Đặc sản xưa mọc bờ bụi người nghèo ăn "cứu đói", nay thành món khoái khẩu ở thành phố vì hương vị lạ, tốt cho sức khỏe

H.A - Ngày 15/05/2025 19:14 PM (GMT+7)

Đây từng là món ăn của người nghèo, nay lên đời thành đặc sản ở thành phố được nhiều người ưa chuộng, vừa ngon vừa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Khoai môn là một loại củ thuộc họ Ráy (Araceae), có tên khoa học là Colocasia esculenta. Tại Việt Nam, khoai môn có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền như khoai ngứa, khoai sọ lớn... Củ có lớp vỏ nâu sậm, xù xì, ruột trắng tím lốm đốm đặc trưng. Đây là một trong những loại khoai dân dã, quen thuộc trong ẩm thực Việt từ bao đời nay.

Đặc sản xưa mọc bờ bụi người nghèo ăn amp;#34;cứu đóiamp;#34;, nay thành món khoái khẩu ở thành phố vì hương vị lạ, tốt cho sức khỏe - 1

Khoai môn có thân rễ phát triển thành củ dưới lòng đất, thường to tròn hoặc thuôn dài, bên ngoài có nhiều rễ phụ. Lá khoai lớn, hình tim, mọc trên cuống dài, thường được gọi là "lá môn". Ruột khoai khi nấu chín rất mềm, dẻo, bùi và có vị ngọt nhẹ tự nhiên. Tuy nhiên, củ sống có chứa tinh thể oxalat dễ gây ngứa, cần được chế biến kỹ trước khi ăn.

Ngày trước, cùng với khoai lang, khoai sọ, củ dong,..., khoai môn được xem là món ăn "cứu đói", gắn với cuộc sống của người dân ở các miền quê. Thế nhưng, theo thời gian, khoai môn đã "lên đời" thành nguyên liệu của nhiều món ăn đặc sản. Nhờ hương vị bùi béo, màu sắc đẹp mắt và giá trị dinh dưỡng cao, khoai môn ngày càng được ưa chuộng trong các nhà hàng, quán ăn lớn.

Giá khoai môn cũng vì thế mà tăng cao. Tùy theo giống và kích cỡ, khoai môn hiện nay có thể dao động từ 25.000 - 60.000 đồng/kg. Từ khoai môn có thể làm thành các món như khoi môn lệ phố, canh khoia môn nấu xương hoặc nấu tôm khô, chè khoai môn cốt dừa, lẩu khoai môn, bánh trung thu nhân khoai môn...

Đặc sản xưa mọc bờ bụi người nghèo ăn amp;#34;cứu đóiamp;#34;, nay thành món khoái khẩu ở thành phố vì hương vị lạ, tốt cho sức khỏe - 2

Khoai môn là cây trồng ưa ẩm, thường được gieo trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5–6) và thu hoạch vào cuối năm (tháng 10–12) tùy theo vùng miền. Một số nơi có điều kiện tưới tiêu chủ động có thể trồng quanh năm, nhưng năng suất và chất lượng củ tốt nhất vẫn rơi vào mùa chính vụ.

Trong cây khoai môn chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe như: Chất đạm, tinh bột, vitamin A, B, C, protein, chất xơ, canxi, phốt phát,...

Các tác dụng của khoai môn đối với sức khỏe:

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Khoai môn là lựa chọn lý tưởng cho những ai theo đuổi chế độ ăn lành mạnh. Nhờ hàm lượng chất xơ cao, khoai giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn, từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.Đặc biệt, khoai môn chứa tinh bột kháng – một loại tinh bột không bị tiêu hóa ngay, góp phần kiểm soát năng lượng hấp thụ và hỗ trợ quá trình giảm cân tự nhiên, an toàn.

Tốt cho tim mạch

Không chỉ giúp giữ dáng, khoai môn còn là “người bạn” của trái tim. Chất xơ trong khoai giúp điều hòa huyết áp, hạ cholesterol xấu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa có trong khoai giúp giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương tế bào do gốc tự do, nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý tim mạch và xơ vữa động mạch.

Đặc sản xưa mọc bờ bụi người nghèo ăn amp;#34;cứu đóiamp;#34;, nay thành món khoái khẩu ở thành phố vì hương vị lạ, tốt cho sức khỏe - 3

Ổn định đường huyết

Nhờ kết hợp giữa chất xơ và tinh bột kháng, khoai môn giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, ổn định lượng đường huyết sau bữa ăn và cải thiện chỉ số HbA1c.Đồng thời, tinh bột kháng còn giúp tăng độ nhạy insulin – hormone vận chuyển đường vào tế bào – từ đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, đặc biệt có lợi với người tiền tiểu đường hoặc tiểu đường type 2.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong khoai môn giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa như táo bón, trào ngược dạ dày, trĩ, viêm loét và viêm túi thừa.Tinh bột kháng sau khi vào ruột sẽ được lên men, nuôi dưỡng các lợi khuẩn, góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Nguồn chất chống oxy hóa quý giá

Cả lá và củ khoai môn đều giàu chất chống oxy hóa, nổi bật là quercetin, một polyphenol có khả năng chống viêm, chống virus và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.Một số nghiên cứu còn cho thấy chiết xuất từ khoai môn có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư vú và tuyến tiền liệt – mở ra tiềm năng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.

Lưu ý: 

Những người hạn chế ăn khoai môn: Người có đờm, người bị dị ứng khoai môn, người bệnh gout, người bị tiểu đường…

Cần rửa sạch vỏ, vứt bỏ các phần bị hỏng, phải khoét bỏ vùng khoai có mầm vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn sẽ bị ngộ độc.

Không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất đi lớp protein rất tốt, tồn tại ở sát lớp vỏ của củ. Đối với người có da nhạy cảm, khi gọt khoai nên đeo găng để không bị ngứa.

12 loại nước uống quen thuộc bán đầy ở chợ Việt, là lá chắn phòng say nắng, từ 5.000 đồng là mua được
Nắng gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn nguy cơ say nắng, tụt huyết áp, kiệt sức. Việc bổ sung các loại thực phẩm, đồ ăn thức uống có...

Thực phẩm tốt cho sức khỏe

Theo H.A Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]15/05/2025 18:07 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương