Chồng mỗi đêm lại "đánh lén" vợ khiến vợ không dám ngủ cho đến khi bác sĩ nói nguyên nhân

HÀ VŨ. - Ngày 02/05/2021 13:00 PM (GMT+7)

Giấc ngủ đóng vai rất quan trọng giúp chúng ta nghỉ ngơi, thư giãn và nạp lại năng lượng sau một ngày làm việc vất vả. Tuy nhiên, điều đơn giản này lại trở thành thách thức với những người có triệu chứng như thường xuyên mơ mộng, vung chân tay, gào thét t

Một người phụ nữ cùng chồng đến bệnh viện khám, người phụ nữ cho biết chồng bà thường xuyên la hét, nói chuyện trong lúc ngủ, thậm chí đấm đá ảnh hưởng đến người bên cạnh. Người vợ bị đánh thoạt đầu nghĩ là do chồng có điều không hài lòng về cô vào ban ngày, vì vậy thường đánh lén vợ vào ban đêm khi đang ngủ, nhưng tình trạng này kéo dài liên tục trong vòng 1 năm. 

Chồng mỗi đêm lại amp;#34;đánh lénamp;#34; vợ khiến vợ không dám ngủ cho đến khi bác sĩ nói nguyên nhân - 1

Người vợ suy sụp vì đêm nào cũng bị chồng "đánh"

Mặc dù người đàn ông 60 tuổi biết rằng đôi khi ông sẽ có một số chuyển động cơ thể lớn trong khi ngủ, nhưng nó không gây khó chịu cho cơ thể, hơn nữa ông không có tiền sử bệnh nên không quan tâm nhiều đến điều này. Tuy nhiên, đối với người vợ ngủ bên cạnh, chồng bà như “một quả bom” không hẹn giờ, khiến cô run rẩy từng đêm ngủ.

Cuối cùng, người vợ không thể chịu đựng được, cô đưa chồng đến bệnh viện để khám, sau khi tư vấn chi tiết, bác sĩ Lý Quân Hữu, chuyên gia thần kinh tại Bệnh viện Enzhugong, Đài Loan cho biết não của bệnh nhân có hiện tượng "phóng điện" bất thường khi ngủ, điều này còn gọi là “sóng động kinh”, bệnh nhân bị động kinh khi ngủ, khiến tay chân cử động không tự chủ. 

Chồng mỗi đêm lại amp;#34;đánh lénamp;#34; vợ khiến vợ không dám ngủ cho đến khi bác sĩ nói nguyên nhân - 2

Bác sĩ Lý Quân Hữu

Còn về tình trạng nói chuyện khi ngủ, bác sĩ giải thích là do rối loạn hành vi giấc ngủ REM điển hình. Sau khi điều trị liên quan, các triệu chứng gần như biến mất, và người vợ cuối cùng đã có thể ngủ cùng giường với chồng.

Bác sĩ Lý Quân Hữu chỉ ra rằng động kinh khi ngủ và rối loạn hành vi giấc ngủ REM thực ra không phải là những bệnh quá hiếm gặp, nhưng việc bệnh nhân thể hiện hai vấn đề này cùng lúc trong kết quả khám là tương đối hiếm. 

Động kinh khi ngủ là gì?

Nhiều dạng động kinh có thể xảy ra khi ngủ nhưng thường gặp nhất là do động kinh múa giật (myoclonic seizures), động kinh thùy thái dương, động kinh vắng ý thức không điển hình và đặc biệt là động kinh thùy trán. Hầu hết phát bệnh ở lứa tuổi còn trẻ, kể cả ở thời thơ ấu và thanh thiếu niên, nhưng có một số đến khi trưởng thành mới khởi phát.

Chồng mỗi đêm lại amp;#34;đánh lénamp;#34; vợ khiến vợ không dám ngủ cho đến khi bác sĩ nói nguyên nhân - 3

Động kinh khi ngủ thường kéo dài 1-2 phút. (Ảnh minh họa)

Cơn động kinh khi ngủ khiến người bệnh bị thức giấc bất ngờ mà không rõ lí do bởi chúng chỉ kéo dài 1 – 2 phút đi kèm với cảm giác hưng phấn trước và sau cơn động kinh. Các biểu hiện cụ thể gồm có:

- Co thắt nhẹ một số bộ phận của cơ thể hoặc giật mạnh toàn thân.

- Răng nghiến chặt, cắn vào lưỡi hoặc má.

- Tiểu tiện không tự chủ.

- Có những cảm xúc bất thường như đột nhiên la hét, khóc lóc và dễ bị nhầm lẫn với cơn ác mộng.

- Xuất hiện ảo giác, nhìn thấy những hình ảnh không có thật, ngửi thấy mùi, vị lạ, bất thường.

- Cảm giác ngứa ran trên mặt, lưỡi, cổ họng.

- Mất ý thức hoặc tạm thời ngưng thở một vài giây.

- Khi tỉnh dậy, người bệnh thường bị đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi và không nhớ những gì đã xảy ra.

Bác sĩ Lý Quân Hữu cho biết người bệnh động kinh khi ngủ thường có những động tác bất thường, không tự kiểm soát, thức giấc đột ngột mà không rõ nguyên nhân, ngã khi nằm trên giường. Hầu hết chứng động kinh khi ngủ có thể được kiểm soát bằng điều trị chống động kinh.

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM là gì?

Giấc ngủ REM là một giai đoạn của chu kỳ ngủ, thường xảy ra từ 1,5 - 2 giờ trong một giấc ngủ bình thường. Các nghiên cứu thống nhất chia giấc ngủ làm 2 giai đoạn gồm NREM (củ động mắt không nhanh) và REM (Cử động mắt nhanh). Khi giấc ngủ đạt tới trạng thái REM, mắt của ta di chuyển nhanh, liên tục có những giấc mơ. Trong giai đoạn REM của giấc ngủ, cơ thể tạm thời ở trạng thái tê liệt cơ.

Chồng mỗi đêm lại amp;#34;đánh lénamp;#34; vợ khiến vợ không dám ngủ cho đến khi bác sĩ nói nguyên nhân - 4

Những người bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM thường vung mạnh chân tay khi ngủ

Ở những người có rối loạn hành vi giấc ngủ REM, những tê liệt này không đầy đủ hoặc có thể vắng mặt hoàn toàn, vì vậy, người đó thực hiện những giấc mơ của họ, đôi khi bằng những cách đầy kịch tính hoặc bạo lực. Việc thiếu tạm thời sự tê liệt cơ khiến cho người mắc rối loạn hành vi giấc ngủ REM trở nên bị kích động về thể chất - người đó có thể nói chuyện, hét lên, vung mạnh tay chân đánh, đánh nhau trong lúc ngủ.

Trong một số trường hợp, người mắc bệnh này có thể làm bị thương bản thân hoặc người cùng chung giường. Hành vi bạo lực thể chất gia tăng khả năng hơn nếu người đó đang có một giấc mơ bạo lực hoặc ác mộng.

Bác sĩ Lý Quân Hữu khuyên: Mọi người nên duy trì thói quen ngủ tốt, chẳng hạn như ngủ trưa vào ban ngày, tránh sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ, xem TV hoặc uống rượu, tập thể dục và nghỉ ngơi thường xuyên, có thể cải thiện giấc ngủ. Nếu cơ thể xuất hiện các vấn đề của chứng động kinh khi ngủ, rối loạn hành vi giấc ngủ REM, hoặc ngưng thở khi ngủ và các bệnh khác cần được kiểm tra và điều trị kịp thời.

6 loại đồ uống đừng dại dùng sau bữa tối, vừa gây tăng cân cũng dễ gây mất ngủ
Một số đồ uống có thể thích hợp để uống vào ban ngày nhưng không phù hợp để uống sau bữa tối.
HÀ VŨ. Dịch từ Ettoday
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác