Thường xuyên ngồi tư thế này, lưng dễ hỏng, cơ thể cong vẹo lại dễ gây tắc mạch máu

HÀ VŨ. - Ngày 30/04/2021 14:30 PM (GMT+7)

Cả nam và nữ đều thích ngồi tư thế bắt chéo chân, tuy rằng tư thế ngồi này thoải mái nhưng lại dễ làm tổn thương cơ thể.

Những hậu quả khi ngồi bắt chéo chân là gì?

1. Bắt chéo chân làm tổn thương lưng

Thường xuyên ngồi tư thế này, lưng dễ hỏng, cơ thể cong vẹo lại dễ gây tắc mạch máu - 1

Tổn thương thực sự là thắt lưng. Khi ngồi bắt chéo chân, độ căng của cột sống thắt lưng không đồng nhất, cột sống sẽ bị uốn cong sang trái hoặc sang phải ở một mức độ nhất định để đảm bảo sự cân bằng của cơ thể.

Lúc này, cơ thể con người dễ bị gập người và gù lưng, cột sống sẽ tạo thành hình chữ “C”, gây ra sự phân bổ áp lực không đồng đều ở cột sống thắt lưng và ngực. Nếu cứ tiếp tục như vậy có thể gây ra các bệnh về xương hoặc căng cơ, trường hợp nặng có thể chèn ép dây thần kinh cột sống và gây đau lưng. Do đó, ngồi bắt chéo chân có thể gây căng cơ thắt lưng hoặc lão hóa đĩa đệm (như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng), gây đau thắt lưng.

Không có cơ sở khoa học nào cho rằng bắt chéo chân sẽ khiến đùi dày hay mông to hơn như những lời đồn trên mạng.

2. Bắt chéo chân không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Hiện chưa có đủ bằng chứng cho thấy ngồi bắt chéo chân ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Nam giới

Thường xuyên ngồi tư thế này, lưng dễ hỏng, cơ thể cong vẹo lại dễ gây tắc mạch máu - 2

Khi bắt chéo hai chân, hai chân thường bị kẹp quá chặt sẽ làm tăng nhiệt độ vùng gốc đùi và tăng áp lực lên các bộ phận sinh dục, có thể khiến máu lưu thông kém, tản nhiệt kém. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng nào cho thấy ngồi bắt chéo chân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của nam giới.

Đề xuất:

- Không ép chân quá chặt;

- Không bắt chéo chân quá 10 phút, nếu cảm thấy mồ hôi chảy ra từ đùi trong, hãy đứng dậy đi lại một lúc để tản nhiệt càng sớm càng tốt.

Phụ nữ

Đối với phụ nữ, bắt chéo chân thường gây khó chịu ở đáy chậu, nhưng không có nghiên cứu rõ ràng nào cho thấy bắt chéo chân sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Nói cách khác, có rất nhiều loại bệnh phụ khoa và các yếu tố ảnh hưởng cũng phức tạp, chúng ta không thể chỉ quy chúng cho hành động bắt chéo chân.

3. Bắt chéo chân dễ bị cao huyết áp tạm thời

Việc tăng huyết áp chỉ là tạm thời. Năm 2010, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều dưỡng Lâm sàng cho thấy khi đo huyết áp, nếu bệnh nhân bắt chéo chân ở đầu gối, huyết áp sẽ tăng lên đáng kể.

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Journal of Hypertension cũng cho thấy rằng khi mọi người tham gia thử nghiệm ngồi bắt chéo chân, cơ thể tăng huyết áp nhẹ.

Tuy nhiên, mặc dù các nghiên cứu này ủng hộ tuyên bố rằng bắt chéo chân sẽ làm tăng huyết áp nhưng huyết áp chỉ tăng tạm thời. Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy việc bắt chéo chân thường xuyên có thể gây ra huyết áp cao hoặc thậm chí gây hại cho tim mạch. Vì lý do an toàn, bệnh nhân cao huyết áp nên cố gắng tránh ngồi bắt chéo chân.

4. Ngồi bắt chéo chân nhiều, cơ thể không cân đối

Thường xuyên ngồi tư thế này, lưng dễ hỏng, cơ thể cong vẹo lại dễ gây tắc mạch máu - 3

Duy trì bất kỳ tư thế nào trong thời gian dài đều có hại cho sức khỏe. Khi bạn bắt chéo chân, hông ở trạng thái một cao một thấp, cơ mông và cơ xương chậu ở hai bên sẽ bị kéo căng ra đồng thời bị siết chặt và rút ngắn lại, nếu điều này xảy ra, xương chậu sẽ nghiêng và bị cong vẹo, ngay cả cột sống cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ từ toàn bộ cơ thể bị vẹo, hình thành vai cao và vai thấp.

Ngoài ra, việc ngồi sai tư thế, đứng lâu, tập thể dục sai tư thế,… sẽ khiến các cơ hai bên cơ thể hoặc trước sau mất cân bằng, và sẽ xảy ra nhiều vấn đề về tư thế. Vì vậy, ngoài việc ngồi bắt chéo chân, tư thế nào cũng gây hại cho sức khỏe nếu duy trì thời gian dài.

5. Gây giãn tĩnh mạch hoặc huyết khối tắc mạch

Khi ngồi bắt chéo chân, một bên đầu gối sẽ bị đè nén, dễ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chi dưới. Chân để lâu ở một tư thế cố định, dễ bị mỏi. Nếu tuần hoàn máu bị tắc nghẽn, rất có thể dẫn đến tắc tĩnh mạch chân hoặc cục máu đông.

Đặc biệt đối với những người cao tuổi mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch thì việc ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn cảm thấy tê hoặc đau nhức ở các cơ ở chân, hãy ngay lập tức thay đổi tư thế và dùng tay xoa hoặc vỗ nhẹ liên tục để giảm mỏi và phục hồi lưu lượng máu càng sớm càng tốt.

6. Có thể dẫn đến thoái hóa khớp sớm

Không đáng sợ như vậy, nhưng bạn cần phải cẩn thận. Loại bệnh khớp này thường xuất hiện sau tuổi già. Tuy nhiên, việc bắt chéo chân sẽ làm tăng áp lực bên trong khớp gối, từ đó cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của sụn, làm gia tăng sự hao mòn khiến bệnh viêm khớp đến sớm.

Ngồi yên một tư thế làm việc dễ mắc bệnh cực kỳ nguy hiểm này
Ban đầu anh R. chỉ có triệu chứng đau thắt lưng sau đó mua các loại thuốc giảm đau, các loại cao dán về sử dụng nhưng cơn đau vẫn tái phát nhiều lần.
HÀ VŨ. Dịch từ aboluowang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác