Cách cho bé ăn dặm khoa học nhất

Ngày 04/09/2015 10:00 AM (GMT+7)

Thời kỳ ăn dặm của bé được cho là quan trọng nhất bởi nó là một tiến trình chuyển giao giai đoạn từ bú sữa mẹ sang chế độ ăn.

Đây là một trải nghiệm mới với bé khi làm quen với mùi vị và dạng thức ăn. Khi lên thực đơn cho bé ăn dặm bạn cần phải chú ý quan sát về sở thích mùi vị của bé để có thể đưa ra chế độ ăn khoa học và hợp lý nhất cho bé.

Khi nào có thể cho bé ăn dặm?

Thông thường bé được 6 tháng tuổi là bạn có thể cho bé ăn dặm, tuy nhiên đây chưa phải là tiêu chuẩn duy nhất mà bạn có thể áp dụng. Khi bé sẵn sàng ăn dặm thì sẽ có những biểu hiện cụ thể mà bạn có thể dựa vào để kịp thời cung cấp các dưỡng chất thiết yếu đó là:

- Bé biết ngồi và có thể giữ đầu thẳng một cách ổn định mà bạn không phải hỗ trợ nhiều.

- Khi bạn giơ thức ăn trước mặt, bé biết đưa môi về phía trước hoặc hoặc dùng tay để lấy thức ăn.

- Bé tự biết há miệng khi bạn đưa thức ăn vào miệng mình.

- Khi thấy người khác ăn hoặc thức ăn bạn đưa cho bé, bé sẽ thể hiện sự quan tâm và thích thú qua ánh mắt và cử chỉ của mình về phía đồ ăn.

- Trước giai đoạn ăn dặm bé thường chỉ ngậm núm vú, những vật lạ khi cho vào miệng bé sẽ đẩy ra. Nhưng khi bắt đầu ăn dặm bé sẽ không còn phản xạ này nữa và sẽ nuốt luôn đồ ăn.

- Bé có biểu hiện vẫn đói sau khi bú sữa.

- Cân nặng của bé tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.

Cách cho bé ăn dặm khoa học nhất - 1

Những nguyên tắc cơ bản khi cho bé ăn dặm

Bé bước vào giai đoạn ăn dặm nghĩa là mọi mùi vị của thức ăn đều lạ với vì vậy bạn cần phải kiên trì và biết cách điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Bạn hãy thực hiện theo trình tự sau:

- Cho bé ăn từ ít đến nhiều

Khi ở tuổi ăn dặm hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu do đó để bé có thể thích nghi với loại thức ăn mới bạn cần cho bé ăn từng ít một. Cháo dạng bột là thức ăn ban đầu của bé, bạn chỉ nên cho bé ăn ½ bát con nếu bé muốn ăn nữa bạn cũng không nên cho ăn thêm. Bạn nên thực hiện từ 2 đến 3 ngày sau đó mới điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu của bé

- Cho bé ăn từ dạng thức ăn loãng đến đặc

Bé đang quen với việc bú sữa mẹ do đó chưa có thói quen nhai thức ăn nên mẹ cần nấu cháo loãng và thật mịn cho bé. Từ tháng thứ 9 trở đi bạn hãy cho bé làm quen với dạng thức ăn thô như rau củ hấp mềm cho bé tập nhai.

- Cho bé ăn từ thức dạng ngọt đến mặn

Khi mới nấu cháo cho bé ăn dặm bạn nên dùng các loại bột gạo nấu cùng với các loại rau củ để cung cấp cho bé những dưỡng chất cần thiết. Bạn nên nhớ ở những tuần đầu thì không được nêm các loại gia vị vào khẩu phần ăn của bé nhé.

- Nên cho bé ăn 1 loại thức ăn từ 3 – 5 ngày

Đây là cách để bạn theo dõi xem bé có bị dị ứng với thức ăn không và khi bé đã quen bạn có thể thay đổi sang món ăn khác cho bé.

- Nên cho dầu ăn vào thức ăn của bé

Trong dầu ăn chất chứa nhiều canxi và vitamin D hơn nữa khi chế biến việc cho một chút dầu ăn sẽ khiến thức ăn dậy mùi thơm kích thích vị giác của bé.

- Hạn chế nêm các loại gia vị như mắm, muối khi bé mới bắt đầu ăn dặm

Ở giai đoạn này thận của bé đang còn rất yếu, nếu bạn cho muối hoặc mắm vào thức ăn của bé sẽ khiến thận phải làm việc quá sức và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đồ ăn của bé thường nhạt hơn của người lơn vì vậy các mẹ thường có thói quen nếm thức ăn dựa theo vị giác của mình và nêm thêm gia vị cho nó đậm đà hơn. Đây là một việc làm hoàn toàn sai.

Cách cho bé ăn dặm khoa học nhất - 2

Những việc không nên làm khi cho bé ăn dặm

- Cho bé ăn thức ăn thừa hay những loại thức ăn chế biến sẵn.

- Nấu các loại thức ăn quá kỹ sẽ làm mất chất dinh dưỡng cũng như các vitamin.

- Nấu cháo một lần cho bé ăn cả ngày bởi cháo rất dễ ôi thiu.

- Dùng nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ).

- Dùng nhiều gia vị như muối, đường…

- Khi mới tập ăn, không nên cho bé ăn phô-mai mềm, lòng đỏ trứng, đậu phộng tán nhuyễn sẽ làm bé dễ bị sặc.

Cách cho bé ăn dặm khoa học nhất - 3

Hiện nay khi chế biến các loại thức ăn dặm cho bé mọi người thường dùng các nồi nấu cháo chuyên dụng như nồi nấu cháo cho bé BBCooker của Hàn Quốc. Đây là sản phẩm được sản xuất giành riêng cho việc nấu cháo cho bé và ninh nấu những món ăn cung cấp nhiều dinh dưỡng (chưng yến sào, vây cá, bào ngư, kho cá, thịt, nấu chè…). Bạn chỉ việc cho gạo và lượng nước hợp lý vào nồi, cắm điện, sau 2-3 tiếng có được nồi cháo mịn, nhuyễn như ý mà không cần phải trông. Điều đó thực sự hữu ích cho các bà mẹ bận rộn. BBCooker còn có ưu điểm chống trào, chống sát và chống cháy, dễ dàng lau chùi và đặc biệt tiết kiệm điện năng.

Mong rằng thông tin trên sẽ bổ sung được thêm được nhiều kinh nghiệm hữu ích cho Mẹ trong việc chế biến cách ăn dặm vừa khoa học lại an toàn cho bé yêu. Nếu Mẹ vẫn còn nhiều vấn đề thắc mắc xung quanh việc sử dụng Nồi nấu chậm làm sao cho hiệu quả nhất, hãy ghé qua của hàng các cửa hàng siêu thị Mẹ và Bé Tuticare trên toàn quốc để được tư vấn tận tình, Mẹ xem tại http://www.tuticare.com/.

Hiện tại TutiCare đang có chương trình giảm giá đặc biệt với các dòng sản phẩm của Nồi nấu chậm BBcooker nhằm tri ân khách hàng. Chương trình sẽ mang tới cho Bố mẹ nhiều dòng sản phẩm nồi nấu chậm BBcooker tốt nhất – đây được xem là dòng sản phẩm được rất nhiều mẹ tin dùng bởi chất lượng và giá thành kinh tế phù hợp với nhu cầu mua sắm của các Mẹ đang nuôi con nhỏ, nhất là Mẹ đang nuôi bé ăn dặm. Chi tiết chương trình mời Mẹ xem tại đây.

Nguồn: [Tên nguồn].