Mẹ “cao tay” đánh bay cơn ho đàm

Ngày 10/07/2015 08:10 AM (GMT+7)

Mỗi khi thời tiết chuyển giao là cơ hội thuận lợi cho bệnh ho có đàm phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và đảo lộn cuộc sống gia đình. Là một người phụ nữ hiện đại, bạn làm thế nào để vượt qua cơn ho đàm đáng ghét, giữ trọn vẹn niềm vui cho cả gia đình?

Dưới đây là chia sẻ của chị Nguyễn Thanh Nhàn, 30 tuổi, mẹ của bé Bin (2 tuổi), sống ở quận 3, Tp.HCM về trải nghiệm của chị khi cả nhà bị ho đàm cũng như phương pháp trị ho đàm cực hay mà chị đã học hỏi được.

Là một nhân viên ngân hàng nên thời gian tôi lo cho chồng con chỉ có thể vào buổi tối và ngày nghỉ. Cảm giác cả nhà quây quần quanh bàn ăn, cười cười nói nói không còn gì hạnh phúc hơn. Cho nên, khi chồng tôi không may dầm mưa rồi đổ bệnh, cả nhà thay vì rộn rã tiếng cười, thì lại rộn ràng tiếng ho khục khặc.

Thời tiết Sài Gòn dạo này đúng là thất thường. Mưa tuy không kéo dài nhưng thường rất lớn, nhiều khi mưa xong thì nắng cháy trời khiến người ta vô cùng khó chịu và dễ đổ bệnh. Chồng tôi bình thường khỏe lắm, vậy mà chỉ sau buổi chiều dầm mưa, sáng sớm hôm sau anh cũng sụt sịt và bắt đầu ho, sau đó đàm vướng đặc cả cổ họng

Khổ nỗi anh ấy cứ nghĩ bệnh vặt đơn giản nên khuyên đi khám mãi vẫn cứ lừng khừng. Tôi muốn xin nghỉ vài hôm ở nhà chăm sóc anh cũng lắc đầu, bảo chuyện nhỏ, để tự đi mua thuốc cảm uống. Mua nhà thuốc này, nhà thuốc kia, mỗi nơi một kiểu, sau mấy ngày, dù chồng tôi bớt mệt nhưng cơn ho đàm vẫn còn dai dẳng, vợ chồng trò chuyện mà như mình tôi độc thoại vì anh mất tiếng và chẳng trả lời gì nhiều được. Tối ngủ thì cứ vừa chợp mắt là lại lên cơn ho. Trời lại nóng mà hễ bật quạt thì anh còn ho dữ dội hơn. Tắt cái quạt máy thì nóng quá, cả nhà lại không ngủ được. Vậy là cả đêm, hai vợ chồng chẳng chợp mắt, cứ hết bật quạt, lại tắt quạt.

Mẹ “cao tay” đánh bay cơn ho đàm - 1

Lo ho đàm có thể diễn biến nặng thêm, mặt khác cũng sợ lây lan cho cả nhà, nhất là con trai mới 2 tuổi khiến tôi càng sốt ruột. Cuối cùng, tôi quyết định kéo chồng đi khám bác sĩ để điều trị chính xác hơn.

Qua tìm hiểu thông tin và được bác sĩ tư vấn tôi được biết, ho đàm là do sự tăng tiết nhầy gây tắc nghẽn đường thở và khiến họng ngứa ngáy khó chịu, gây ra ho. Từ đó, các bác sĩ khuyến cáo, muốn điều trị ho đàm, trước tiên phải xử lý hết đàm, không còn đàm ngây ngứa cổ họng, sẽ hết ho.

Một trong những phương pháp điều trị ho đàm được các bác sĩ đánh giá hiệu quả và an toàn hiện nay là sử dụng bromhexine – hoạt chất dẫn xuất từ cây cang mai có tác dụng làm loãng đàm và long đàm.. Đặc biệt không chỉ sử dụng cho người lớn với dạng viên nén nhỏ tiện dụng mà còn dùng cho trẻ dưới 2 tuổi với dạng siro dâu dịu ngọt.

Chỉ sau một ngày sử dụng, chồng tôi giảm hẳn đàm. Đàm trong cổ trở nên loãng hơn và dễ dàng được tống ra khỏi cổ qua những cơn ho, khiến tôi yên tâm và nhẹ nhõm hẳn.

Mẹ “cao tay” đánh bay cơn ho đàm - 2

Mùa mưa đang ở giai đoạn cao điểm khiến cu Bin nhà tôi cũng không ít lần khục khặc bởi những cơn ho đàm. Tuy nhiên, bây giờ tôi không còn sợ hãi trước ”người hàng xóm hay ghé thăm – ho đàm” này nữa bởi trong tay đã có bí kíp trị ho đàm vô cùng hiệu quả dù người bệnh là trẻ nhỏ hay người lớn. 

Mẹ “cao tay” đánh bay cơn ho đàm - 3

Đúng là trải nghiệm nhiều thì mới rút ra được kinh nghiệm. Hãy trang bị cho mình bí kíp trị ho đàm nhất là trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay để ngôi nhà luôn ngập tràn tiếng cười nói rôm rả các mẹ nhé!

Bromhexine hiệu quả điều trị ho đàm với tác dụng phối hợp giúp loãng đàm và long đàm an toàn. Hãy lựa chọn các thuốc có nguồn gốc rõ ràng để đạt hiệu quả điều trị tối ưu cũng như bảo vệ gia đình bạn tốt nhất.

Ths. Bs Trịnh Ngọc Quang - PGĐ Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Trung Ương.

Bảo trợ thông tin: Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Trung Ương

Nguồn: [Tên nguồn].