3 cách giúp mẹ trở thành "chuyên gia" xử lý tiêu chảy ở trẻ

Ngày 12/05/2017 10:00 AM (GMT+7)

Tiêu chảy là bệnh lý gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đa phần các mẹ có thể tự xử lí cho con tại nhà. Tuy nhiên việc xử lí cần đúng cách và phù hợp với mỗi nguyên nhân gây bệnh, nếu không sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng và nguy hiểm tới tính mạng.

Theo nghiên cứu, hầu hết các trường hợp tiêu chảy là do 3 nguyên nhân chính sau:

- Tiêu chảy do sử dụng kháng sinh

- Tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột

- Tiêu chảy do khẩu phần ăn không hợp lý

Với các trường hợp trẻ bị tiêu chảy, các mẹ cần hết sức lưu ý nếu trẻ có những dấu hiệu sau thì cần cho trẻ đi khám ngay lập tức:

- Không đi tiểu trong vòng 8 giờ

- Không uống được, môi miệng khô hoặc rất khát nước

- Li bì, khó đánh thức hoặc kích thích, vật vã

- Tiêu chảy kèm các triệu chứng: sốt, đau quặn bụng, nôn trớ nhiều

- Trong phân có máu, mủ

Ở các trường hợp không có dấu hiệu trên mẹ hãy bình tĩnh, xem xét nguyên nhân để xử lý phù hợp như sau:

Tiêu chảy do sử dụng kháng sinh

Thường xảy ra trong hoặc ngay sau liệu trình điều trị kháng sinh. Trẻ có thể đi ngoài phân nhão hoặc nặng hơn là đi ngoài tóe nước. Các thuốc cầm tiêu chảy thường không phát huy tác dụng. Cách an toàn và hiệu quả là bổ sung ngay men vi sinh cho bé.

- Mẹ nên sử dụng loại men vi sinh có xuất xứ uy tín, chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn.

- Cho uống men vi sinh ngay khi trẻ bắt đầu sử dụng kháng sinh để phòng rối loạn tiêu hóa

- Phải uống men vi sinh sau khi uống kháng sinh ít nhất 2 giờ

Nếu trẻ đi ngoài tóe nước, tiêu chảy nặng, mẹ cần ngưng kháng sinh, cho bé tái khám để đổi thuốc khác

Tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột

Có thể xảy ra sau hoặc đồng thời khi trẻ mắc các bệnh đường hô hấp, do trẻ nuốt đờm có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hoặc sau khi trẻ ăn thức ăn ôi thiu, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Ở mức độ nhẹ, phân thường lỏng, số lần đi ngoài nhiều hơn, có thể lẫn chút nhầy. Lúc này mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho bé, đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi, thực phẩm vệ sinh

Ở mức nặng hơn, trẻ thường sốt, có thể đau bụng dữ dội, phân có máu, hoặc tiêu chảy tóe nước lúc này mẹ cần cho trẻ đi khám ngay. Trường hợp này mẹ tuyệt đối không tự dùng các thuốc cầm tiêu chảy. Việc tự ý dùng các thuốc cầm tiêu chảy có thể khiến bệnh trầm trọng hơn, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm do các chất độc của vi khuẩn tích tụ trong cơ thể không thải ra ngoài được.

Tiêu chảy do khẩu phần ăn không hợp lý

Thường gặp khi mới tập ăn dặm, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chưa tiêu hóa được thức ăn mới. Mẹ nên tạm ngưng việc cho con ăn dặm, bắt đầu lại sau 2 tuần. Bên cạnh đó mẹ có thể cho con dùng men vi sinh để cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu của trẻ.

Cùng xem các mẹ có con bị tiêu chảy, sau khi sử dụng men vi sinh chia sẻ kinh nghiệm nhé:

3 cách giúp mẹ trở thành amp;#34;chuyên giaamp;#34; xử lý tiêu chảy ở trẻ - 1

3 cách giúp mẹ trở thành amp;#34;chuyên giaamp;#34; xử lý tiêu chảy ở trẻ - 2

3 cách giúp mẹ trở thành amp;#34;chuyên giaamp;#34; xử lý tiêu chảy ở trẻ - 3Mẹ có thể lựa chọn men vi sinh Himita để cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

- Men vi sinh Himita bổ sung 5 chủng lợi khuẩn có vị trí sinh sống từ ruột non đến ruột già nên tối ưu được khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt.

- Himita nhập khẩu từ Chong Kun Dang- công ty sản xuất men vi sinh hàng đầu Hàn Quốc và sử dụng nguồn nguyên liệu là các siêu Probiotics nhập khẩu từ Mỹ

-  Himita có bổ sung kết hợp chất xơ hòa tan Prebiotic giúp cho lợi khuẩn sinh sống và phát triển tốt hơn trong đường ruột.

- Himita được đóng gói dưới dạng stick, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn với trẻ em.  Khi bổ sung men vi sinh Himita sẽ giúp bé: Giúp phòng và hỗ trợ điều trị các rối loạn tiêu hóa như: Tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, phân sống

Men vi sinh Himita - Khỏe bụng con - Tròn giấc mẹ

Himita có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, Comment hoặc gọi 18001125 để được dược sĩ tư vấn miễn phí Tham khảo website: http://himita.vn/

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn: [Tên nguồn].