Bệnh nhân mắc ung thư phổi tưởng sắp chết, 5 năm sau khối u biến mất nhờ 4 điều này

HÀ VŨ. - Ngày 19/09/2020 19:00 PM (GMT+7)

Một người phụ nữ ở Thượng Hải, Trung Quốc từng bị ung thư cách đây 22 năm, khi đó bác sĩ còn nói cô chỉ sống được 3 tháng, nhưng hiện tại khối u đã biến mất, bí quyết nằm ở 4 điểm dưới đây.

Bà Gu, 61 tuổi có gương mặt hồng hào, tươi tắn, tuy nhiên bà có một bí mật giấu kín suốt 22 năm: bà từng là bệnh nhân ung thư phổi. Cách đây 22 năm, bà Gu đột nhiên bị cảm lạnh và ho nên đến bệnh viện điều trị, ngậm nước muối hơn hai tháng vẫn không đỡ. Đồng thời tình trạng ngày càng nặng, bà ho và tức ngực nhiều hơn.

Cuối cùng bà Gu đến Bệnh viện trung tâm quận Từ Hối, Thượng Hải, Trung Quốc và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, thời gian sống còn lại chỉ là 3 tháng. Điều này khiến gia đình bà Gu vô cùng sốc.

Bệnh nhân mắc ung thư phổi tưởng sắp chết, 5 năm sau khối u biến mất nhờ 4 điều này - 1

Bà Gu bị ung thư 22 năm, nhưng hiện tại vẫn rất khỏe mạnh

Ban đầu, bà Gu tuyệt vọng khi tiếp nhận hóa trị, nhanh chóng phải chịu những tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như rụng tóc và nôn mửa, nhưng khối u không cải thiện. Năm 1999, gia đình bà Gu đến khám tại Bệnh viện Trung y và quyết định điều trị bằng thuốc Đông y, đồng thời kết hợp hóa trị. Sau một thời gian, tình trạng của cô Gu dần tốt hơn một chút.

Cô uống thuốc theo lời khuyên của bác sĩ, giữ tâm trạng vui vẻ mỗi ngày, thực hiện những việc theo sở thích như làm bánh. Dần dần, sức khỏe của cô Gu có chuyển biển tốt, khiến cô bớt lo lắng về việc mình đang mắc bệnh ung thư. 5 năm sau, cô Gu đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra lại và điều khiến cô bị sốc là khối u phổi đã biến mất.

Cô Gu cho biết cô còn rất nhiều việc phải làm như ca hát, đi du lịch và làm rất nhiều món nướng ngon cho người thân trong gia đình và bạn bè. Nhiều năm qua, dù ngày nào cô Gu và gia đình cũng bị bao trùm bởi mùi hăng hắc của thuốc nhưng tất cả đều thấy hạnh phúc.

Sau khi bị ung thư, ai có thể được chữa khỏi?

Trong quan niệm của mọi người, ung thư là căn bệnh nan y, sau khi biết mình mắc bệnh thường suy sụp nhưng cũng có một số người có thể chữa khỏi như cô Gu, tại sao lại như vậy?

1. Phát hiện sớm

Hầu hết các bệnh ung thư có tỷ lệ chữa khỏi rất cao trong giai đoạn đầu, các bệnh ung thư phổ biến như ung thư tuyến giáp, ung thư thận và ung thư phổi. Một số thậm chí có thể được chữa khỏi mà không cần phẫu thuật, và tiên lượng rất tốt. Do đó, bệnh ung thư phải tuân theo hướng dẫn “phát hiện sớm và điều trị sớm”, và các nhóm nguy cơ cao cần được tầm soát ung thư thường xuyên.

2. Tích cực hợp tác điều trị

Bệnh nhân mắc ung thư phổi tưởng sắp chết, 5 năm sau khối u biến mất nhờ 4 điều này - 2

Khi phát hiện ung thư, nếu ung thư ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa, nếu bạn tích cực phối hợp với bác sĩ điều trị, với phương pháp điều trị tốt thì có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân một cách hiệu quả.

Nếu điều kiện tài chính của gia đình có hạn, hoặc do nguyên nhân khác mà bạn không tích cực phối hợp điều trị có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.

3. Điều trị ung thư không được để rơi vào những hiểu lầm

Hiểu lầm 1: Hóa trị liệu là một tai họa

Hóa trị là phương pháp được áp dụng phổ biến để điều trị ung thư, tuy nhiên vì tác dụng phụ lớn nên nhiều bệnh nhân kháng thuốc. Trên thực tế, Triệu Thân Bình, Giám đốc Khoa Nội của Bệnh viện Ung thư thuộc Đại học Phúc Đán, cho biết điều trị bằng hóa trị liệu có một số tác dụng phụ nhất định, bởi vì các loại thuốc được sử dụng trong hóa trị là thuốc gây độc tế bào, nhưng hầu hết các tác dụng phụ này có thể phục hồi nhanh chóng sau khi ngừng hóa trị. Vì vậy, hóa trị không phải là một tai họa, chúng ta phải điều trị hóa chất một cách khoa học và tích cực hợp tác điều trị.

Hiểu lầm 2: Các tế bào ung thư có thể chết đói khi nhịn ăn thịt

Bệnh nhân mắc ung thư phổi tưởng sắp chết, 5 năm sau khối u biến mất nhờ 4 điều này - 3

Trên thực tế, nếu không ăn thịt, chỉ các tế bào bình thường trong cơ thể con người sẽ bị "bỏ đói" chứ không phải tế bào ung thư. Tế bào ung thư là loại tế bào có sức sống mạnh mẽ, khi thiếu dinh dưỡng, tế bào ung thư sẽ cướp dinh dưỡng của tế bào bình thường để có thể duy trì sự phân chia nhanh chóng. Vì vậy, dù ở thời điểm nào, chúng ta cũng phải đảm bảo nạp đủ chất dinh dưỡng, để có sức chiến đấu với tế bào ung thư.

4. Tinh thần luôn lạc quan

Nhiều bệnh nhân sẽ bị rối loạn tâm lý trong thời gian hồi phục sau khi xuất viện, luôn lo lắng về sự tái phát và lây lan của các tế bào ung thư khiến tâm trạng luôn sa sút. Thực tế điều này là không tốt, tinh thần không lành mạnh sẽ ức chế hệ miễn dịch của cơ thể và làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, điều này cũng sẽ gây cho người bệnh tâm lý sợ hãi về căn bệnh ung thư, khiến người bệnh rơi vào tình trạng căng thẳng tinh thần quá mức, để bệnh tật lợi dụng điểm yếu và quay trở lại.

Trường hợp của cô Gu cho chúng ta biết rằng việc phát hiện sớm và điều trị sớm, đồng thời tích cực hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị, giữ thái độ lạc quan là rất hữu ích cho việc chữa khỏi bệnh ung thư. Ngoài ra, để điều trị ung thư phải áp dụng các phương pháp điều trị khoa học, không nên nghe theo lời đồn thổi mà né tránh bác sĩ, nếu không bạn sẽ bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất và ảnh hưởng đến khả năng sống sót sau ung thư.

Bác sĩ có 45 năm kinh nghiệm chống ung thư khuyên: Làm 3 việc này, tránh xa ung thư
Mọi người đều sợ ung thư, không muốn bản thân là nạn nhân của những bệnh ung thư, vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa bệnh ung thư?
HÀ VŨ. Dịch từ QQ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan