Đừng để hàng hiệu rởm móc túi và xỏ mũi!

Ngày 18/08/2014 13:40 PM (GMT+7)

Tom Ford đã gây sốc nặng cho các tín đồ thời trang khi không thể phân biệt nổi sản phẩm Gucci xịn và hàng nhái.

Hàng nhái: Cơn ác mộng của các nhà mốt tên tuổi

Một món hàng hiệu đắt tiền không chỉ là ước mơ của các tín đồ thời trang mà luôn là niềm ao ước của bất kỳ các cô gái. Nhưng đôi khi trong cơn mê theo đuổi sự khao khát chúng ta nhắm mắt bất chấp mọi nghi ngờ dẫn đến việc bị lợi dụng bởi những kẻ  lừa đảo.

Cho đến hiện tại hàng nhái (fake) chia ra các loại fake 1, fake 2...  Hàng nhái cao cấp  làm bằng chất liệu giống y như hàng thật. Độ tỉ mỉ cũng không kém cạnh từ các đường may, logo, mã số bên trong túi và các phụ tùng đều đáp ứng yêu cầu của thương hiệu. Độ cẩn trọng của hàng fake cao cấp nhiều khi còn qua mắt được cả những chuyên gia.

Minh chứng "khủng khiếp" nhất phải kể đến là trong "Dự án đối phó với hàng giả" của kênh Discovery,  Paris Hilton và Tom Ford được mời tham gia. NTK lừng danh Tom Ford đã gây sốc nặng cho các tín đồ thời trang khắp thế giới khi không thể phân biệt nổi sản phẩm Gucci xịn và hàng nhái. Trong khi đó, tiểu thư triệu đô Paris Hilton cũng phải xấu hổ vì thất bại khi được yêu cầu nhìn ảnh và đoán đâu là túi LV thật, giả.

Đừng để hàng hiệu rởm móc túi và xỏ mũi! - 1

Hàng nhái (ảnh trái) và hàng thật (ảnh phải)

Một số nhận biết cơ bản để phân biệt hàng thật và hàng nhái

Nên nhớ rằng khi mua một món đồ cao cấp, bạn không chỉ trả tiền cho thiết kế và danh hiệu của hãng, mà còn bỏ tiền ra mua chất lượng.

Không có gì là hoàn hảo tuyệt đối nhưng các tín đồ thời trang mặc định rằng "chân lý" này không bao giờ được phép xảy ra với hàng hiệu. Các hãng hàng cao cấp không bao giờ được phép đưa ra thị trường những sản phẩm có lỗi, dù là chi tiết nhỏ nhất.

+ Sản phẩm hàng cao cấp yêu cầu chất liệu xịn, cách nhuộm màu đều tay, sản phẩm có bề mặt căng, không bị dúm, không có nếp nhăn, không một tì vết xước. Các chi tiết phụ tùng được gắn cẩn thận, cân xứng và tỉ mỉ.

+ Những  sơ suất nhỏ như đường chỉ không đều,  sợi chỉ  nhỏ thòi ra là không thể chấp nhận và không bao giờ xuất hiện vì mỗi sản phẩm đều được kiểm tra rất kỹ trước khi đóng gói, xuất xưởng.

Đừng để hàng hiệu rởm móc túi và xỏ mũi! - 2

Chân đế túi xách thật (ảnh phải) được đặt cân xứng theo tỉ lệ chuẩn khác hẳn với hàng giả (ảnh trái)

+ Các sản phẩm hàng hiệu được bảo hành  trọn đời. Bạn có thể thay khoá hoặc phụ tùng bị hư hoặc mất với giá cả và thời gian tương xứng. Ví dụ như thay khoá túi LV hết khoảng 80 đô la Mỹ (tầm 1,6 triệu đồng) trong  thời gian khoảng 8 tuần.

+ Nếu các bạn để ý sẽ thấy, các mép cắt da (cạnh túi hoặc tay cầm)  ở các túi xịn được xử lý bằng dung dịch oxy hoá đặc biệt, khi khô sẽ nhìn như một lớp sơn bóng mỏng. Nhưng các mép của hàng fake thường được xử lý bằng nhựa cao su.

+ Thương hiệu nổi tiếng hiếm khi sử dụng da thô. Thông thường các túi hàng hiệu có độ uốn cong tốt và do đó ngay lập tức khôi phục lại hình thức, không giống như hàng giả sẽ để lại những nếp gấp và nhăn.

