáng chất. Nó có những tác dụng khác nhau khi ăn sống và nấu chín.

Ăn sống: Bổ thận khí

Y học Trung Quốc cho rằng hạt dẻ có tác dụng bổ thận tráng dương, được gọi là “quả bổ thận”. Ăn sống có thể ngăn ngừa đau lưng và đau chân, đi tiểu thường xuyên và các triệu chứng khác do thận yếu. Tuy nhiên, hạt dẻ sống rất khó tiêu hóa, chỉ nên ăn 2-3 hạt dẻ sống một ngày.

Nấu chín: Bảo vệ lá lách và dạ dày

Ngược lại, hạt dẻ nấu chín sẽ tốt hơn cho lá lách và dạ dày, có tác dụng giải trừ chứng tỳ vị hư nhược, phù hợp với người kém ăn, gầy ốm, dùng làm cháo, bột hoặc bánh ngọt đều rất tốt. Lưu ý hạt dẻ nấu chín ăn nhiều cũng không có lợi, không quá 10 hạt một ngày.

2. Táo

6 loại rau củ quả ai cũng quen thuộc này ăn chín hay sống tốt hơn? - 2

Táo rất giàu vitamin, axit malic, anthocyanins, pectin và các chất dinh dưỡng khác, có lợi cho sức khỏe con người mà không gây hại. Chất quercetin chứa trong táo có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Trong số đó, táo đỏ tốt hơn táo vàng và táo xanh.

Ăn sống: Bổ sung nước và vitamin

Ăn táo sống, vị giòn, ngọt, có thể bổ sung lượng nước bị mất của cơ thể và làm giảm các triệu chứng khát, đắng miệng. Ngoài ra khi ăn sống, táo rất giàu vitamin C và vitamin B, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu trong cơ thể.

Nấu chín: Dễ tiêu hóa và bảo vệ mạch máu

Táo nấu chín thích hợp hơn cho một số người đặc biệt, chẳng hạn như những người có chức năng tiêu hóa kém và những người bị khó chịu ở miệng. Táo nấu chín có chất xơ làm mềm, có thể làm giảm độ nhai và ít gây kích ứng đường tiêu hóa của người trung niên và cao tuổi. Khuyên mọi người nên thử súp táo, kỷ tử và chà là đỏ, có thể điều hòa dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, táo nấu chín sẽ làm tăng polyphenol, có thể bảo vệ mạch máu.

3. Lê

6 loại rau củ quả ai cũng quen thuộc này ăn chín hay sống tốt hơn? - 3

Là loại trái cây rẻ tiền, lê có vị ngọt thanh, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp để ăn lê như người bị lạnh bụng, tiêu chảy thì tốt nhất không nên ăn, để không làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Ăn sống: Dưỡng ẩm cho da khô và hạ nhiệt

Ăn lê trực tiếp rất tốt, tuy nhiên kiến nghị mọi người nên ép thành nước để tránh lê bị oxy hóa, biến màu và mất chất dinh dưỡng.

Nấu chín: Làm tan đờm và giảm ho

Lê có những tác dụng nhất định trong việc điều trị các bệnh phong nhiệt, hạ hỏa, hóa đờm, dưỡng ẩm cho phổi. Lê là một loại quả có tính lạnh, khi hầm lê thành súp hoặc hấp chín để ăn thì tính lạnh của lê sẽ giảm đi, sau khi hấp sẽ có tác dụng làm ẩm phổi, giảm ho, giảm đờm tốt hơn.

4. Cà chua

Quả cà chua tươi mọng nước, có vị chua ngọt, hơi lạnh, giàu vitamin, caroten và các chất dinh dưỡng khác, được dùng để điều trị chứng khô miệng, chán ăn.

Ăn sống: Bảo vệ dạ dày

Cà chua chứa nhiều loại axit hữu cơ, chẳng hạn như axit malic và axit citric, có thể thúc đẩy bài tiết dịch vị, tăng nồng độ axit trong dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa. Đặc biệt là những người bị táo bón, nên ăn nhiều hơn. Ngoài ra, khi ăn sống, cà chua có nhiều vitamin C hơn, rất thích hợp cho người muốn bổ sung vitamin C.

Nấu chín: Chống ung thư

Khi đun nóng cà chua, thành tế bào của cà chua bị phá hủy, nồng độ lycopene được giải phóng cao hơn, chất này có thể được cơ thể người tiêu hóa và hấp thụ ở mức tối đa, nhiều hơn lượng hấp thụ khi ăn sống. Và lycopene đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư. Các thí nghiệm đã chứng minh rằng lycopene có thể chống xơ vữa động mạch, bảo vệ mạch máu tốt hơn, có tác dụng chống ung thư rất tốt.

5. Củ cải trắng

6 loại rau củ quả ai cũng quen thuộc này ăn chín hay sống tốt hơn? - 4

Củ cải trắng được ví như “nhân sâm trắng” bởi tác dụng với sức khỏe rất tuyệt vời. Y học hiện đại đã khẳng định củ cải trắng rất giàu hai chất chống oxy hóa mạnh là carotenoid sulfur và anthocyanins, có tác dụng tích cực trong việc nâng cao khả năng miễn dịch của con người.

Ăn sống: Thanh nhiệt

Củ cải trắng có vị ngọt và giòn khi ăn sống, Trung y cho rằng củ cải sống có thể thanh nhiệt, sinh tân dịch, làm mát máu và cầm máu. Tuy nhiên, củ cải trắng ăn sống khó tiêu hóa hơn, các chất dinh dưỡng không thể được cơ thể hấp thụ một cách triệt để nhất, điều này làm lãng phí một phần giá trị dinh dưỡng của nó. Ngoài ra, những người tỳ vị hư nhược không nên ăn sống củ cải trắng, tốt nhất nên nấu chín trước khi ăn để tránh gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Nấu chín: Bảo vệ đường tiêu hóa

Củ cải trắng thường được dùng để hầm và hấp/luộc, khi ấy củ cải trắng sẽ mềm và có vị đậm đà hơn, nhiều chất dinh dưỡng cũng sẽ hấp thụ tốt hơn. Nó cũng chứa dầu mù tạt và chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa và giải quyết vấn đề tích tụ thức ăn.

6. Củ sen

Củ sen có màu trắng, có vị giòn nhưng lại có hàm lượng tinh bột cao và không ít calo (150g củ sen ≈ nửa bát cơm). Do đó, những người có lượng đường trong máu cao và những người ăn kiêng nên kiểm soát lượng thức ăn và giảm lượng thức ăn chủ yếu như gạo nếu muốn ăn củ sen.

Ăn sống: Thanh nhiệt, mát máu

Củ sen có vị ngọt, tính lạnh, khi ăn sống có tác dụng thanh nhiệt, trừ huyết ứ, điều hòa các chứng khó chịu của thân tâm. Tuy nhiên, cần lưu ý những người tỳ vị hư nhược, lạnh bụng, tiêu chảy không thích hợp ăn sống củ sen.

Nấu chín: Trị tiêu chảy

Củ sen sau khi nấu chín sẽ chuyển từ lạnh sang ấm, có tác dụng khai vị, bổ tỳ vị, cầm tiêu chảy. Ngoài ra, chị em ăn thêm củ sen nấu chín có tác dụng điều hòa khí huyết. Bạn có thể thử các món ăn hàng ngày như sườn hầm củ sen, thịt viên củ sen, cháo củ sen,… rất ngon và tốt cho sức khỏe.

Những thực phẩm nấu chín mất hết chất, ăn sống tốt gấp tỷ lần
Bông cải xanh, tỏi, ớt chuông... khi chế biến với nhiệt độ cao như xào nấu, quay trong lò vi sóng sẽ hủy nhiều dưỡng chất. Tương tự như vậy, nhiều...
HÀ VŨ. Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe