Có nên tự bắt bệnh tiêu hóa, “đổ tội” cho thực phẩm?

Ngày 11/11/2020 14:00 PM (GMT+7)

Thường xuyên cảm thấy bụng ì ạch, khó chịu, khó đi ngoài, chị Tâm (trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng do đồ ăn không “vừa bụng” nên đã tự mua men tiêu hóa về sử dụng. Sau một thời gian dùng không cải thiện, chị quyết định đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ kết luận chị bị viêm dạ dày cấp độ nhẹ.


Khó tiêu cũng có 1001 lý do

Có thể nói, trường hợp chị Tâm không phải là duy nhất. Tự bắt bệnh rồi đổ lỗi nguyên nhân do thực phẩm dù không có căn cứ khoa học là thói quen khá phổ biến và rất khó thay đổi trong dân gian, dù là ở thành thị hay nông thôn. Nhiều người thậm chí còn tự ý mua thuốc uống, không cần thăm khám bác sĩ hay xin ý kiến của người có chuyên môn.

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam, mọi người không nên tự bắt bệnh cho mình khi gặp các vấn đề về sức khỏe nói chung và vấn đề tiêu hóa nói riêng. Liên quan tới vấn đề tiêu hóa hay khó tiêu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nó không đơn giản như chỉ cần chúng ta kiêng món này, món kia hay tự mua thuốc, men tiêu hóa là mọi vấn đề sẽ được giải quyết.

Có nên tự bắt bệnh tiêu hóa, “đổ tội” cho thực phẩm? - 1

Một số giả thiết cho rằng, chứng khó tiêu chức năng có cùng nguyên nhân với hội chứng ruột kích thích.

BS.TS.BS Trương Hồng Sơn cũng giải thích, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng gây khó tiêu bao gồm cả chủ quan và khách quan. Trong đó, yếu tố khách quan bao gồm các bệnh lý như: viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, trào ngược, hội chứng ruột kích thích… hoặc sử dụng một số loại thuốc giảm đau hoặc kháng sinh. Về nguyên nhân chủ quan như việc ăn uống không đúng cách, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn quá nhanh, bữa ăn quá đơn điệu, không đủ chất dinh dưỡng…, sử dụng rượu bia, thuốc lá, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi cũng khiến bộ máy tiêu hóa hoạt động không tốt.

Đừng coi thực phẩm là “tội đồ” !

BS.TS.BS Trương Hồng Sơn cũng cho biết thêm, một số người sẽ cảm thấy các triệu chứng khó tiêu trở nên nặng nề hơn khi sử dụng một số loại thực phẩm nhất định. Theo đó, họ nghĩ rằng, nếu hạn chế các loại thực phẩm này dường như đường tiêu hóa trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhưng sự thật thì không phải như vậy. Việc tự suy đoán rằng, khó tiêu là do thực phẩm gây ra là không chính xác. 

Có nên tự bắt bệnh tiêu hóa, “đổ tội” cho thực phẩm? - 2

Thay vì “đổ lỗi” cho thực phẩm và lo sợ, chúng ta nên chú trọng tới việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm hàng ngày hợp lý

Xét về khía cạnh dinh dưỡng, chỉ khi có chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không hợp lý mới gây ra tình trạng khó tiêu, ví dụ như thường xuyên không ăn rau xanh, trái cây dẫn đến thiếu chất xơ. Bất kỳ thực phẩm nào khi sử dụng đơn lẻ, không có sự kết hợp đa dạng cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Từ việc mất cân bằng dinh dưỡng có thể gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu và nhiều ảnh hưởng khác đối với sức khỏe nói chung.

Vì thế, thay vì “đổ lỗi” cho thực phẩm và lo sợ, chúng ta nên chú trọng tới việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm hàng ngày hợp lý, phù hợp với nhu cầu mỗi người, và quan trọng nhất là duy trì một chế độ ăn hợp lý, cân bằng dinh dưỡng.

TS.BS Trương Hồng Sơn cũng đưa ra lời khuyên, về nguyên tắc dinh dưỡng, một bữa ăn hoàn chỉnh là cần phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau đến từ 4 nhóm  chất dinh dưỡng chính (chất bột đường; chất đạm; chất béo và vitamin, muối khoáng, chất xơ). Đồng thời, nên thay đổi thực đơn thường xuyên, bảo đảm khẩu phần ăn cân đối tỉ lệ và đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên tập trung quá nhiều vào một loại thực phẩm nhất định.

Nhóm lương thực gồm gạo, ngô, khoai, sắn, mì... cung cấp tinh bột, là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Nhóm giàu chất đạm bao gồm thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa và nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ… Bên cạnh là nguồn năng lượng, nhóm này còn có chức năng tạo ra, làm sinh trưởng và sửa chữa các mô trong cơ thể. Một số người cho rằng, càng hạn chế càng ít chất béo càng tốt, nhưng thực tế điều này không chính xác. Chất béo rất quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh, vì cung cấp và dự trữ năng lượng khi cần thiết, ngoài ra, còn hình thành màng tế bào và tạo ra các hoocmon, cũng như giúp tăng cường hấp thụ các vitamin tan trong dầu. Ăn một ít chất béo,Bổ sung đủ chất béo sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu, không ăn thêm đồ ăn vặt sau đó. Còn lại, nhóm rau quả với hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ cao sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn, và làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Có nên tự bắt bệnh tiêu hóa, “đổ tội” cho thực phẩm? - 3

Chúng ta cần thực hiện chế độ ăn uống trung bình ngày ăn 3 bữa và cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nhóm chất

Nhắc đến thực phẩm gây khó tiêu, nhiều người thường nghĩ đến mì ăn liền, nhưng theo TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết, mì ăn liền vẫn tiêu hóa bình thường như các loại thực phẩm khác. Bởi vì, trong một gói mì ăn liền loại thông dụng (75 gram) chứa chủ yếu là chất đường bột (40-50 gram); chất béo (10 - 13 gram) và thường không ít hơn 6,8 gram chất đạm. Mì ăn liền được xếp vào nhóm thực phẩm cơ bản như cơm, phở...có thời gian tiêu hóa trong cơ thể chúng ta khoảng 5 giờ, nhanh hơn cả thịt và cá (khoảng từ 12 – 24 giờ).

Do mì ăn liền thuộc nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột, tạo năng lượng, nên khi sử dụng, để cân bằng dinh dưỡng, chúng ta nên phối hợp với các loại thực phẩm ở các nhóm khác như thịt, hải sản, trứng, rau, giá…

Kết luận lại, thực phẩm không phải là nguyên nhân gây ra triệu chứng khó tiêu cho cơ thể. Khi nghi ngờ mắc bệnh tiêu hóa cần đi thăm khám ở cơ sở y tế càng sớm càng tốt, không nên tự bắt bệnh và điều trị theo “cảm giác” cá nhân. Bên cạnh đó, hãy thực hiện thói quen sống lành mạnh, vận động thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia, loại bỏ các stress tinh thần.

Nguồn: [Tên nguồn].