+ Các mặt hàng fake 1 cũng kỳ công làm giả cả bao bì hộp đựng có logo đầy đủ đóng gói cẩn thận. Thậm chí còn "bịa" ra cả giấy bảo hành, cho nên đừng bao giờ nghĩ bạn đang cầm trên tay món hàng Gucci hay Chanel thật nếu nó được đóng gói trong nilon.

Đừng để hàng hiệu rởm móc túi và xỏ mũi! - 3

+ Số serial là một trong những chi tiết quan trọng nhất của hàng hiệu. Mã số này có thể xuất hiện ở bên ngoài và bên trong của túi. Các con số của mã phải khớp với nhau. Theo hai chữ đầu của mã code bạn có thể biết đc nơi sản xuất của sản phẩm. Trong trường hợp nó chỉ là một loạt số vô nghĩa thì trong tay bạn 99% là hàng fake.

Pháp: A0, A1, A2, AA, AN, AR, AS, AX, BA, BJ, BU, CT, DU, ET, FL, GR, LW, MB, MS, MI, NO, RA, RI, SA (as  Italy), SD (as  USA), SF, SL, SN, SP, SR, TH, TJ, TN, TR, TS, VI, V.I.

Mỹ: FC, FH, OS, SD (as France), LA, FL

Tây Ban Nha: CA, CR, GI, LB, LM, LO, LW

Ý: BO, CE, FO, RE, MA, NQ, PL, RC, RO, SA (так же во Франции), ST, TD

Thụy Sĩ: DI, FA

Đức: LP

Đừng để hàng hiệu rởm móc túi và xỏ mũi! - 4

Đừng để hàng hiệu rởm móc túi và xỏ mũi! - 5

Logo sản phẩm rất sắc nét, ngay ngắn

+ Dòng chữ "Made in Italy" thường được đánh dấu bằng chữ 'R' trong vòng tròn. Bạn có thể tìm thấy nó trong túi bên trong, trên khóa kéo hoặc ở túi bao bì bên ngoài. Ở phía dưới cùng của dòng chữ này, sẽ luôn có một số serial, ghi ngày sản xuất túi.

+ Hàng túi Gucci luôn có thẻ xác thực hoặc thẻ "Controllato" và không bao giờ thiếu một cuốn sách nhỏ Gucci đi kèm.

Với các mặt hàng mỹ phẩm nước hoa

Với nước hoa, các bạn nên chú ý bao bì nilon phải được gói gém cẩn thận và chặt kín, các mặt phẳng không có nếp nhăn, góc cạnh vuông góc.

+ Các huy hiệu logo của hàng phải được in nét  rõ

+ Kiểm tra mã số:  Số đầu tiên là mã số của nước sản xuất

+ Trên hộp  phải có các thông tin chủ yếu sau: tên; thể loại (parfum (nước hoa), eau de parfum (EDP) eau de toilette; chức năng (ví dụ, pour femme - cho phụ nữ, pour homme - dành cho nam giới, hoặc for woman  - cho phụ nữ, for men - đối với nam giới, khối lượng  (ml); khối lượng fl.oz (1 fl.oz - một đơn vị đo lường của Mỹ tương đương với 30 ml); nước sản xuất được chỉ định như một dòng chữ quen thuộc: «Made in ...» hoặc tiếng Pháp «Realises dans ...»

+ Kiểm tra màu của chất lỏng phải tương ứng với màu trên các trang web và poster quảng cáo của hãng,  chất lượng nước phải trong veo không có bất kỳ kết tủa nào đọng lại  ở đáy.

+ Kiểm tra ống phun không được dài hơn lọ và bị cong ở đuôi.

Đừng để hàng hiệu rởm móc túi và xỏ mũi! - 6

Hàng fake (bên trên) có đường keo dán bị lệch

Đừng để hàng hiệu rởm móc túi và xỏ mũi! - 7

Hàng fake (bên trái) nhìn rõ chữ bị bóng trắng của chữ đó là lỗi sơ xuất của máy in

Đừng để hàng hiệu rởm móc túi và xỏ mũi! - 8

Hàng fake (bên trái) mã số phải được in trên nền trắng sai lệch hoàn toàn với hàng thật (bên phải)

Mega Blonde
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sành điệu cùng hàng hiệu