"Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!" - hành trình "hàn gắn" mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần (P2)

Ngày 17/06/2018 19:00 PM (GMT+7)

Cô Liu là bệnh nhân tâm thần phân liệt do thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ từ nhỏ. Giờ đây hai mẹ con cô đang phải nỗ lực để giúp cô vượt qua căn bệnh trở về cuộc sống bình thường.

(Tiếp phần 1: "Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!" - hành trình "hàn gắn" của mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần)

Khi niềm tin và tình yêu không còn

Tại IMH, cô Liu được chẩn đoán bị rối loạn tâm thần. Sau khi ở viện suốt 2,3 tháng, cô được quay về nhà để gia đình chăm sóc.

Đây là thời điểm để tình cảm mẹ con được khôi phục lại. Mặc dù thuốc đã giúp cô Liu tỉnh

“Khi bạn muốn tiếp cận ai đó, bạn luôn cố gắng để làm đối phương hài lòng”, cô nói. “Bạn luôn phải học cách cho đi và đó là cách tôi đã làm với con gái.”

táo hơn nhưng cô vẫn nghi ngờ mong muốn giúp đỡ của mẹ. “Tôi không tin mẹ hoàn toàn. Vì vậy, tôi sẽ xem xét hành động, theo dõi bà ấy nói như thế nào. Bà ấy có kiên nhẫn không? Giọng nói có chân thành không? Tôi quan sát rất nhiều thứ." cô Liu nhớ lại.

Cả hai mẹ con đều thừa nhận rằng họ rất lúng túng khi mới bắt đầu. Cô Tan cho biết cô đã cố gắng xây dựng mối quan hệ của họ như thể cô đang cố gắng tiếp cận một người bạn trai đầy tiềm năng. 

amp;#34;Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!amp;#34; - hành trình amp;#34;hàn gắnamp;#34; mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần (P2) - 1

Những tưởng rằng cô Tan kể từ đây sẽ chính thức ở bên con nhưng chẳng bao lâu sau, cô lại vẫn quay trở về Trung Quốc. Chính điều này đã khiến cô Liu cảm thấy mẹ không hề giữ lời hứa với mình.

“Mẹ nói sẽ ở lại và làm việc tại Singapore. Nhưng điều đó đã không xảy ra.”

May mắn khi 4 năm trôi qua, căn bệnh của cô Liu không tái phát. Thế nhưng sau chuyến đi tới thăm mẹ ở Trung Quốc, cô không dùng thuốc vì nghĩ rằng bệnh tình đã ổn, đến khi trở về Singapore, cô lại nghe thấy những tiếng nói trong đầu và luôn cảm thấy có người nhìn trộm vào phòng ngủ. Lần này khi đến điều trị ở IMH, cô được chẩn đoán mắc tâm thần phân liệt.

amp;#34;Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!amp;#34; - hành trình amp;#34;hàn gắnamp;#34; mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần (P2) - 2

Chia sẻ thêm về căn bệnh này, Tiến sĩ Tang cho hay: “Tâm thần phân liệt là một căn bệnh tâm thần phức tạp thường bắt đầu phát triển ở những người trẻ tuổi từ 15-25 tuổi. Trên toàn thế giới, có khoảng 100 người trưởng thành bị mắc bệnh và ảnh hưởng tới cả nam và nữ. Trái ngược với quan niệm sai lầm rất phổ biến cho rằng tâm thần phân liệt là một người có nhiều nhân cách. Thực tế đó là sự rối loạn của tinh thần.”

Hàn gắn lại quan hệ để giúp con vượt qua căn bệnh tâm thần

Mỗi ngày con gái nói với tôi: "Mẹ ơi hay giúp con! Xin hãy giúp con tìm thấy chính mình. Con không biết con là ai. Hãy cho linh hồn của con trở lại." Điều ấy thật đáng sợ."

Khi con gái mắc bệnh trở lại, cô Tan nhận ra mọi thứ không còn suôn sẻ như trước. 

Lần này cô Tan đã quyết định nghỉ việc và quay về chăm sóc con gái. Cô đã ghi danh vào một khóa học 12 tuần dành cho người chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần. Lần này cô đã quyết tâm dành toàn bộ sự quan tâm cho chon gái, cô quan sát những điều con gái thích và không thích. Ví dụ khi thấy con gái luôn lo lắng mọi người có thể lén nhìn trộm cô ấy, cô Tan đã cho lắp rèm trong nhà.

amp;#34;Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!amp;#34; - hành trình amp;#34;hàn gắnamp;#34; mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần (P2) - 3

"Hãy giúp con tìm lại chính mình!" Cô Liu nhớ lại lời con gái nói.

Tuy nhiên nỗi sợ hãi lớn nhất của con gái cô là sự không chắc chắn về những gì xảy ra quanh cuộc sống của cô. Vì vậy cô Liu luôn ở trong nhà không dám ra ngoài, cô còn không biết cách đi cầu thang bộ.

Vì vậy, cô Tan đã phải hướng dẫn con gái mọi thứ kể cả cách để đi cầu thang. “Tôi không biết cách bước chân sao cho nhịp nhàng. Tôi sợ hãi và mẹ đã khuyến khích tôi bước từng bước”, cô Liu nhớ lại.

