Bé gái 14 tuổi thiệt mạng vì nấm ăn mòn họng, "thủ phạm" gây bệnh có thể ở trong nhà

Ngày 04/10/2019 00:14 AM (GMT+7)

Nấm mốc thực sự rất nguy hiểm vì nó giải phóng các bào tử vào không khí mà bạn có thể hít vào, sau đó sẽ gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe bao gồm phát ban da và hen suyễn, thậm chí có thể làm giảm chức năng của phổi.

Cô bé Jade Owens, 14 tuổi đến từ Anh đã chết vì bị sặc máu sau khi hít phải bào tử nấm mốc. Ngày 10/5, Jade có biểu hiện bị đau đầu và các triệu chứng giống như cúm, cô bé đã được gia đình đưa đến bệnh viện. Các bác sĩ nghi ngờ rằng cô bé bị viêm phế quản, nhưng cô bắt đầu thở nhanh và da dần đổi màu. Kết quả xét nghiệm cho thấy, Jade bị nhiễm toan ceton do tiểu đường, một biến chứng phức tạp của tiểu đường xảy ra khi cơ thể sản sinh hàm lượng axit máu cao, gọi là ceton. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Chứng bệnh này là kết quả điển hình của việc cơ thể không có khả năng sản sinh ra lượng insulin thích hợp và cơ bắp của Jade đã bắt đầu bị phá vỡ, cô bé cũng rơi vào hôn mê. Sau 2 tuần, tình trạng của Jade dường như được cải thiện hơn.

Bé gái 14 tuổi thiệt mạng vì nấm ăn mòn họng, amp;#34;thủ phạmamp;#34; gây bệnh có thể ở trong nhà - 1

Cô bé Jade Owens thiệt mạng vì hít phải bào tử nấm mốc khiến nó ăn mòn họng, phổi của em.

Vào ngày 11/6, mẹ của Jade, cô Louise, chuẩn bị đưa con gái về nhà thì Jade đột nhiên ho ra máu, khiến cô bé nghẹt thở vì nó và chết trong vòng 20 phút. Nguyên nhân là do các mạch máu trong cổ họng cô bé đã vỡ khiến Jade thiệt mạng ngay tức khắc. 

Các xét nghiệm tiếp theo cho thấy Jade bị nhiễm trùng mucocycosis, là một bệnh nhiễm nấm hiếm xảy ra sau khi hít phải bào tử nấm mốc. Loại nấm này đã ăn mòn bên trong cổ họng, đường thở và đường dẫn đến phổi của cô bé. Nhiễm trùng nhắm vào những người có hệ thống miễn dịch yếu như Jade, người mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Mẹ cô bé không biết Jade có thể đã tiếp xúc với bào tử nấm mốc ở đâu nhưng cô nghi ngờ rằng đó có thể là từ các hoạt động ngoài trời của cô bé như cưỡi ngựa.

Bé gái 14 tuổi thiệt mạng vì nấm ăn mòn họng, amp;#34;thủ phạmamp;#34; gây bệnh có thể ở trong nhà - 2

Nấm mốc có thể tồn tại trong các ngôi nhà. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, theo Medical News Today, nấm mốc cũng có thể phát triển trong các ngôi nhà, đặc biệt nếu ngôi nhà được bao quanh bởi môi trường ẩm ướt. Điều tồi tệ hơn là các bào tử do nấm mốc tạo ra không thể nhìn thấy và có thể vào nhà bạn thông qua các cửa sổ mở, cửa ra vào và hệ thống thông gió.

Vì vậy bạn nên chú ý kiểm tra xem ngôi nhà của bạn có nấm mốc phát triển trong đó hay không. Nấm mốc thường phát triển ở những khu vực ẩm ướt hoặc nơi có nước đọng, làm cho đồ đạc ẩm ướt. Có sự lưu thông không khí tốt trong nhà của bạn cũng có thể ngăn ngừa nấm mốc phát triển.

Theo ước tính của CDC, tại Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng nấm mucormycosis hàng năm là 1,7 ca/1 triệu người. 

Nhiễm trùng mucormycosis là một bệnh nhiễm nấm hiếm xảy ra sau khi hít phải bào tử từ không khí hoặc xâm nhập vào da thông qua vết cắt hoặc vết xước. Những sinh vật này có thể được tìm thấy trong đất, lá, phân ủ hoặc gỗ mục nát. Nấm không có tác dụng xấu ở người lớn khỏe mạnh, nhưng có thể tàn phá những người có hệ miễn dịch bị tổn hại.

Các triệu chứng đầu tiên của nhiễm trùng mucormycosis là nhiễm trùng xoang, sốt và nhức đầu. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng lây lan, nó có thể gây mất mô trong vòm miệng, vách ngăn, mũi và mắt. Nếu lan đến phổi hoặc não, nó có thể dẫn đến co giật, tê liệt, viêm phổi và thậm chí tử vong. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng nếu bị nhiễm trùng mucormycosis. 

Không chỉ thức ăn nấm mốc gây ung thư, 2 thứ độc hại không kém nhưng vẫn có trong bếp
Trước giờ chúng ta chỉ nghe nói nhiều về việc thực phẩm nấm mốc có chứa chất gây ung thư mà không biết rằng có không ít những đồ vật có ngay trong bếp...
Hoàng Dương (Dịch từ WOB)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác