Kinh tế gig đang bùng nổ mạnh mẽ, mở ra cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động, nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp tài chính uy tín như Tima đang tiên phong cung cấp giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo đà phát triển bền vững cho người lao động trong xu thế mới này.
Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và các nền tảng kết nối trực tuyến, kinh tế gig (nền kinh tế tự do) ra đời và tạo ra sự bùng nổ về xu hướng việc làm. Nền kinh tế việc làm tự do bao gồm nhiều loại hình công việc, từ tài xế, người giao hàng đến các nhà văn tự do, nhà thiết kế đồ họa, cố vấn,..... người làm việc tự do có mặt ở hầu như mọi ngành.
Theo thống kê năm 2023, khoảng 46% lực lượng lao động toàn cầu đang làm việc tự do, tại Việt Nam, có đến 53% nhân lực trí thức từng tham gia nền kinh tế gig. Tính đến năm 2022, theo LikedIn, giá trị nền kinh tế Gig toàn cầu là 413.930 triệu đô la Mỹ. Những con số này phản ánh rõ nét xu hướng ưa chuộng tự do trong công việc ở người lao động, đặc biệt là lao động trẻ.
Kinh tế gig chiếm phần lớn trong lực lượng lao động toàn cầu. Nguồn: Internet
Trong khi nền kinh tế này mang lại sự linh hoạt và tự do vô song, nó cũng đặt ra những thách thức đáng kể, đặc biệt là liên quan đến quyền và phúc lợi của người lao động. Một trong những thách thức cấp bách nhất mà người lao động tự do phải đối mặt là sự bất ổn về thu nhập cùng những quyền lợi khác về tài chính và bảo hiểm.
Do thu nhập bấp bênh và thiếu chứng từ chứng minh thu nhập, nhiều lao động tự do không đủ điều kiện vay tiền lúc cấp bách. Thủ tục vay truyền thống cũng phức tạp và mất thời gian (thẩm định hồ sơ, xác minh thực tế nơi làm việc...), không phù hợp khi người lao động cần tiền nhanh để giải quyết công việc gấp. Do vậy, mặc dù có nhu cầu vay tiêu dùng, nhiều người làm tự do bị “đứng ngoài” các dịch vụ tín dụng truyền thống.
Chính vì đặc thù thu nhập trên, lao động tự do có xu hướng vay tiêu dùng ngắn hạn để kịp thời bù đắp những khoản thiếu hụt tài chính tạm thời. Xu hướng vay tiêu dùng không chỉ bùng nổ ở nhóm đối tượng lao động tự do mà còn diễn ra ở mọi lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đến năm 2024 đã đạt 2,8 triệu tỷ VNĐ, chiếm 20% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2025. Trong xu hướng phát triển đó, các công ty tài chính công nghệ (fintech) ra đời như một giải pháp cho nhu cầu vay nhanh, vay đơn giản, tháo gỡ rào cản tài chính cho nền kinh tế.
Tima phát triển chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm. Nguồn: Tima
Tima - sàn giao dịch kết nối tài chính hàng đầu Việt Nam, tiên phong hoạt động từ năm 2016 trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending). Mô hình hoạt động này giúp tối ưu lãi suất và tốc độ giải ngân, phù hợp với thị trường vay tiêu dùng ngắn hạn đang phát triển sôi động. Với triết lý lấy khách hàng làm trọng tâm, doanh nghiệp đã hỗ trợ hàng triệu lượt vay thành công, trong đó có rất nhiều lao động tự do cần vốn nhanh để duy trì công việc.
Ứng dụng AI trong thẩm định là bước đột phá quan trọng, khi hệ thống không chỉ đánh giá lịch sử tín dụng mà còn phân tích hành vi tài chính của người vay. Điều này mở ra cơ hội cho những lao động chưa có lịch sử vay ngân hàng vẫn được tiếp cận vốn dựa trên uy tín cá nhân.
Tima khẳng định về tương lai của trí tuệ nhân tạo. Nguồn: Tima
"Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể thay đổi bộ mặt ngành tài chính công nghệ trong tương lai. Đây không chỉ là công cụ thẩm định mà còn là cầu nối quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về khách hàng, từ đó cung cấp những giải pháp vay vốn phù hợp và kịp thời trong thời đại kinh tế gig đang bùng nổ," chia sẻ từ ông Nguyễn Tuấn Hưng - Phó tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Tima.
Tima đang chứng minh vai trò tiên phong của mình khi giúp hàng loạt người lao động tự do "chạm tay" tới ước mơ tài chính – từ những nhu cầu cấp bách hôm nay cho đến khát vọng phát triển bền vững trong tương lai, góp phần thu hẹp "khoảng trống tài chính" trong nền kinh tế số.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế gig không chỉ mở ra cơ hội việc làm linh hoạt mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính phù hợp cho đối tượng lao động này. Những nền tảng kết nối tài chính như Tima là khởi đầu cho một xu hướng hướng tới việc chuyển đổi toàn diện hệ thống tài chính truyền thống để thích ứng với bối cảnh thời đại.