Bé gái 9 tháng mông đỏ như tôm luộc vì thói quen vệ sinh ai cũng tưởng tốt

Ngày 04/02/2019 19:08 PM (GMT+7)

Mỗi ngày bà Li thay tã cho cháu 10 lần, cứ khi nào cháu đi vệ sinh lại sẽ thay và dùng khăn ẩm lau sạch hoặc rửa mông cháu. Tuy nhiên không hiểu sao mỗi ngày mông cháu gái lại ngày càng ửng đỏ lên nên bà phải đưa cháu đến phòng khám da liễu.

Kể từ đầu mùa đông, khoa Da liễu của Đại học Chiết Giang đã tiếp nhận hơn 50 trường hợp mông trẻ bị đỏ mỗi ngày. Bác sĩ Zheng Huiwen, phó khoa Da liễu cho biết 90% trẻ bị mông đỏ là do cách chăm sóc không đúng của cha mẹ.

Bà Li chính là một trường hợp điển hình. Cháu gái của bà đã hơn 9 tháng tuổi, mông nổi đầy ban đỏ, có tiết dịch và mông bị đau rát. “Tôi chăm sóc cháu rất cẩn thận, thay tã thường xuyên, mỗi lần đi vệ sinh đều rửa mông sạch sẽ. Tại sao cháu tôi lại bị thế này?” bà Li hỏi bác sĩ Zheng.

Bé gái 9 tháng mông đỏ như tôm luộc vì thói quen vệ sinh ai cũng tưởng tốt - 1

Được biết, mỗi ngày bà Li thay tã cho cháu 10 lần, cứ khi nào cháu đi vệ sinh lại sẽ thay và dùng khăn ẩm lau sạch hoặc rửa mông cháu. Tuy nhiên không hiểu sao mỗi ngày mông cháu gái lại ngày càng ửng đỏ lên nên bà phải đưa cháu đến phòng khám da liễu.

Bác sĩ Zheng nghe xong vừa khóc vừa cười và hỏi: “Mỗi ngày bà có rửa mặt nhiều lần như vậy không? Bà không thể rửa mặt cả chục lần trong ngày thì mông của trẻ cũng giống như vậy."

Bác sĩ Trịnh nói rằng làn da của em bé quá mỏng manh và môi trường kín của vùng tã khiến cho lượng nước trong da quá cao, khiến da bị ẩm ướt, hơn nữa bà Li lại rửa mông cho cháu quá nhiều khiến "lớp bảo vệ" của da không còn nên da dễ bị viêm, mông đỏ dễ xuất hiện đó được gọi là viêm da do tã lót hay hăm tã.

Khi bước vào mùa đông, nhiều bậc phụ huynh vì sợ con lạnh nên còn mặc rất nhiều đồ, quất kín khiến cho nước tiểu và phân dễ tiếp xúc với vùng da trong khu vực quấn tã bị kích thích, gây viêm da, mông mẩn đỏ.

Bé gái 9 tháng mông đỏ như tôm luộc vì thói quen vệ sinh ai cũng tưởng tốt - 2

Bác sĩ Zhen đề nghị chỉ nên vệ sinh vùng mông cho trẻ sau khi thức dậy và sau khi đi đại tiện, không cần thiết lần nào đi tiểu cũng rửa, giữ cho khu vực tã sạch sẽ, khô ráo và tránh chà xát quá mức làm phá hủy "lớp bảo vệ" của da. Ngoài ra, cần phải lưu ý những điều sau:

- Có khoảng thời gian không cho trẻ mặc tã lót: Biện pháp này nhằm giúp da khô và lành trở lại, thực hiện càng thường xuyên càng tốt nhưng cần hạn chế khi trời lạnh. 

- Chọn tã lót đảm bảo an toàn và thay tã thường xuyên: Tã lót phải sạch, hút ẩm hiệu quả, không gây kích thích và phải được thay thường xuyên để ngăn nước tiểu thấm vào dòa

- Giặt kỹ tã lót nhiều lần bằng nước sạch: Mục đích là làm hết sạch xà phòng hay các chất tẩy rửa; vì những chất này có tính kiềm, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da hiện tại.

- Bôi kem bảo vệ da hiệu quả: Như kem dầu kẽm hay thầu dầu (dung dịch Dalibour, Mitosyl...), có tác dụng bảo vệ da khỏi những kích thích. Bôi tối thiểu 6 lần/ngày hoặc cùng lúc với việc thay tã lót.

- Không dùng xà phòng lúc tắm: Chỉ tắm bằng nước lã hay một chất thay thế xà phòng như Lanolin kết hợp với dầu khoáng (dầu tắm Alpha Keri). Cả hai biện pháp này đều giúp giảm ngứa và làm sạch.

Nếu bệnh kéo dài hoặc không đáp ứng với các biện pháp kể trên, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ngoài da.

May mắn cho trường hợp cháu gái bà Li khi đến viện kịp thời nên đã được điều trị đúng cách. 

Lấy lá thuốc tắm cho cháu trai trị mẩn đỏ, bà hối hận khi nhìn cháu đau đớn, khóc thét
Thấy cháu bị mẩn đỏ bôi thuốc không đỡ, bà đã dùng lá thuốc tắm cho cháu khiến toàn thân chảy mủ, viêm da nặng.
Minh Thùy (Dịch từ QQ)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh về da