Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn tỏi? Kiểu nấu khiến tỏi biến chất người Việt lại chuộng

Ngày 01/05/2022 09:28 AM (GMT+7)

Một tép tỏi nhỏ chứa đa dạng các chất sắt, kali, selen... rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Tại các nước châu Á, tỏi là loại gia vị quen thuộc, không thể thiếu trong nhiều bữa ăn. Còn tại Mỹ, ngày 19/4 được chọn là National Garlic Day (Ngày quốc gia về tỏi). Điều này cho thấy tầm quan trọng và giá trị của củ tỏi trong các gia đình phương Tây.

Tỏi là một thành viên của họ hoa loa kèn (lily), cùng với hành tây, tỏi tây và hẹ tây. Cây tỏi có nguồn gốc ở châu Á từ hơn 7.000 năm trước, vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các nền ẩm thực trên toàn thế giới đưa củ tỏi vào các công thức nấu ăn. Cho dù bạn tự trồng tỏi hay mua tỏi tươi củ to (tỏi lai), củ nhỏ (tỏi ta), không thể phủ nhận hương vị đặc biệt và sức sống nó mang lại cho một món ăn.

Giá trị dinh dưỡng giúp củ tỏi được yêu chuộng. (Ảnh minh họa)

Giá trị dinh dưỡng giúp củ tỏi được yêu chuộng. (Ảnh minh họa)

Tác dụng của củ tỏi 

Tỏi chứa mangan, vitamin B6, vitamin C, selen, chất xơ và một lượng lớn canxi, đồng, kali, phốt pho, sắt và vitamin B1. Loại củ này có hàm lượng calo thấp và dinh dưỡng cao. Một tép tỏi sống có khoảng 14 calo, 0,57 gam protein và khoảng 3 gam carbohydrate. Trong trường hợp bạn muốn so sánh, một lát bánh mì trắng có 34 gam carbohydrate.

Trong suốt lịch sử cổ đại, công dụng chính của tỏi không phải chế biến món ăn mà phục vụ y học và lợi ích sức khỏe. Các nhà khoa học khẳng định hợp chất lưu huỳnh trong một tép tỏi được băm nhỏ, nghiền nát hoặc nhai phục vụ tốt cho thể chất của bạn. Bổ sung tỏi có thể làm giảm đáng kể huyết áp ở những người bệnh huyết áp cao.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy tiêu thụ hai viên chiết xuất tỏi mỗi ngày trong hai tháng có thể làm giảm huyết áp và giảm độ xơ cứng động mạch đối với những người bị tăng huyết áp. Trong một số trường hợp, ví dụ cúm, tỏi có thể hiệu quả như thuốc, nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng sinh giúp tỏi có thể ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn. 

Tỏi được chứng minh có thể cải thiện hiệu suất vận động, đặc biệt hữu ích cho người vận động cường độ cao, ví dụ vận động viên. Trong văn hóa cổ đại, loại củ này được sử dụng để giảm mệt mỏi, nâng cao năng lực của người lao động. 

Không nên phi tỏi trước khi cho món ăn vì dễ làm tỏi cháy, biến chất. (Ảnh minh họa)

Không nên phi tỏi trước khi cho món ăn vì dễ làm tỏi cháy, biến chất. (Ảnh minh họa)

Tỏi còn giúp cải thiện mức độ estrogen của phụ nữ, đồng thời cải thiện sức khỏe xương khớp. 

Một đánh giá năm 2015 cho thấy, tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích các tế bào miễn dịch như đại thực bào, tế bào bạch huyết... Tỏi còn giúp giảm nguy cơ ung thư. Một số bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ các chất phytochemical thông qua củ tỏi có thể có tác dụng chống ung thư, giảm nguy cơ ung thư dạ dày và đại trực tràng. 

Ăn tỏi thế nào mới đúng cách

Dù tỏi tốt, bạn không nên bổ sung quá nhiều tỏi vào chế độ ăn uống của mình. Tracey Brigman, một chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm tại Đại học Georgia (Mỹ) cho biết: "Một đến hai tép mỗi ngày nên là mức tiêu thụ tối đa đối với bất kỳ người trưởng thành nào. Ăn nhiều hơn có thể gây đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi hoặc hôi miệng". 

Trong khi đó, theo ông Puja Agarwal, tiến sĩ, nhà dịch tễ học dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế Đại học Rush (Mỹ), tốt nhất bạn nên tiêu thụ khoảng 4 nhánh tỏi tươi mỗi tuần. 

Tránh ăn quá nhiều tỏi vì nó có thể tạo ra kích ứng trong dạ dày. Ngoài ra, một số hợp chất có trong tỏi tạo ra vết bỏng ở ngực và dạ dày. Khi bạn thấy ngứa ran ở môi hoặc lưỡi, ngứa mắt... sau khi ăn tỏi, nên dừng lại để tìm hiểu và xác định nguyên nhân. Đặc biệt, những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên tránh tỏi vì nó có thể tạo ra chứng ợ nóng.

Tỏi hiện diện trong bếp ăn của mọi gia đình. (Ảnh minh họa)

Tỏi hiện diện trong bếp ăn của mọi gia đình. (Ảnh minh họa)

Nên lưu ý không ăn tỏi nếu thấy dấu hiệu mốc, hỏng, thâm đen. 

Điều nên/không nên làm khi chế biến củ tỏi 

Nên: Đập nhỏ củ tỏi và để chúng vài phút trước khi chế biến. Khoảng nghỉ này sẽ giúp củ tỏi bảo toàn lượng enzym trong nó. 

Không nên: Tỏi dễ cháy, trở nên đắng và biến chất khi chiên, rán, do đó, nên cho tỏi khi món ăn nấu gần chín thay vì cho vào từ đầu.  

Loại củ mùa đông nhiều người hay ăn mà không biết có 3 tác dụng quá bất ngờ
Củ này dễ gây cảm xúc trái ngược cho người ăn, ai đã thích thì mê vị ngọt, mùi thơm dịu của nó, ai đã ghét thì không muốn đụng tới vì thấy hăng. Tuy...

Sống khỏe mùa lạnh

Thùy Linh (Dịch từ Vox&Boxton)) 
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh