Mắc tiểu liên tục cảnh báo bệnh gì?

Ngày 03/10/2019 16:30 PM (GMT+7)

Mặc dù đi tiểu là cách để cơ thể loại bỏ độc tố một cách đơn giản, nhưng mắc tiểu liên tục liệu có tốt? Cùng điểm qua những nguyên nhân gây ra tình trạng này qua bài viết dưới đây.

Mắc tiểu liên tục – nguyên nhân do đâu?

1. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ còn gọi là hội chứng đau bàng quang – là một tình trạng mãn tính gây áp lực lên bàng quang, làm đau bàng quang và đôi khi đau ở vùng chậu. Cơn đau dao động từ khó chịu đến nặng.

Bàng quang của bạn là một nơi chứa nước tiểu. Bàng quang giãn nở cho đến khi nó căng đầy và tín hiệu này được báo đến não để bạn phải đi tiểu. Các thông tin được trao đổi qua các dây thần kinh vùng chậu. Điều này tạo ra sự thôi thúc đi tiểu ở hầu hết mọi người.

Mắc tiểu liên tục cảnh báo bệnh gì? - 1

Với viêm bàng quang kẽ, các tín hiệu bị xáo trộn – bạn cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn và lượng nước tiểu ít hơn so với hầu hết mọi người.

2. Hội chứng bàng quang kích thích

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng bàng quang kích thích là do cơ bàng quang bị suy yếu khiến sự co bóp của bộ phận này diễn ra bất thường. Dấngu hiệu thường gặp nhất của hội chứng này là mắc tiểu liên lục dù ngày hay đêm. Chính vì vậy, để kiểm soát tình trạng, cách tốt nhất là phải tăng cường sức khỏe của các cơ bàng quang để tăng lượng nước tiểu được chứa đựng.

3. Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là loại ung thư xảy ra ở bàng quang- cơ quan rỗng nằm tại vùng bụng dưới có chức năng chứa nước tiểu do thận thải ra.

Phía trong thành bàng quang là lớp niêm mạc được cấu tạo từ các tế bào chuyển tiếp và tế bào vảy. Khoảng hơn 90% ung thư bàng quang xuất phát từ tế bào chuyển tiếp, gọi là ung thư biểu mô chuyển tiếp. Chỉ khoảng 8% ung thư bàng quang là ung thư biểu mô vảy.

4. Sỏi và các dị vật đường tiết niệu

Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân. Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat...) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền, ... thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi và các dị vật đường tiết niệu. Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể tiểu buốt, tiểu ngắt ngừng (đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), tiểu khó, bí tiểu hoàn toàn (mắc tiểu mà không đi được), tiểu đục, tiểu máu (có thể nước tiểu có màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm) hoặc mắc tiểu liên tục.

5. Suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận là tình trạng mà tuyến thượng thận sản sinh ra quá ít cortison làm rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Suy tuyến thượng thận có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân dù đi tiểu xong vẫn buồn tiểu tiếp, hoặc rối loạn khả năng đi tiểu.

6. Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tiền liệt tuyến là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn gây nên. Bệnh thường phát triển khá nhanh dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý của nam giới, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống tình dục của đàn ông. Bệnh có 2 dạng thường gặp nhất là viêm tiền liệt tuyến cấp tính và mãn tính, tùy vào tình trạng bệnh mà có những dấu hiệu nhất định. Khi gặp bệnh viêm tuyến tiền liệt, bệnh nhân có khuynh hướng mắc tiểu liên tục dù ngày hay đêm.

7. Hẹp niệu đạo

Bệnh hẹp niệu đạo ở nam giới thường gặp hơn ở nữ do niệu đạo nam dài hơn nên dễ bị tổn thương và nhiễm bệnh hơn. Tình trạng này nếu kéo dài không điều trị có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn. Nếu tắc nghẽn trong thời gian dài có thể gây suy thận. Bệnh cũng ảnh hưởng chất lượng hoạt động tình dục, đặc biệt ở nam giới, khiến quý ông không còn mặn mà "chuyện ấy". Đây là một trong những nguyên nhân gây liệt dương, xuất tinh sớm, thậm chí vô sinh.

8. Đái tháo đường

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác. Một số dấu hiệu nhận biết căn bệnh này là mắc tiểu liên tục, khát nước thường xuyên, sụt cân bất thường, hay mệt mỏi, ...

9. Mệt mỏi, stress

Tình trạng mệt mỏi, stress thường khiến người bệnh khó ngủ, ngủ trằn trọc và rối loạn giấc ngủ. Đây chính là một trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân thường xuyên đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.

10. Sử dụng thuốc lợi tiểu

Tình trạng sức khỏe phổ biến nhất được điều trị với thuốc lợi tiểu là cao huyết áp. Các loại thuốc này làm giảm lượng chất lỏng trong mạch máu do đó giúp giảm huyết áp. Các tình trạng khác cũng được điều trị bằng thuốc nước, ví dụ như suy tim sung huyết (bệnh làm cho tim không bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả). Điều này dẫn đến tích tụ các chất lỏng trong cơ thể, được gọi là phù nề. Thuốc lợi tiểu giúp giảm sự tích tụ chất lỏng này.

Mắc tiểu liên tục cảnh báo bệnh gì? - 2

Cẩn trọng với các loại thuốc bạn đang dùng, chúng có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc tiểu liên tục.

Điều trị tình trạng mắc tiểu liên tục tại nhà

Công thức 1: 500g giá đỗ xanh, 50g đường trắng

Lấy nước luộc giá đỗ pha với đường chia làm nhiều lần trong ngày để uống. Tốt nhất là uống một ngày 5 – 6 lần. Phương pháp này vừa có thể điều trị tiểu nhiều và cả tiểu rắt.

Công thức 2: 15g cẩu khởi tử

Đun cẩu khởi tử thành nước để uống 2 ngày một lần, liên tiếp trong 2 – 3 ngày sẽ thấy bệnh có dấu hiệu tuyên giảm.

Công thức 3: 50g đậu đỏ, 2 cái mề gà

Rửa sạch, thái nhỏ rồi nấu chín cùng đậu đỏ, ăn mỗi ngày một bữa sẽ làm giảm tình trạng tiểu nhiều, tiểu gấp. Nếu người bệnh bị sỏi thận cũng có thể thuyên giảm.

Công thức 4: 2 quả thận lợn, 30g hạch đào nhân, 15g đỗ trọng

Thận lợn làm sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu chín cùng với hạch đào nhân và đỗ trọng. Phương pháp này tốt cho cả người bị tiểu nhiều và cải thiện cả tình trạng liệt dương.

Công thức 5: 500g dạ dày lợn, 100g gạo tẻ

Luộc dạ dày lợn chín tái thì vớt ra, để ráo nước rồi thái nhỏ nấu thành cháo dạ dày để ăn ngày 2 lần. Ăn trong 2 đến 3 ngày thì sẽ thấy bệnh cải thiện rõ rệt.

Công thức 6: 30g râu ngô tươi (hoặc khô), 30g kim tiền thảo

Đun râu ngô và kim tiền thảo thành nước để uống hàng ngày, có thể uống thay nước lọc hoặc trà. Phương pháp này rất tốt với người bệnh sỏi thận vì ngoài việc chữa bệnh đi tiểu nhiều lần còn có thể chữa tiểu buốt do sỏi thận ở đường niệu đạo gây ra.

Cô bé 6 tuổi nước tiểu chuyển sang màu xanh sau khi ăn thức ăn cất trong tủ lạnh hỏng
Tủ lạnh có tác dụng rất tốt trong việc bảo quản thực phẩm, tuy nhiên nếu tủ lạnh bị hỏng, các thực phẩm sau khi lấy ra cần tránh cho trẻ ăn nhiều, bởi...
Hoàng Lan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tiểu đường.