Người phụ nữ giật mình khi thấy vật trắng lạ trong chất thải, khi biết sự thật mới ngỡ ngàng

Ngày 23/05/2019 00:08 AM (GMT+7)

Sau chuyến đi du lịch nước ngoài, người phụ nữ 30 tuổi thường xuyên bị táo bón, sau đó phát hiện trong chất thải có vật trắng lạ.

Bác sĩ Khoa trực tràng, Chung Vân Nghê đã chia sẻ một trường hợp, một người phụ nữ 30 tuổi đang mang thai – cô Triệu, đã đến Mỹ để đi du lịch. Vì thói quen ăn uống ở các vùng khác nhau nên cô bị tiêu chảy 1 tuần, thêm vào đó bệnh trĩ lại tái phát, cô Triệu tự mình đi mua thuốc mỡ bôi và thuốc viên để uống. Tuy nhiên, một lần khi đang đi đại tiện cô phát hiện có thứ gì đó màu trắng ở trong phân. Cô Triệu nghĩ rằng đó là màu của thuốc mỡ và thuốc viên, nên cô cũng không quan tâm quá nhiều.

Người phụ nữ giật mình khi thấy vật trắng lạ trong chất thải, khi biết sự thật mới ngỡ ngàng - 1

Cô Triệu đi đại tiện và phát hiện có vật lạ trắng trong phân

Một tháng sau, cô Triệu cùng chồng trở về Đài Loan, lúc này cô lại bắt đầu bị táo bón, phân giống như phân dê và có gì đó màu trắng đang chuyển động trong bồn cầu và vật lạ màu trắng hầu như không ở trạng thái tĩnh. Khi nghe đến đây, bác sĩ Chung vô cùng ngạc nhiên, và nghĩ về trường hợp này có thể là ảo tưởng của sự lo lắng khi sinh con. Nhưng đến khi cô Triệu lấy ảnh mà bản thân tự chụp cho bác sĩ Chung xem, bác sĩ Chung Vân Nghê nói: “Tôi nhìn thấy thật sự có vật lạ bên cạnh phân và nước tiểu đang chuyển động”.

Phóng to hình ảnh, bác sĩ Chung Vân Nghê còn phát hiện, bên trong phân còn bị quấn bởi rất nhiều mảnh dài bị đứt đoạn, câu trả lời cho sinh vật lạ này chính là “sán dây”. Sau khi bác sĩ hỏi mới phát hiện người phụ nữ đang mang thai và chồng khi ở Mỹ ăn hoàn toàn các sản phẩm thịt, do đó có thể ăn phải trứng của sán dây.

Bác sĩ Chung Vân Nghênh giải thích rằng, bình thường mà nói, sán dây khi ăn vào bụng, sau khoảng 1 đến 2 tháng sẽ phát triển thành giun trưởng thành, chúng có thể dài tới 1 đến 2 mét và bị phân mảnh sau khi bị vỡ trong ruột và xuất hiện cùng với phân, nếu bạn không quá lo lắng về tình trạng này, chỉ cần uống một liều thuốc là có thể làm sạch. Tuy nhiên, những con sán dây khi bị phân chia có thể sống sót riêng từng phần giống như con giun, ngay cả bác sĩ Chung cũng sợ hãi trước điều “kỳ lạ”, cứ nghĩ chỉ được học trên sách vở, cô nói “thật sự tất cả chúng đều chuyển động, rõ ràng là phân đang bị những con sán dây đẩy đi”.

Người phụ nữ giật mình khi thấy vật trắng lạ trong chất thải, khi biết sự thật mới ngỡ ngàng - 2

Bác sĩ Chung Vân Nghênh chỉ ra vật lạ trong phân của cô Triệu là sán dây

Ettoday cũng đưa tin một trường hợp khác, một bé gái 5 tuổi ở Đài Bắc luôn cảm thấy có dị vật và ngứa ở hậu môn. Sau khi kiểm tra bác sĩ phát hiện có sán dây ở hậu môn, bác sĩ đã lấy ra một con sán dây dài 2,6m. Nguyên nhân chính dẫn đến cô bé bị nhiễm sán dây chính là thường xuyên ăn sashimi vào cuối tuần.

Bác sĩ Vương Chí Kiên, trưởng Khoa nhiễm khuẩn Nhi của Bệnh viện tổng hợp Tam Quân cho biết, bé gái bị nhiễm bị nhiễm sán dây có trong thịt của cá, đây là loại sán dây thường thấy và phổ biến nhất ở người. Bình thường mà nói, sán dây phát triển trong ruột non, có chiều dài khoảng 10m, trứng chưa trưởng thành được sản sinh từ các phân đoạn của sán dây, có thể lên đến 1 triệu trứng, và thải ra môi trường qua phân, sau 5-6 tuần bị nhiễm bệnh, trứng có thể xuất hiện trong phân.

Người phụ nữ giật mình khi thấy vật trắng lạ trong chất thải, khi biết sự thật mới ngỡ ngàng - 3

Sán dây dài 2,6m trong bụng cô bé 5 tuổi

Người bị nhiễm sán thường có các biểu hiện như đau bụng từng cơn, mơ hồ, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, thiếu máu, móng tay biến dạng, người xanh xao, ngứa, mày đay, suy nhược cơ thể... Nếu có những dấu hiệu này, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa sán dây

Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến, tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi; Không phân biệt đối tượng, cả gia đình cần tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Không ăn tiết canh, các loại thịt tái, nội tạng không đảm bảo, không rõ nguồn gốc. Tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý phân rác chặt chẽ, tránh để lợn, gà, chó tha phân gây ô nhiễm môi trường.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trẻ nhỏ luôn là đối tượng dễ bị nhiễm giun sán cho dù cha mẹ đã chăm sóc và cho con ăn uống cẩn thận. Với nhóm đối tượng này, cha mẹ cần chú ý luôn rửa sạch tay cho bé trước và sau khi ăn; nghiêm cấm con ăn thực phẩm chưa nấu chín, uống nước chưa đun sôi; không cho bé bò trườn dưới nền nhà; luôn cắt móng tay móng chân sạch sẽ…

Đối với những món ăn như tiết canh, thịt sống, tái, tốt nhất chúng ta phải từ bỏ ngay từ bây giờ. Đây là những món ăn ẩn chứa nhiều ấu trùng sán nhất.

Bé 8 tuổi động kinh do nhiễm 100 trứng sán dây trong não vì có 2 thói quen tai hại
Một bé gái 8 tuổi bị đau đầu, lên cơn co giật, động kinh vì não bộ bị nhiễm 100 trứng sán dây.
Hà Vũ (dịch theo ettoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác