6 điều cha mẹ có thể làm giúp bé tăng cường sức đề kháng

Ngày 13/11/2018 10:00 AM (GMT+7)

Mẹ luôn muốn vòng tay thương yêu của mình có thể chở che an toàn cho con suốt những năm tháng đầu đời. Nhưng mẹ cũng biết rằng, từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu trước vô vàn tác nhân có nguy cơ cho sức khỏe của trẻ.

Trẻ dễ bị “tấn công” bởi các vi khuẩn, vi trùng… gây hại trong suốt giai đoạn đầu đời - những thứ mắt mẹ không thể nhìn thấy để kịp thời che chở cho con. Vậy làm thế nào bảo vệ trẻ? Trước hết, có một điều quan trọng mẹ cần nắm rõ là 70% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở đường ruột. Do đó, giữ được hệ vi sinh đường ruột cân bằng, giúp các lợi khuẩn trong đường ruột phát triển ổn định chính là cách hiệu quả hơn hết để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Mẹ hãy thử thực hiện 6 “bí kíp” được các chuyên gia hàng đầu trên thế giới trong ngành dinh dưỡng nhi chia sẻ dưới đây. Đó chính là những cách giúp mẹ tạo dựng hệ miễn dịch đầu đời cho trẻ thật vững vàng, như tặng con một “tấm áo giáp” giúp trẻ luôn an toàn để tự do phát triển và học hỏi.

6 điều cha mẹ có thể làm giúp bé tăng cường sức đề kháng - 1

1. Cho trẻ “da tiếp da” với mẹ hoặc bố

Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp “da tiếp da” hay còn gọi là “kangaroo care” (ôm trẻ sơ sinh không mặc quần áo trên ngực hoặc trên bụng trần của người mẹ) ở thời điểm những tuần đầu sau sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe trẻ, trong đó có việc giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Sở dĩ có được điều này là do trong quá trình da tiếp da (từ mẹ hoặc từ bố), bé có thể làm quen và tiếp xúc với những lợi khuẩn từ bố mẹ, từ đó giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.  

2. Hiểu rõ HMO - dưỡng chất vàng giúp tăng cường sức đề kháng

Bên cạnh các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ là protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất, carotenoid… còn có một dưỡng chất vàng - được xem là “người hùng thầm lặng” giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ.

Dưỡng chất ấy mang tên HMO (viết tắt của Human Milk Oligosaccharides). Trước tiên, HMO là thức ăn nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nơi chứa tới 70% hệ miễn dịch của trẻ. Điều độc đáo là các vi khuẩn có hại lại không thể “ăn” được HMO. Đây là một sự chọn lọc của tạo hóa, giúp HMO trở nên rất hữu ích trong việc nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

HMO là một đại dưỡng chất. Ngoài vai trò chính là thức ăn cho vi khuẩn có lợi, HMO còn đóng một vai trò quan trọng khác: Chúng hoạt động như mồi nhử cho các tác nhân gây bệnh bám vào, ngăn các tác nhân gây bệnh bám trực tiếp vào các thụ thể tế bào, từ đó tránh cho trẻ khỏi nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến nhiều bệnh tật. 

Không chỉ vậy, điều đặc biệt về HMO là chúng cũng được hấp thụ vào máu. Đây là cách chúng hỗ trợ hệ miễn dịch ngoài đường ruột.

Hiểu được 3 vai trò đặc biệt này, các chuyên gia khuyên mẹ cần nỗ lực duy trì nguồn dinh dưỡng có chưa HMO trong những năm tháng đầu đời của trẻ, để giúp nuôi dưỡng hệ miễn dịch tốt nhất cho trẻ.

3. Chọn sản phẩm dinh dưỡng bổ sung HMO trong trường hợp cần thiết

Tháng 6 vừa qua, Abbott cho ra mắt sản phẩm sữa công thức có bổ sung thành công dưỡng chất HMO đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Các nhà khoa học tại Abbott đã dành hơn 15 năm nghiên cứu chuyên sâu về HMO và phát hiện trong số hơn 100 loại HMO thì 2’-fucosyllactose (2’-FL) là HMO phổ biến nhất. Các nghiên cứu chuyên sâu về 2’-FL HMO cho thấy loại HMO này có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho hệ vi khuẩn đường ruột.

Với hơn 20 nghiên cứu chuyên sâu lâm sàng và tiền lâm sàng, sản phẩm Similac Eye-Q có chứa 2′-FL HMO được xem như một giải pháp dinh dưỡng đột phá, đem đến cơ hội cho nhiều trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

4. Cho trẻ ăn nhiều loại trái cây và rau củ

Bên cạnh sữa bổ sung HMO, khi con bạn bắt đầu ăn dặm, mẹ cần cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc. Đặc biệt chuối và măng tây là những rau củ tự nhiên rất giàu prebiotic, tốt cho sức đề kháng của trẻ.

6 điều cha mẹ có thể làm giúp bé tăng cường sức đề kháng - 2

5. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với động vật

Chơi với một vật nuôi an toàn trong gia đình (ví dụ như chó) có tác dụng với sức khỏe miễn dịch tổng thể, giúp đa dạng hóa các loại vi khuẩn trong đường ruột của trẻ. Thực tế các nghiên cứu đã cho thấy, những tương tác an toàn với vật nuôi có thể thay đổi thành phần và sự đa dạng của hệ vi sinh trong đường ruột của trẻ. Dĩ nhiên bạn phải đảm bảo yếu tố an toàn và chọn độ tuổi thích hợp cũng như có mức độ tiếp xúc dần dần cho trẻ với vật nuôi.   

6. Để trẻ được chơi đùa ngoài trời

Hãy khuyến khích trẻ chơi và khám phá thế giới bên ngoài, điều này có thể giúp bé tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, từ đó giúp hệ miễn dịch được tập luyện nhiều hơn và hoàn thiện hơn. Bạn chỉ cần đảm bảo trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi ngoài trời, sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn hay khi trẻ bị ốm.

Giờ thì bạn có thể yên tâm hệ miễn dịch của trẻ được phát triển tối ưu trong giai đoạn đầu đời, mang đến những lợi ích cho trẻ hiện tại cũng như lâu dài về sau. 

Để chuẩn bị cho mình thật nhiều kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, mẹ có thể cập nhật tại kênh thông tin MẸ CÓ BIẾT của Similac https://similac.com.vn/mecobiet nhé!

Linh Linh.
Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề Kinh nghiệm nuôi con bụng vui, thông minh và lớn khỏe