Bé gái bỗng phát ra âm thanh như tiếng chó sủa, cha mẹ cần hạn chế điều này với trẻ

Ngày 05/05/2019 09:40 AM (GMT+7)

Cô bé 9 tuổi Tiểu Tịch (Chiết Giang, Trung Quốc) mắc một loại “bệnh lạ”, khi nói chuyện đột nhiên phát ra một hồi âm thanh giống như tiếng chó sủa.

Ban đầu bố mẹ nghĩ rằng Tiểu Tịch nghịch ngợm, nên đã khiển trách cô bé. Tiểu Tịch rất tủi thân, nói bản thân không cố ý, cô bé cũng không biết là đang xảy ra chuyện gì. Có nhiều việc phóng đại hơn xuất hiện: Khi ở trên lớp cô giáo đặt câu hỏi, Tiểu Tịch vừa mới mở miệng, tiếng "chó sủa" ngân vang chạy ra từ cổ họng, và phát ra liên tục trong vài giây, điều này khiến giáo viên và các bạn cùng lớp vô cùng sốc.

Trong phòng khám chuyên Khoa Thần kinh Nhi của bác sĩ Phùng Kiến Hoa, trưởng Khoa Nhi của Bệnh viện số 2 Đại học y khoa Chiết Giang, bố mẹ của Tiểu Tịch với vẻ mặt lo lắng, họ vừa làm thủ tục tạm thời xin nghỉ học cho Tiểu Tịch. Mẹ cô bé nói: “Con gái tôi luôn là học sinh ưu tú, giờ đây nó không thể đi học tiếp. Tiểu Tịch ngoài giấc ngủ, bất cứ khi nào cũng đều có thể phát ra những tiếng kêu kì lạ, lần gần đây nhất tiếng kêu liên tục kéo dài trong vòng 1 phút”.

Bé gái bỗng phát ra âm thanh như tiếng chó sủa, cha mẹ cần hạn chế điều này với trẻ - 1

Tiểu Tịch không thể khống chế hành động lạ của mình, cô bé rất sợ đến lớp. (Ảnh minh họa)

Tiểu Tịch đang học lớp 3 tại một trường tiểu học ở Hàng Châu, từ khi ở trên lớp phát ra những tiếng kêu như chó sủa, cô bé không muốn đến trường đi học. Có bạn học cùng lớp, ở sau lưng nói Tiểu Tịch bị “trúng tà”, cũng có bạn nói cô bé cố ý trêu đùa, nên mới làm như vậy.

Do Tiểu Tịch không có cách nào để khống chế những tiếng kêu kỳ quái, có khi ở trên lớp đột nhiên hét lên, ít nhiều ảnh hưởng tới lớp học, giáo viên kiến nghị bố mẹ nên đưa Tiểu Tịch đến bệnh viện để khám. Dựa theo những triệu chứng của Tiểu Tịch và các kết quả kiểm tra, bác sĩ Phùng Kiến Hoa chẩn đoán cô bé bị bệnh rối loạn tic.

Vậy hội chứng rối loạn tic là gì?

Bác sĩ Phùng Kiến Hoa giải thích rằng, rối loạn Tic (Tic Disoder) là cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại không kiểm soát được. Nếu xảy ra ở các cơ vận động thì được gọi là Tic vận động; xảy ra ở các cơ hô hấp thì gọi là Tic âm thanh.

Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn này; thường trầm trọng khi trẻ ở độ tuổi 11-12, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn, nhưng cũng có trẻ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.

Bé gái bỗng phát ra âm thanh như tiếng chó sủa, cha mẹ cần hạn chế điều này với trẻ - 2

Bác sĩ Phùng Kiến Hoa.

Hiện tại, cơ chế phát bệnh của hội chứng rối loạn tíc vẫn chưa rõ ràng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng rối loạn tic là do di truyền, trong khi một số khác lại nói là do những bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh. Hội chứng tic cũng có thể là do đột quỵ, chấn thương đầu, nhiễm trùng… Ngoài ra, rối loạn tích cũng có mối tương quan nhất định với chế độ ăn uống, lối sống, tâm lý, môi trường và sinh học cũng có thể gây ra hội chứng này. Ví dụ, các chất gây dị ứng, hóa chất trong sản phẩm làm sạch; thậm chí do bị ảnh hưởng bởi phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử.

Triệu chứng của hội chứng rối loạn Tic

Tần suất, cường độ và thời gian giật các cơ ở từng trẻ khác nhau. Có hai loại tic chính, đi kèm với những biểu hiện không giống nhau:

Tic đơn giản: Liên quan đến một nhóm cơ hoặc âm thanh đơn giản.

Tic âm thanh đơn giản bao gồm: thở dài, ho, lẩm bẩm, các âm thanh khác như tặc lưỡi, hắng giọng, la hét…

Tic vận động đơn giản bao gồm: nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm.

Bé gái bỗng phát ra âm thanh như tiếng chó sủa, cha mẹ cần hạn chế điều này với trẻ - 3

Tic phức tạp: Liên quan đến nhiều nhóm cơ.

Tic âm thanh phức tạp bao gồm nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh. Trẻ lặp lại lời của chính mình hoặc nhại lại giọng của người khác. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể nói thành tiếng hoặc lẩm bẩm trong miệng.

Tic vận động phức tạp bao gồm hành động tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn… Đôi khi, tic vận động phức tạp là do trẻ bắt chước hành động của người khác.

Phòng ngừa hội chứng rối loạn Tic

Bác sĩ Phùng Kiến Hoa cho biết, thông thường khi cha mẹ nghe con bị rối loạn Tic thì rất bất ngờ do chưa từng nghe. Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ cho trẻ, khiến cha mẹ dễ bị stress. Trẻ mắc rối loạn Tic thường do cha mẹ quá bận bịu, giao con cho ông bà giữ hoặc cho con xem tivi, internet, chơi game, chơi ipad... quá nhiều.

Bé gái bỗng phát ra âm thanh như tiếng chó sủa, cha mẹ cần hạn chế điều này với trẻ - 4

Hạn chế trẻ chơi game, xem điện thoại cũng là cách phòng ngừa bệnh Tic.

Do đó với những trẻ mắc Tic khi được khuyên từ bỏ chơi game, xem tivi… thì bệnh được cải thiện khá tốt. Bên cạnh đó, trẻ bệnh nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc bổ và liệu pháp tâm lý. Còn với trẻ bị nặng phải dùng thuốc đặc trị nên cha mẹ cần phải kiên trì phối hợp với bác sĩ trong điều trị...

Về chế độ ăn uống, cha mẹ lựa chọn cho trẻ chế độ ăn uống cân bằng, ăn nhiều trái cây, rau quả tươi và protein chất lượng cao, và ăn ít thực phẩm có chứa các chất kích thích như sô cô la, cà phê và cola.

Trong quan hệ gia đình, cha mẹ nên sống hòa thuận, tránh cãi nhau trước mặt trẻ em, trân trọng và hòa đồng với trẻ, không nên tạo quá nhiều áp lực học tập cho trẻ ở độ tuổi đến trường.

Bé gái xinh xắn thích làm hại người khác và tự gây tổn thương vùng kín vì bệnh lạ
Từ nhỏ, cô bé luôn tìm cơ hội làm hại các thành viên trong gia đình, thậm chí thích thú khi làm tổn thương cơ quan sinh dục của mình cho đến khi chảy...
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác