Người vợ bất ngờ muốn tự tử sau cái chết của bố mẹ chồng, bác sĩ tiết lộ nguyên nhân

HÀ VŨ. - Ngày 30/10/2020 19:00 PM (GMT+7)

Cuộc sống trong gia đình nhà chồng khiến cô A cảm thấy áp lực rất lớn, hàng đêm cô luôn gặp ác mộng, sống không bằng chết. Sau này đi khám mới phát hiện cô bị bệnh do bị bố mẹ chồng bạo hành.

Cô Vương A. năm nay 60 tuổi, chồng cô làm ăn ở xa lâu năm, cô chịu trách nhiệm chăm sóc con cái và bố mẹ chồng trong gia đình. Trong cuộc sống, cô A (tên giả) thường bị bố mẹ chồng bạo hành, khiến cô A cảm thấy áp lực rất lớn, hàng đêm cô luôn gặp ác mộng, sống không bằng chết. Nhiều lần phàn nàn với chồng thì chỉ nhận được câu trả lời “không cần quan tâm đến họ là được”. Rất nhiều lần cô muốn ly hôn, nhưng vì con cái cô cố gắng chịu đựng.

Cuối cùng thì bố mẹ chồng cũng qua đời, con khôn lớn, chồng về Đài Loan đoàn tụ với gia đình nhưng cô A bắt đầu mắc chứng trầm cảm, nhìn thấy chồng cô nhớ lại cảnh bị bố mẹ chồng đánh đập. Cảm xúc đột ngột trở nên tức giận, hoảng sợ, la mắng chồng, thậm chí muốn tự tử, gia đình không hiểu sao những chuyện xảy ra cách đây hàng chục năm lại được khơi gợi lại, gia đình đã cho cô A uống thuốc và tư vấn tâm lý nhưng vẫn không hiệu quả.

Người vợ bất ngờ muốn tự tử sau cái chết của bố mẹ chồng, bác sĩ tiết lộ nguyên nhân - 1

Tiến sĩ Châu Bác Hán, thuộc Khoa Tâm lý và Tâm lý tại Bệnh viện Tân Trúc thuộc Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc, nói rằng các triệu chứng của cô A là rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). PTSD đề cập đến bệnh tâm thần mà một người đã trải qua sau những sự kiện đau thương như cảm xúc, chiến tranh, tai nạn giao thông, thảm họa tự nhiên và nhân tạo.

Hầu hết những người trải qua một sự kiện sang chấn sẽ có những phản ứng có thể như sốc, tức giận, căng thẳng, sợ hãi và thậm chí là cảm giác tội lỗi. Những phản ứng này là phổ biến và đối với hầu hết mọi người, chúng biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, đối với một người bị PTSD, những cảm giác này vẫn tiếp tục và thậm chí tăng lên gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương được chẩn đoán khi có các triệu chứng kéo dài một tháng và không thể thực hiện các hoạt động bình thường như trước khi sự kiện xảy ra.

Các triệu chứng của PTSD thường được nhóm thành bốn loại chính, bao gồm:

Cơn hồi tưởng: Những người bị PTSD liên tục có những cơn hồi tưởng về sự kiện thông qua những suy nghĩ và ký ức về sự kiện sang chấn. Chúng có thể bao gồm hồi tưởng, ảo giác và ác mộng. Họ cũng có thể cảm thấy đau khổ tột cùng khi có những một số đồ vật hoặc hoàn cảnh khiến gợi nhớ về sang chấn, chẳng hạn như ngày kỷ niệm của sự kiện.

Người vợ bất ngờ muốn tự tử sau cái chết của bố mẹ chồng, bác sĩ tiết lộ nguyên nhân - 2

Né tránh: Bệnh nhân có thể né tránh mọi người, địa điểm, suy nghĩ hoặc tình huống có thể nhắc nhở họ về sang chấn. Điều này có thể dẫn đến cảm giác tách rời và cô lập với gia đình và bạn bè, cũng như mất hứng thú với các hoạt động mà người đó từng thích.

Tăng nhạy cảm: Bệnh nhân dễ dàng xuất hiện các cảm xúc quá mức; dễ xảy ra vấn đề với những người xung quanh, dễ thể hiện tình cảm; khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ; cáu gắt; bộc phát cơn giận dữ; khó tập trung; và dễ bị giật mình. Người bệnh cũng có thể bị các triệu chứng thực thể chẳng hạn như tăng huyết áp và nhịp tim, thở nhanh, căng cơ, buồn nôn và tiêu chảy.

Nhận thức và tâm trạng tiêu cực: Liên quan đến những suy nghĩ và cảm xúc đổ lỗi, xa lánh và ký ức về sự kiện đau thương. Trẻ nhỏ bị PTSD có thể bị chậm phát triển một số kỹ năng như tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân, kỹ năng vận động và ngôn ngữ.

Người vợ bất ngờ muốn tự tử sau cái chết của bố mẹ chồng, bác sĩ tiết lộ nguyên nhân - 3

Tiến sĩ Châu Bác Hán cho biết, tỷ lệ mắc PTSD suốt đời là 8%. So với trầm cảm, tâm trạng của bệnh nhân PTSD có thể bình thường và ổn định, nhưng khi nghĩ đến chấn thương, họ sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, cuồng loạn.

Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí quốc tế của Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc và Trung tâm Tâm thần kinh Nhật Bản, khi bệnh nhân PTSD tái phát chấn thương, nguy cơ tự tử hoặc bạo lực cũng sẽ tăng lên, giống như cô A đã từng bị bạo hành và có lúc muốn tự tử. Điều phổ biến nhất là những người xung quanh như chồng, con không thể hiểu nổi "tại sao mọi chuyện đã qua bao lâu rồi mà vẫn cứ nhắc chuyện cũ". Bạn bè xung quanh khuyên bệnh nhân "hãy cho qua quá khứ", thực chất là bị PTSD, nên não bị rối loạn.

Tiến sĩ Châu Bác Hán cho biết thêm, rối loạn não chính của PTSD là hạch hạnh nhân (amygdala) của não, có nhiệm vụ lưu giữ trải nghiệm sợ hãi. Bệnh nhân PTSD đã từng trải qua trải nghiệm “sống không bằng chết”, dẫn đến tình trạng hoạt hóa quá mức lâu dài của hạch hạnh nhân, khiến cơ thể sản sinh quá mức. Các triệu chứng như sợ hãi, hoảng loạn và gặp ác mộng là những “phản ứng mất kiểm soát tức thì.” Do đó, khi lên cơn, bệnh nhân sẽ đột ngột mất kiểm soát về thể chất và tinh thần.

Về cách ngăn ngừa hoặc điều trị hội chứng này, Tiến sĩ Châu Bác Hán đề nghị rằng, nếu bệnh PTSD đã phát triển thì nên nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia. Nói chung, điều trị bằng thuốc nên kết hợp với liệu pháp tâm lý để cải thiện tình trạng bệnh.

Cách ly với người thân, ôm điện thoại xem thần tượng Hàn Quốc, bé gái nhập viện vì tâm thần
Sau thời gian dài ôm điện thoại, cháu H. đã phải nhập viện và được chẩn đoán bị trầm cảm, phải có biện pháp can thiệp ngay lập tức.
HÀ VŨ. Dịch từ aboluowang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tâm thần