Ho ở trẻ nhỏ: “Kẻ thù” quen mặt nhưng “đánh trăm trận” mẹ vẫn thua vì sao?

Ngày 29/06/2018 06:35 AM (GMT+7)

Ho là triệu chứng quá “quen mặt” ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào thời điểm thời tiết giao mùa khiến bố mẹ “đứng ngồi không yên”. Để giúp trẻ tạm biệt nhanh những cơn ho và phòng ngừa tái phát, bố mẹ đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích dưới đây.

Ho là phản xạ tốt của cơ thể giúp tống xuất các chất xuất tiết, các dị vật gây kích thích và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp ra ngoài, giúp làm sạch đường thở, bảo vệ đường hô hấp.

 

Ho ở trẻ nhỏ: “Kẻ thù” quen mặt nhưng “đánh trăm trận” mẹ vẫn thua vì sao? - 1

Bố mẹ cần xác định đúng nguyên nhân trẻ bị ho để điều trị đúng cách (ảnh minh họa)

Triệu chứng ho thường gặp trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc dưới, ngoài ra ho cũng gặp trong các bệnh không phải nhiễm trùng như hen phế quản hoặc do trẻ tiếp xúc phải các loại khói, bụi như khói bếp than, bếp củi, khói thuốc lá, thuốc lào,…

Phân loại ho ở trẻ

- Ho khan: Là ho không có đờm, thường gặp khi trẻ bị viêm mũi họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi nhiều. Khi ho khan, trẻ dễ bị nôn trớ nên dễ gây mệt mỏi, chán ăn.

- Trẻ bị ho có đờm: Trẻ ho thường kèm theo nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là triệu chứng của viêm xoang hoặc viêm phế quản. Thường khi ho, trẻ có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở.

- Ho sù sụ: Đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Trẻ bị ho do dị ứng thời tiết, khi thay đổi nhiệt độ, trẻ bị nhiễm lạnh hoặc do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên.

- Ho khò khè: Nếu trẻ nhỏ bị ho đi kèm với triệu chứng thở khò khè, đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Ho khò khè xảy ra khi đường thở phía dưới của trẻ tăng tiết dịch nhầy do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc cũng có thể do có dị vật gây vướng, cản trở.

- Ho gà (ho lâu ngày): Đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây nên. Khi bị ho gà, trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi, có thể kèm theo tiếng thở rít, sốt nhẹ, nôn trớ nhiều đờm.

Khi trẻ bị ho có nên dùng kháng sinh không?

Khi trẻ có triệu chứng ho, sổ mũi, sốt,… nhiều bố mẹ thường có thói quen tự “bốc thuốc”, tự mua thuốc kháng sinh cho con uống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ, ho có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau và không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến kháng sinh.

Ho ở trẻ nhỏ: “Kẻ thù” quen mặt nhưng “đánh trăm trận” mẹ vẫn thua vì sao? - 2

Lạm dụng kháng sinh có thể gây nguy hiểm cho trẻ (ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây ho thường do virus, trong khi đó thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus. Do đó, để sử dụng kháng sinh điều trị ho cho trẻ, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý cho bé dùng để tránh gây nên những hậu quả đáng tiếc, đáng biệt là gây kháng thuốc.

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho?

Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ

Bố mẹ lưu ý nhé! Vệ sinh mũi họng cho trẻ chính là cách chữa ho cho trẻ đơn giản, an toàn mà lại giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Khi trẻ bị ho, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm họng,… bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để vệ sinh mũi họng cho trẻ và dùng khăn hoặc giấy mềm lau sạch nước mũi giúp loại bỏ các dịch nhầy xuất tiết, giúp trẻ thông thoáng đường thở hơn. Đối với trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể chỉ dẫn để trẻ tự xì mũi và lau sạch mũi.

Ho ở trẻ nhỏ: “Kẻ thù” quen mặt nhưng “đánh trăm trận” mẹ vẫn thua vì sao? - 3

Khi trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi, cần vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày (ảnh minh họa)

Trị ho cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian

Khi trẻ vừa chớm ho, bố mẹ hãy áp dụng ngay cho trẻ các bài thuốc dân gian bằng các “vị thuốc” có sẵn trong căn bếp (tỏi, hành tây, gừng, mật ong…), các cây thuốc có sẵn trong vườn nhà (húng chanh, diếp cá, hẹ, lá xương sông, quất,…) vừa hiệu quả vừa an toàn cho trẻ.

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung các vi chất

Khi trẻ bị ốm, sức đề kháng sẽ bị suy giảm, và đây cũng là cơ hội để các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, khiến bệnh tiến triển nặng hơn, kéo dài hơn. Do đó, để giảm ho cho trẻ hiệu quả, bố mẹ đừng bỏ qua việc tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Ngoài các dinh dưỡng được hấp thụ từ các bữa ăn hàng ngày, các bữa phụ (sữa, sữa tươi, trái cây,…), cơ thể trẻ cần bổ sung các vi chất quan trọng như Kẽm, Thymomodulin, Beta Glucan, Taurine, Lysine… để nâng cao sức đề kháng, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Nếu mẹ đang băn khoăn không biết bổ sung cho con sản phẩm nào để tăng cường sức đề kháng cho con thì mẹ hãy tham khảo ngay những công dụng ưu việt của cốm NutriBaby Plus nhé. Bổ sung cho trẻ 1-4 gói NutriBaby Plus mỗi ngày (thích hợp với độ tuổi của trẻ theo hướng dẫn), bố mẹ sẽ yên tâm hơn về sức đề kháng của trẻ, nhất là mỗi khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi thời tiết đột ngột,...

Ho ở trẻ nhỏ: “Kẻ thù” quen mặt nhưng “đánh trăm trận” mẹ vẫn thua vì sao? - 4

NutriBaby Plus giúp tăng cường chức năng đường hô hấp, giảm triệu chứng viêm họng, ho rát họng, hay ốm vặt,...

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin,… NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho rát họng, hay ốm vặt,...

Không những vậy, thành phần các acid amin và chất xơ trong NutriBaby Plus còn mang đến tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ phát triển cơ thể khỏe mạnh. "Người bạn đồng hành" NutriBaby Plus sẽ giúp bố mẹ vơi đi những nỗi lo lắng trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, đặc biệt là với các bé đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh, trẻ biếng ăn, chậm lớn,... giúp trẻ phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời.

Để được tư vấn về tình trạng của bé nhà mình, bố mẹ hãy gọi tới tổng đài 1800 1006 (miễn cước gọi) để được giải đáp!

NutriBaby Plus đã được phân phối tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc!

>>> Xem chi tiết thành phần và công dụng của NutriBaby TẠI ĐÂY

>>> Xem điểm bán nhà thuốc tại: http://nutribaby.vn/diem-ban

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn: [Tên nguồn].