Phát hiện 2 con trai đều không cùng huyết thống, xét nghiệm ADN xác định cha con có chính xác?

Ngày 24/09/2021 07:02 AM (GMT+7)

Nghi ngờ khi thấy hai con trai không giống mình mà lại giống thầy lang chữa hiếm muộn cho vợ, người đàn ông Bắc Giang xét nghiệm ADN thì nhận kết quả y như đã ngờ. Phân tích ADN liệu có cho kết quả chuẩn xác khi xác định quan hệ cha - con?

Mấy ngày gần đây, dân cư mạng xôn xao về vụ việc một người đàn ông Bắc Giang qua xét nghiệm ADN đã phát hiện 2 con trai mình không cùng huyết thống. Anh đã gửi đơn tố cáo thầy lang chữa hiếm muộn đã cưỡng dâm vợ mình là cha đẻ của 2 đứa trẻ.

Theo thông tin từ Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), đơn vị đã nhận được bản kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đối với yêu cầu giám định ADN trong vụ việc trên và xác định thầy lang chính là cha đẻ hai con người đàn ông tố cáo với xác xuất 99.99%. Vụ việc đang tiếp tục được xác minh.

Xét nghiệm ADN là cách chính xác xác định quan hệ cha - con. Ảnh minh họa

Xét nghiệm ADN là cách chính xác xác định quan hệ cha - con. Ảnh minh họa

Nhiều người đặt câu hỏi, vậy xét nghiệm ADN có hoàn toàn chính xác khi xác minh quan hệ cha - con? 

Theo Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền, xét nghiệm ADN là phép xét nghiệm dùng ADN (Axit DeoxyriboNucleic) có trong các tế bào của cơ thể chúng ta để xác định quan hệ huyết thống. Theo di truyền học, 23 nhiễm sắc thể có trong tế bào trứng của người mẹ và 23 nhiễm sắc thể có trong tinh trùng của người cha kết hợp với nhau để sinh ra con. 46 nhiễm sắc thể này có trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta, 23 lấy từ mẹ và 23 lấy từ bố. Xét nghiệm ADN cho phép kiểm tra xem có đúng người con lấy các nhiễm sắc thể của người bố nghi vấn hay không.

Xét nghiệm huyết thống bằng ADN là cách xét nghiệm chính xác nhất hiện nay. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gen thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99,99999...% hoặc cao hơn. Điều đó có nghĩa là trên thực tế người đàn ông được xét nghiệm ở đây chính là bố của người con.

Nếu hai mẫu ADN của con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ hai gen trở lên, thì người đàn ông này phải loại trừ 100% và khả năng họ là cha của đứa trẻ là 0%.

Để xác định quan hệ huyết thống, người mẹ không cần tham gia vào xét nghiệm. Sự tham gia của người mẹ làm tăng độ chính xác của kết quả nhưng không bắt buộc. Nếu như các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau thì khả năng người đàn ông là bố của đứa bé bị loại trừ 100%. Nếu các mẫu khớp với nhau thì khả năng người đàn ông đó là bố đạt tới 99,99999...% hoặc cao hơn.

Xét nghiệm huyết thống có thể tiến hành với nhiều loại tế bào như mẫu máu, tế bào bên trong má, mẫu mô, móng tay, gốc tóc, cuống rốn… Các xét nghiệm sẽ có cùng độ chính xác như nhau, vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN. Sự khác biệt về kết quả giữa các mẫu khác nhau nằm ở khâu tách chiết ADN. Có những quy trình khác nhau dùng cho các mẫu khác nhau ở khâu này.

Hiện nay, có thể xác định quan hệ huyết thống bằng xét nghiệm ADN cho trẻ từ lúc em bé còn nằm trong bụng mẹ.Có thể thực hiện xét nghiệm ADN với một lượng mẫu rất nhỏ (1/4 giọt máu) hoặc một tăm bông chứa các tế bào trong miệng, hoặc một mẩu nhỏ cuống rốn đã rụng, hoặc một chân tóc, như vậy trẻ sơ sinh có thể xét nghiệm rất dễ dàng. Để xét nghiệm huyết thống trước khi sinh có thể dùng nước ối có chứa các tế bào của thai nhi khi thai mới 3 tháng.

Ham ăn đồ ngọt nhưng sụt hẳn 10kg, người đàn ông 40 tuổi bất ngờ khi đi xét nghiệm
Dù mới gần 40 tuổi nhưng bệnh nhân C. vô cùng hốt hoảng, lo lắng vì mắc phải căn bệnh mà trong suy nghĩ của anh chỉ có người già mới gặp phải.

Bệnh tiểu đường..

Linh Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác