Dịp Tết Nguyên đán: Cảnh giác hiểm họa "rình rập" xung quanh trẻ và cách xử lý đúng nhất

Ngày 03/02/2019 15:00 PM (GMT+7)

Dịp tết là lúc các bậc phụ huynh bận rộn với công việc, thời gian nghỉ kéo dài cũng là lúc những tai nạn thương tâm đang “rình rập” xảy ra với trẻ.

Tai nạn bỏng

Cách đây không lâu, BV Nhi đồng 1 TP.HCM vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai 28 tháng tuổi, quê Cà Mau bị bỏng lửa 95% diện tích cơ thể và đã tử vong sau đó không lâu. Nguyên nhân vụ việc được cho là do bé trai đã nhặt một chai nhựa (trong đó còn ít xăng) và châm lửa đốt trong lúc đang chơi cùng bạn bè trong xóm.

Một trường hợp nữa là bé T.B.L (15 tháng tuổi, ngụ Long An) được đưa vào nhập viện trong tình trạng bỏng nặng cả 2 chân do nước sôi trong lúc mẹ đang loay hoay pha nước cho con tắm.  

Dịp Tết Nguyên đán: Cảnh giác hiểm họa amp;#34;rình rậpamp;#34; xung quanh trẻ và cách xử lý đúng nhất - 1

Một trường hợp bệnh nhi bị bỏng nặng do sự bất cẩn của người lớn.

Theo các bác sĩ, dịp Tết là lúc các bậc phụ huynh bận bịu công việc, cũng là lúc những tai nạn thương tâm dễ xảy ra với trẻ. “Trẻ nhỏ rất hiếu động, những tác nhân gây bỏng như nước luộc bánh chưng, luộc gà, nước nấu lẩu rất dễ là mối hiểm họa cho trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ cần cẩn trọng trong việc trông chừng con. Khi phát hiện bé bị bỏng, phụ huynh đừng xử trí kiểu dân gian như sử dụng kem đánh răng thoa vào vết thương vì sẽ khiến bé bị nhiễm trùng nặng.

Khi bé bị bỏng, hãy rửa sạch vết thương bằng nước trong vòng 10 - 15 phút, không cần băng bó, và đưa trẻ đến ngay trạm y tế gần nhất để được điều trị và can thiệp kịp thời”, BS Diệp Quế Trinh, khoa Bỏng của bệnh viện khuyến cáo.

Hóc dị vật

Cách đây không lâu, một bé trai 4 tuổi được người nhà tức tốc đưa đến bệnh viện vì đã hóc dị vật là hạt nở đến ngày thứ 3. “Hạt nở được chị bé mua về nhà để chơi, vì không biết nên bé đã cầm và bỏ vào miệng nuốt.”, người nhà bé cho biết.

Theo các BS, hạt nở (hạt trương nở) là một loại đồ chơi với hình dạng những hạt nhựa nhỏ li ti, có đường kính khoảng 5mm, công thức hóa học là một polimer có chứa tinh bột và có nhiều màu sắc sặc sỡ. Đặc biệt, loại hạt này có thể tăng kích thước từ 100-200 lần khi ngâm nước.

Dịp Tết Nguyên đán: Cảnh giác hiểm họa amp;#34;rình rậpamp;#34; xung quanh trẻ và cách xử lý đúng nhất - 2

Dị vật là hạt nở được lấy ra khỏi phế quản trẻ.

BS CK II Phan Ngọc Duy Cần, Khoa Khám điều trị trong ngày của bệnh viện cho biết, vào dịp Tết, thời gian được nghỉ ở nhà kéo dài, lại được người lớn cho nhiều tiền để tiêu, trẻ nhỏ sẽ rất dễ mua những đồ chơi không nguy hiểm, từ đó tăng nguy cơ hóc dị vật lên gấp nhiều lần. “Nhất là trong thời gian này cha mẹ lại có rất nhiều việc bận nên rất dễ chủ quan, lơ là với con. Do đó, những tai nạn đáng tiếc hoàn toàn có thể xảy ra với trẻ.”, BS Cần nhấn mạnh.

Ngoài hạt nở, những loại dị vật như hạt sapoche, hạt đậu phộng… cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây hóc ở trẻ. Nếu không may trẻ bị hóc dị vật hoặc nghi ngờ hóc dị vât, BS Cần khuyến cáo cha mẹ phải thật bình tình giúp trẻ tống xuất dị vật ra khỏi đường thở của trẻ nếu cha mẹ biết cách. Nếu không rõ cách làm, cha mẹ khẩn trương đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Uống nhầm hóa chất độc hại

Trẻ nhỏ, nhất là những bé dưới 2 tuổi, lứa tuổi chưa kiểm soát được hành vi và dễ chú ý đến những vật dụng xung quanh. Do đó, trẻ có thể bò, đi quanh nhà và vớ bất cứ thứ gì cho vào miệng chẳng hạn chai trà chanh đựng thuốc trừ sâu hoặc uống nhầm nước tro tàu (dung dịch KOH) thường được dùng làm bánh ích… đưa đến ngộ độc rất nguy hiểm cho tính mạng trẻ.

BS CK2 Lê Vũ Phượng Thy, trưởng khoa HSTC-CĐ BV Nhi đồng Thành phố cho biết trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... Ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do trẻ đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn. Tổn thương còn tùy theo loại hóa chất, nồng độ hóa chất, thời gian và liều lượng mà trẻ nuốt hoặc ăn phải.

Dịp Tết Nguyên đán: Cảnh giác hiểm họa amp;#34;rình rậpamp;#34; xung quanh trẻ và cách xử lý đúng nhất - 3

Cần phải để hóa chất tránh xa tầm với của trẻ.

Để tránh những trường hợp tương tự, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần thực hiện tốt một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc ở trẻ nhỏ như: Để thuốc và hoá chất ngoài tầm với của trẻ; đóng chặt nắp chai, hộp để trẻ không dễ dàng mở được; không để hoá chất, nước uống trong vỏ chai các loại nước uống; luôn có người giữ trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, vì tuổi này trẻ rất thích tìm hiểu thế giới xung quanh và “thử” bất cứ thứ gì trẻ sờ được. 

Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn, không nên để thuốc, hoá chất gần thức ăn, thức uống; không cất giữ hóa chất nếu không cần đến; nhất là không nói dối với trẻ thuốc là kẹo, vì sau này trẻ nghĩ các loại thuốc là kẹo, có thể ăn và bị ngộ độc.

7 tai nạn trẻ em hay gặp nhất do lỗi chủ quan của bố mẹ Việt
Cho con đứng nghịch trong xe đẩy siêu thị, vừa trông con vừa chơi điện thoại... là cảnh không hiếm thấy ở Việt Nam.
HUY VÂN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai nạn trẻ em