Không chỉ thu mình với thế giới, cô Liu thậm chí không thể nói được một câu đủ nghĩa. Sự thờ ờ và cảm xúc cực đoan với xã hội, khó khăn khi giao tiếp, có những hành vi vô tổ chức là một số triệu chứng thường gặp của bệnh tâm thần phân liệt, tiến sĩ Tang cho hay.

Trước căn bệnh của con gái, cô Tan chỉ ngủ 3 tiếng một ngày và luôn sẵn sàng thức dậy khi con cần. Cô cất tất cả đồ dùng sắc nhọn vào nơi an toàn và đặt lưới ở cửa sổ.

amp;#34;Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!amp;#34; - hành trình amp;#34;hàn gắnamp;#34; mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần (P2) - 4

Bằng tình yêu thương, cô Tan đã dần lấy lại niềm tin ở con gái.

Để có thể giúp con gái vượt qua căn bệnh, cô Tan nhận ra bản thân không thể đối xử với con như một người mẹ mà phải học cách lắng nghe. “Tôi chỉ có thể hành động như một người bạn vì con bé chỉ nói chuyện với bạn bè nào lắng nghe nó.” cô Tan chia sẻ.

May mắn khi cách này đã hiệu quả. Từ nhỏ, cô Liu chưa từng nắm tay hay ôm mẹ, nhưng giờ đây khi niềm tin dần lấy lại, cô Tan đã có thể từ từ nắm lấy bàn tay con khi cả hai đi dạo.

“Từng chút, từng chút một,… cho đến khi con gái không buông tay tôi. Vì vậy tôi tiếp tục nắm lấy tay con bé”, cô Tan vui vẻ nói. Bây giờ cô có thể tự hào nói họ là những người bạn tốt nhất của nhau.

Thay đổi tích cực: từ bệnh nhân tâm thần trở thành người truyền hy vọng

Cô Liu cho hay giờ đây cô cảm thấy căn bệnh của mình đôi khi lại là một điều may mắn nhỏ. Nó khiến cô có một lối sống lành mạnh hơn, cô tập thể dục ít nhất 3 lần trong tuần, ngủ trước 10 giờ tối. Mọi thiết bị công nghệ đều phải để bên ngoài phòng ngủ trong khi trước đây cô luôn đặt điện thoại cạnh giường.

Và ngay cả tên cô cũng thay đổi, cô muốn mọi người gọi là Valerie vì cảm thấy như thế sẽ tốt hơn.

amp;#34;Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!amp;#34; - hành trình amp;#34;hàn gắnamp;#34; mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần (P2) - 5

Cô Liu đang giúp các bệnh nhân tâm thần chia sẻ những câu chuyện, hoàn cảnh của bản thân.

Năm 2014, khi sức khỏe đã dần phục hồi, cô Liu trở thành nhân viên lễ tân cho một tổ chức sức khỏe tâm thần phi lợi nhuận. Ban đầu cô khá miễn cưỡng làm vì lo lắng bản thân vẫn không muốn tiếp xúc xã hội. Nhưng mẹ cô đã giúp cô tự tin hơn bằng cách đi làm cùng con gái trong vài buổi đầu.

“Sau một vài ngày, mẹ nói rằng tôi nên đi làm một mình. Nếu có chuyện xảy ra, hãy nhắn tin cho mẹ.” Cô Liu kể lại. Hiện tại công việc của cô Liu đang rất thuận lợi bởi những người đồng nghiệp thân thiện và luôn cảm thông với cô.

Hai năm sau, cô đã chính thức tham gia Hiệp hội sức khỏe tâm thần Singapore. Cô hiện là một nhân viên giáo dục cộng đồng và cũng là chuyên gia hỗ trợ của hội để giúp đỡ những người đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

amp;#34;Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!amp;#34; - hành trình amp;#34;hàn gắnamp;#34; mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần (P2) - 6

"Khi bạn truyền hy vọng cho người khác, họ sẽ cảm thấy có hy vọng. Và khi bạn tin tưởng họ, họ cũng sẽ dần tin bạn. Giống như cách mẹ tôi truyền hy vọng và niềm tin cho tôi.”

Bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, cô dần có được hy vọng cho cuộc sống. 

Giờ đây, cô Liu rất biết ơn về những gì mẹ cô đã làm để giúp cô hồi phục. “Nếu không có mẹ, tôi sẽ không bao giờ được như hiện tại.” Cô Liu nói với niềm xúc động. “Tôi muốn mình luôn mạnh khỏe để trong tương lai, tôi có thể chăm sóc bà.”

Với cô Tan, giờ đây khi nhìn lại quá khứ, cô đã hiểu tại sao con gái lại oán giận cô. “Điều con bé muốn là tình yêu, sự che chở bảo vệ từ tôi nhưng tôi đã không ở bên con một thời gian dài.” Hiện tại cô đã và vẫn đang cố gắng cho con gái tất cả những điều đó và trở thành một người mẹ, người bạn của con.

Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình! - hành trình hàn gắn của mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần
Sự thiếu vắng tình yêu thương của cha mẹ đã vô tình khiến cho cô Liu bị tổn thương trong tầm hồn và cuối cùng dẫn tới căn bệnh tâm thần phân liệt.
Hoàng Dương (Dịch từ CNA)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe