Nhiều người bỏ cơm nhưng vẫn béo, lại có người ăn cơm vừa gầy và khỏe nhờ biết cách này

MINH MINH - Ngày 07/10/2021 14:21 PM (GMT+7)

Nhiều người khi giảm cân thường cố gắng tránh đồ tinh bột như cơm trắng. Tuy nhiên, bác sĩ dinh dưỡng cho biết đây là quan niệm sai lầm.

Trong những năm gần đây, chế độ ăn keto và chế độ ăn ít tinh bột đã trở nên phổ biến, nhất là với các chị em đang có nhu cầu giảm cân. Với nhiều người, cơm gạo trắng được xem là "quả mìn" với lượng calo siêu cao nên thường tìm cách tránh ăn.

Bác sĩ cho biết, thực tế chỉ cần giảm ăn và ăn đúng cách thì việc ăn cơm gạo trắng không hề có vấn đề, thậm chí còn có lợi cho sức khỏe. Điển hình như người Nhật ăn cơm trắng thường xuyên, thậm chí còn ăn trong bữa sáng nhưng tỷ lệ béo phì rất thấp, hơn nữa họ lại sống thọ.

>> 5 rau quả ăn với trứng vừa giảm cân lại ngừa ung thư, vừa lạ miệng lại vừa khỏe mạnh

Ưu điểm lớn của cơm gạo trắng

Nhiều người bỏ cơm nhưng vẫn béo, lại có người ăn cơm vừa gầy và khỏe nhờ biết cách này - 1

Bác sĩ Li Qi - Giám đốc Phòng khám y học Trung Quốc cho biết ưu điểm lớn nhất của cơm gạo trắng là tiêu hóa tốt và không gây hỏa.

Bác sĩ giải thích rằng tiêu hóa tốt có nghĩa là ruột và dạ dày có thể dễ dàng nghiền thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, để thức ăn được tiêu hóa và thải ra ngoài trong thời gian tương đối ngắn. "Thức ăn tiêu hóa tốt không chỉ ít gây gánh nặng cho dạ dày và ruột mà còn khiến cơ thể cảm thấy thư thái và linh hoạt sau khi ăn", bác sĩ Li Qi giải thích.

Còn không gây hỏa có nghĩa là thức ăn không làm tăng kích ứng của cơ thể như khô miệng, khô họng, đắng miệng, đầy hơi, mụn trứng cá, ngứa da, ăn ngủ kém,… 

Bác sĩ Li Qi giải thích thêm rằng do đặc điểm của gạo trắng là có vị ngọt, tính hơi mát, có tác dụng bồi bổ tỳ vị, ích khí, dưỡng can nên mới có những công dụng này. Gạo trắng bồi bổ tỳ vị, dạ dày có thể tăng cường hoạt động của dạ dày và ruột. Ngoài ra, gạo trắng đã loại bỏ hết vỏ và mầm rất dễ hấp thụ, khi kết hợp với các thực phẩm khác có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa của rau và protein trong dạ dày và ruột, và làm cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng được đầy đủ hơn.

Đồng thời với tác dụng ích khí dưỡng can nên nó cũng làm tăng độ ẩm của phân, giảm nóng trong ruột, giúp đại tiện trơn tru, giảm tình trạng cáu gắt.

Không phải cơm gạo trắng, đây mới là những thứ cần hạn chế để giảm cân

Nhiều người bỏ cơm nhưng vẫn béo, lại có người ăn cơm vừa gầy và khỏe nhờ biết cách này - 2

Về quan điểm cho rằng cơm gạo trắng là tinh bột, là thứ cấm kỵ để giảm cân, bác sĩ Li Qi chỉ ra rằng những thứ dễ gây béo phì nhất không phải cơm mà là bánh ngọt, bánh quy, mì, bánh mì, bánh bao,... đã trải qua nhiều quá trình chế biến và là các sản phẩm tinh bột có hàm lượng calo cao.

Ngoài ra, đồ uống có đường, rượu, đồ chiên rán, nước sốt, súp đặc và thực phẩm chế biến sẵn cũng có rất nhiều calo. 

Nếu vì giảm cân mà bỏ cơm gạo trắng nhưng lại không giảm ăn những thực phẩm trên thì không những không hiệu quả mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Bác sĩ Li Qi nhấn mạnh rằng bạn vẫn cần ăn cơm gạo trắng để giảm cân, nhưng nên giảm lượng ăn vào. Ví dụ, nếu bạn ăn một bát cơm trong một bữa, bạn có thể giảm lượng cơm xuống nhưng vẫn phải bổ sung đầy đủ protein và rau quả tươi để ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Gạo lứt, gạo mầm và gạo trắng, cái nào tốt hơn?

Nhiều người bỏ cơm nhưng vẫn béo, lại có người ăn cơm vừa gầy và khỏe nhờ biết cách này - 3

Một số người có thể nghĩ rằng chọn gạo lứt hoặc gạo mầm sẽ tốt cho sức khỏe hơn gạo trắng, tuy nhiên, bác sĩ Li Qi nhắc nhở rằng so với gạo trắng, gạo lứt và gạo mầm chứa nhiều cám và mầm khó tiêu hóa hơn. Với những người có dạ dày nhạy cảm, nếu ăn thường xuyên sẽ dễ có các triệu chứng khó tiêu như đầy hơi, ợ hơi và trào ngược axit dạ dày.

Ngoài ra, gạo lứt và gạo mầm có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng, có thể làm dịu sự dao động của lượng đường trong máu, đây là lý do tại sao nhiều người có vấn đề về đường huyết và muốn giảm cân từ bỏ gạo trắng. 

Tuy nhiên, chúng ta không chỉ ăn cơm trắng trong bữa ăn mà còn ăn cả rau và chất đạm, miễn là cân bằng với các loại thực phẩm khác, ăn cơm trắng không hẳn sẽ khiến lượng đường trong máu dao động lớn.

Khi nào nên ăn gạo trắng, gạo lứt, gạo mầm?

Đối với những người đang giảm cân và có vấn đề về đường tiêu hóa, cố gắng không thay thế gạo trắng bằng gạo lứt hoặc gạo mầm vì dễ làm trầm trọng hơn các vấn đề về đường tiêu hóa và có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì. Năn cố gắng ăn gạo trắng ít nhất một bữa mỗi ngày. 

Còn nếu không có vấn đề về đường tiêu hóa thì có thể bỏ cơm gạo trắng vài ngày trong tuần. Khi không ăn gạo trắng, bạn có thể ăn mì ống, gạo lứt, gạo mầm. Bạn cũng có thể sử dụng khoai lang, khoai tây, bí đỏ và các loại củ khác làm nguồn cung cấp tinh bột. 

Lưu ý vẫn cần bổ sung đủ lượng tinh bột hàng ngày, nên trộn gạo lứt, gạo mầm với gạo trắng để nấu nhằm duy trì sức khỏe đường tiêu hóa.

Xem thêm:

Nhiều người sợ béo bỏ cơm nhưng tại sao người Nhật ăn cơm hàng ngày vẫn gầy và sống thọ?

Nhịn cơm ăn hoa quả liệu có lợi? 4 loại trái cây tăng cân hơn ăn cơm, calo gấp đôi

Nhiều người sợ béo bỏ cơm nhưng tại sao người Nhật ăn cơm hàng ngày vẫn gầy và sống thọ?
Nhiều người bỏ cơm vì sợ cơm gây béo nhưng người Nhật ăn cơm hàng ngày lại không hề tăng cân và sống thọ, liệu họ có bí quyết gì đặc biệt?

Sống khỏe

MINH MINH (Dịch từ Ettoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giảm cân