Giải đáp 101 câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn

Ngày 16/10/2021 20:00 PM (GMT+7)

Bệnh hen suyễn ngày càng gia tăng và có tỷ lệ tử vong chỉ xếp sau ung thư. Nhưng vì chưa có nhận thức đúng về bệnh, nên không ít người dù đã được chẩn đoán mắc hen suyễn vẫn chủ quan, không tuân thủ việc dùng thuốc thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ khiến bệnh thêm nặng, dễ xảy ra biến chứng.

Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp về bệnh hen suyễn, từ đó giúp bạn hiểu rõ và kiểm soát tốt căn bệnh nguy hiểm này!

1. Hen suyễn có phải bệnh mạn tính?

Đúng vậy! Hen suyễn là bệnh mạn tính đường hô hấp, điều này có nghĩa là một khi đã mắc bệnh bạn cần chuẩn bị tâm lý “sống chung” với bệnh lâu dài và suốt đời. Và bí quyết để có thể sống khỏe mạnh cùng hen suyễn chính là: Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần, kiên trì dùng thuốc kiểm soát chứa ICS (corticosteroid dạng hít) thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ....

2. Vì sao bệnh nhân hen suyễn cần dùng thuốc hàng ngày?

Hen suyễn là mạn tính, tuy nhiên bệnh nhân có thể có một cuộc sống như người bình thường nếu được điều trị hiệu quả. Vì thế, người bệnh cần phải dùng thuốc kiểm soát chứa ICS (corticosteroid dạng hít) thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa viêm đường thở, từ đó góp phần hạn chế các triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Nếu người bệnh tự ý ngừng thuốc, không sử dụng đều đặn mỗi ngày thì các triệu chứng như ho, nặng ngực, khó thở khi vận động... sẽ quay trở lại, thậm chí còn có thể gây nên các đợt khó thở kịch phát, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu não, mất ý thức, tử vong.

Vì thế, để cuộc sống không lỡ nhịp do hen suyễn, điều quan trọng nhất người bệnh cần làm chính là dùng thuốc kiểm soát hen suyễn mỗi ngày, không được ngưng thuốc dù cảm thấy khỏe mạnh. Và hãy kết hợp việc dùng thuốc với chế độ luyện tập, ăn uống lành mạnh để hen suyễn không còn là nỗi lo.

Để cuộc sống không lỡ nhịp do hen suyễn, hãy dùng thuốc kiểm soát hen suyễn mỗi ngày và có chế độ luyện tập, ăn uống lành mạnh bạn nhé!

Để cuộc sống không lỡ nhịp do hen suyễn, hãy dùng thuốc kiểm soát hen suyễn mỗi ngày và có chế độ luyện tập, ăn uống lành mạnh bạn nhé!

3. Người bị hen suyễn có phải là đối tượng dễ gặp nguy hiểm trước COVID-19?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), người bệnh hen suyễn nằm trong 9 nhóm đối tượng dễ bị COVID-19 tấn công. Đặc biệt, những người mắc bệnh hen suyễn từ trung bình đến nặng, nếu không kiểm soát tốt các triệu chứng sẽ có nhiều khả năng phải nhập viện do COVID-19. Vì chức năng phổi của họ vốn đã giảm sút do hen suyễn, khi nhiễm COVID-19, virus SARS-CoV-2 sẽ làm tình trạng tổn thương phổi thêm nặng nề và trầm trọng hơn.

Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong mùa dịch COVID-19, người bệnh hen suyễn nên dùng thuốc kiểm soát chứa ICS (corticosteroid dạng hít) thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, cảnh giác và tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng chống dịch từ Bộ Y tế.

4. Bệnh nhân hen suyễn cần làm gì để tránh cơn hen bộc phát?

Bí quyết để tránh cơn hen bộc phát rất đơn giản! Bên cạnh việc dùng thuốc kiểm soát hen thường xuyên, bạn nên áp dụng các cách sau để bệnh được kiểm soát tốt hơn:

- Tránh các yếu tố kích thích bệnh hen suyễn như: Khói (đặc biệt là khói thuốc lá), lông chó mèo, bụi, phấn hoa...

- Kiểm soát cảm xúc, hạn chế căng thẳng

- Có chế độ ăn lành mạnh, duy trì mức cân nặng lý tưởng, hoạt động thể chất vừa phải, ngủ đủ giấc...

Dùng thuốc kiểm soát hen mỗi ngày, tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích, hạn chế căng thẳng… là những bí quyết giúp người bệnh tránh những cơn hen bộc phát.

Dùng thuốc kiểm soát hen mỗi ngày, tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích, hạn chế căng thẳng… là những bí quyết giúp người bệnh tránh những cơn hen bộc phát.

5. Làm thế nào để biết mình có mắc bệnh hen suyễn hay không?

Làm bài trắc nghiệm tầm soát hen suyễn là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để tự kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc hen suyễn hay không. Nếu câu trả lời “CÓ” từ 2 trở lên, bạn nên đến các phòng khám và quản lý Hen tại địa phương để được thăm khám sớm. Thông qua việc khám lâm sàng, hoặc chụp X- quang phổi, đo chức năng phổi, xét nghiệm công thức máu… các bác sẽ chẩn đoán liệu bạn có đang mắc bệnh hen suyễn hay không. Khi thăm khám, nếu có bất kỳ biểu hiện nào nghi vấn, bạn nên chủ động trao đổi với bác sĩ để kết quả chẩn đoán chính xác nhất nhé!

Với căn bệnh mạn tính và nguy hiểm như hen suyễn, bạn đừng đợi cơn hen xuất hiện mà hãy “Hành động - Đừng bị động” bằng cách tầm soát sớm và dùng thuốc kiểm soát mỗi ngày!

Bài viết nằm trong Chương trình giáo dục công chúng "Trọn vẹn từng nhịp thở" do Liên chi Hội Hen Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng TP.HCM phối hợp cùng VPĐD GSK thực hiện.

Nguồn: [Tên nguồn].