Những người học trung bình thành công nhất thế giới

Ngày 30/06/2015 00:09 AM (GMT+7)

Steve Jobs là một ví dụ, ông chưa bao giờ tốt nghiệp đại học. Điều này cũng hoàn toàn đúng đối với Mark Zuckerberg và Bill Gates. Tương tự như vậy, nữ tỷ phú trẻ tuổi Elizabeth Holmes, người đang thực hiện cuộc cách mạng y học, cũng đã bỏ dở việc học ở Stanford để theo đuổi ước mơ của mình.

Cựu Tổng thống George W. Bush thường không được đánh giá quá cao về kỹ năng nói trước công chúng, nhưng ông đã để lại dấu ấn quan trọng và sâu sắc với bài phát biểu trong ngày lễ tốt nghiệp của sinh viên Đại học Southern Methodist mới đây.

Cựu Tổng thống Mỹ đã nói: “Đối với những sinh viên tốt nghiệp với thành tích học tập cao cùng nhiều giải thưởng và danh hiệu, tôi sẽ nói rằng: các bạn đã làm rất tốt. Còn các bạn sinh viên chỉ tốt nghiệp với điểm số loại C (loại trung bình- PV): Giống như tôi, bạn có thể trở thành tổng thống trong tương lai”.

Ông Bush chia một cách hài hước để khuyến khích và động viên các sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng không phải loại xuất sắc rằng chính bản thân ông cũng chỉ tốt nghiệp đại học với tấm bằng trung bình.

Ông nhấn mạnh rằng điểm số không phải là quyết định tất cả, trong cuộc sống không có điều gì là không thể. Bất kể bạn có thích hay không một anh chàng nào đó, rất có thể anh ta sẽ trở thành tổng thống.

Trong thực tế, có rất nhiều tổng thống Mỹ có kết quả học tập thời trẻ không những không cao mà còn xếp vào loại kém, bao gồm cả John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson và cha của ông Bush. Ngay cả Phó tổng thống Joe Biden cũng rất chật vật với điểm số của mình khi ông học đại học.

Những người học trung bình thành công nhất thế giới - 1

George H.W Bush. 

Ngoài một số nhà lãnh đạo của Mỹ, có rất nhiều doanh nhân cực kỳ thành công, những người không để việc học tập dang dở hoặc tốt nghiệp với kết quả kém của mình ảnh hưởng đến sự thành công của họ. Steve Jobs là một ví dụ, ông chưa bao giờ tốt nghiệp đại học. Điều này cũng hoàn toàn đúng đối với Mark Zuckerberg và Bill Gates. Tương tự như vậy, nữ tỷ phú trẻ tuổi Elizabeth Holmes, người đang thực hiện cuộc cách mạng y học, cũng đã bỏ dở việc học ở Stanford để theo đuổi ước mơ của mình. Richard Branson bị chứng khó đọc và bỏ dở việc học hành ở tuổi 15.

Đơn giản việc tiếp nhận một nền giáo dục hoàn chỉnh là rất quan trọng, nhưng đó không phải là con đường duy nhất hướng tới sự thành công hay trở thành con người vĩ đại.

Nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Neil deGrasse Tyson gần đây tuyên bố trong một bài phát biểu tại đại học Massachusetts Amherst: “Điểm số tốt nghiệp GPA sẽ nhanh chóng trở nên không thích hợp trong cuộc sống của bạn. Tôi không thể gây ấn tượng tốt bằng những thứ đã trở nên lỗi thời. Bởi vì trong thực tế cuộc sống không yêu cầu GPA của bạn... Nếu nói điểm trung bình có nghĩa là gì, đó sẽ là những gì bạn đang có ở thời điểm hiện tại. Và nó sẽ không định nghĩa quãng đời phía trước của bạn”.

Sự thông minh của mỗi người không chỉ đo được chính xác bằng thành tích học tập. Sự thành công trong học tập của một sinh viên phần lớn phụ thuộc vào khả năng của sinh viên đó trong một hệ thống nhất định, nhưng không có nghĩa đó sẽ là sự chuẩn bị tốt nhất cho thực tế cuộc sống. 

Những kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng giao tiếp, kết nối chứ không phải điểm số sẽ giúp họ định hướng trong cuộc sống.

Thành công đòi hỏi niềm đam mê, kiên trì, trí tuệ, sự nhạy bén và khả năng để hiểu được giá trị của thất bại. Đây chính là lý do tại sao chúng ta thấy rất nhiều sinh viên tốt nghiệp chỉ với tấm bằng loại C nhưng lại rất thành công. Họ hiểu được những vấn đề thực tế sẽ gặp phải và vượt qua được những trở ngại đó.

Tuy nhiên, mục đích bài viết này không phải để nói rằng học lực yếu trong nhà trường sẽ đảm bảo cho thành công. Nhưng việc bạn luôn dẫn đầu trong trường học không có nghĩa là bạn sẽ duy trì được như thế trong thực tế cuộc sống. Tác giả muốn nhắn nhủ rằng bằng cấp chỉ là một tờ giấy. Thành tích thật sự là khi bạn làm được một điều gì đó ý nghĩa trong thế giới thực.

Vì vậy, nếu bạn chỉ tốt nghiệp trung học hoặc đại học với tấm bằng không phải loại ưu, hãy đừng thất vọng. Cuộc sống đầy những thăng trầm. Thực tế đã chứng minh rằng nhiều khi những kiến thức bạn thu nhận được sau khi rời khỏi ghế nhà trường sẽ là những thứ bạn sử dụng trong thực tế cuộc sống.

Hãy không ngừng học hỏi, không bao giờ bỏ cuộc và hãy nhớ duy trì điều đó trên suốt con đường bạn đã lựa chọn.

Hoàng Nam (Elite Daily)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thời sự