Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy!

Ngày 15/03/2013 10:26 AM (GMT+7)

Cùng Eva tìm hiểu ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới trong ngày trọng đại nhé!

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, chiếc nhẫn đầu tiên được tìm thấy từ một trong những nền văn minh vĩ đại nhất của nhân loại- Ai cập cổ đại. Cuộc sống của người dân Ai Cập cổ đại gắn liền với dòng sông Nile huyền thoại, nơi cung cấp biết bao sản vật cho cuộc sống. Con người nơi đây bắt đầu biết dùng cói, bấc, sậy, giấy papyrut để bện lại, tạo nên những trang sức như nhẫn, vòng tay đầu tiên.

Lịch sử của nhẫn cưới cũng được sinh ra từ đó. Nhẫn cưới mô phỏng hình tròn, một trong những biểu tượng của sự vĩnh hằng trong quan niệm của người Ai cập cổ. Nhẫn cưới có hình vòng tròn - biểu tượng của mặt trời, mặt trăng, của tình yêu bất diệt, luôn mãi trường tồn cùng với cuộc sống.

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 1

Chất liệu lau sậy đã được dùng để chế tạo nhẫn cưới vào thời kỳ đầu.

Họ đeo nhẫn cưới ở ngón tay thứ ba của ngón tay trái bởi họ tin rằng các tĩnh mạch ở các ngón tay này dẫn thẳng đến trái tim. Quan niệm này vẫn được duy trì bởi người Hy Lạp khi họ chinh phục Ai Cập và từ đó tiếp tục được người La Mã hưởng ứng.

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 2

Người La Mã gọi ngón tay áp út là “vena amoris”, tiếng La Tin có nghĩa là “Tĩnh mạch của tình yêu”.

Với chất liệu của các loại sợi thực vật, những chiếc nhẫn cưới thường kém bền. Họ đã nghĩ ra cách dung sợi gai dầu để làm nhẫn, nhưng ý định này được bỏ qua và thay thế bằng những chất liệu bền bỉ hơn như xương, da hoặc ngà voi để làm nên vật kỉ niệm tình yêu cho mình.

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 3

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 4

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 5

Trải qua mỗi giai đoạn lịch sử, chất liệu của chiếc nhẫn cưới được thay đổi để phù hợp hơn với thẩm mỹ cũng như điều kiện sống của con người lúc đó.

Những năm sau đó, nghệ thuật luyện kim đã phát triển. Tuy nhiên, những chiếc nhẫn được chế tạo còn khá vụng về. Vào thời điểm này, nhẫn thường được sử dụng để trưng bày hơn là để thể hiện sự giàu sang. Trước khi tiền vàng được đúc, nhẫn được sử dụng như một đơn vị tiền tệ.

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 6

Ở đế chế La Mã thời kỳ đầu, người ta thích sử dụng sắt để làm nhẫn hơn là đồng hoặc thau như những nơi khác bởi sắt thể hiện cho sức mạnh tình yêu của người đàn ông dành cho người phụ nữ của mình.

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 7

Lúc bấy giờ, việc người phụ nữ nhận nhẫn của người đàn ông trao tặng gắn liền với việc thể hiện cô ấy chính là “tài sản” của người đàn ông, mặt khác, đó là cách để bảo vệ những quyền lợi của cô dâu tương lai, ngăn khỏi sự chiếm đoạt của những “đối thủ” khác.

Bạc lại là một sự lựa chọn ưu việt trong khoảng thời gian không lâu vào thời kì phục hưng vào thể kỉ 17 ở Anh, Pháp. Tuy nhiên, vàng đã bắt đầu lấy lại được vị thế của nó. Người ta sẽ làm một chiếc nhẫn bằng vàng với thiết kế y như chiếc nhẫn đính hôn để trao tặng cho nhau vào ngày lễ thành hôn.


Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 8

Nhẫn cưới bằng bạc từng là một biểu tượng của thời trang cao cấp.

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 9

Theo văn hóa Ai Len, nếu nhẫn cưới không được làm bằng vàng thì đó là điều rất xui xẻo hoặc bị liệt vào danh sách việc làm bất hợp pháp.

Trong một số quan điểm mê tín dị đoan của một số quốc gia, kích thước của chiếc nhẫn cũng là một điều đáng lưu ý, do đó các cặp đôi cần chọn lựa một chiếc nhẫn thật vừa vặn. Một chiếc nhẫn quá chật báo hiệu cho một cuộc hôn nhân đầy ngột ngạt hoặc đầy ghen tuông. Nếu chiếc nhẫn quá lỏng lẻo thì việc chia tay là điều sẽ xảy ra trong thời gian gần.

Trong phong tục cưới của người Việt, cặp nhẫn cưới cũng là đồ vật không thể thiếu trong ngày trọng đại của cuộc đời. Theo xu hướng phát triển của thời trang nhẫn cưới, chiếc nhẫn cưới được biến hóa bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng chủ yếu là vàng hoặc vàng trắng có đính kèm đá quý tùy theo sở thích và điều kiện kinh tế của từng cá nhân.

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 10

Có rất nhiều mẫu mã, chất liệu nhẫn cưới để các cặp tân lang tân nương lựa chọn.

Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người thích sử dụng vàng y (vàng 18K) để làm nhẫn cưới. Ông bà ta có câu “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, những khó khăn vấp phải trong cuộc sống vợ chồng chính là “lửa” để lòng nhau, chính vì thế mà chất liệu vàng được sử dụng với mong muốn tìm kiếm bền vững trong cuộc hôn nhân.

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 11

Chiếc nhẫn cưới bằng vàng tròn vành vạnh, không tì vết, không mối ghép thể hiện cho một cuộc sống vợ chồng viên mãn, tròn đầy, không kết thúc, không có bất kì chướng ngại nào.

Nhẫn cưới vàng trắng đã tung hoành trong thời gian trở lại đây, tuy nhiên trong năm 2013 này, nhẫn cưới bằng vàng 18K đã trở lại và trở thành một xu hướng chính trong năm bởi sắc vàng phong phú và sự lấp lánh tuyệt đẹp của nó.

Bạn có thể sử dụng bất kì màu sắc nào phù hợp với sở thích của mình cho chiếc nhẫn cưới. Tuy nhiên, những viên đá kim cương lấp lánh kết hợp với kim cương đen lại là xu hướng  được chú ý trong năm nay

Mời bạn đón đọc bài viết: Áo vest chinh phục thế giới như thế nào vào lúc 10h ngày 20/3 trên chuyên mục thời trang của Eva.vn nhé.

Đọc thêm:

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 12

Lịch sử lâu đời của chiếc sơ mi trắng

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 13

Truy tìm cội nguồn kính râm

Nhẫn cưới từng được làm từ...lau sậy! - 14

Đi tìm lịch sử kiểu váy Hà Hồ yêu thích

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin bài cùng chủ đề Tìm hiểu lịch sử thời trang